Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Danh mục | Thuốc tim mạch huyết áp |
Dạng bào chế | Viên nén bao phim |
Quy cách | Hộp 3 Vỉ x 10 Viên |
Thành phần | |
Nhà sản xuất | UNITED |
Nước sản xuất | Việt Nam |
Xuất xứ thương hiệu | Việt Nam |
Số đăng ký | VD-16168-11 |
Thuốc cần kê toa | Có |
Mô tả ngắn | Bisoloc™ của Công ty TNHH United International Pharma, thành phần chính là bisoprolol fumarate. Bisoloc™ có tác dụng điều trị tăng huyết áp và bệnh mạch vành (cơn đau thắt ngực); điều trị suy tim mạn ổn định từ vừa đến nặng cho bệnh nhân giảm chức năng tâm thu thất (phân suất tống máu ≤ 35%, dựa trên siêu âm tim) kết hợp với thuốc ức chế men chuyển, lợi tiểu và các glycoside trợ tim nếu cần. Bisoloc™ được bào chế dạng viên bao phim, đóng gói theo quy cách hộp 3 vỉ x 10 viên bao phim hoặc hộp 1 vỉ x 10 viên bao phim. |
Đối tượng sử dụng | Người cao tuổi |
Lưu ý | Sản phẩm này chỉ bán khi có chỉ định của bác sĩ, mọi thông tin trên Website chỉ mang tính chất tham khảo. |
Thuốc Bisoloc là gì?
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Thông tin thành phần | Hàm lượng |
---|---|
Bisoprolol | 5mg |
Bisoloc™ dùng trong các trường hợp:
Bisoprolol là thuốc ức chế chọn lọc trên thụ thể beta-1-adrenergic, không có hoạt tính ổn định màng và không có hoạt tính kích thích giao cảm nội tại. Bisoprolol ít có ái lực với thụ thể beta-2 trên cơ trơn phế quản và thành mạch cũng như lên sự chuyển hóa. Do đó, bisoprolol ít ảnh hưởng lên sức cản đường dẫn khí và ít có tác động chuyển hóa trung gian qua thụ thể beta-2.
Hấp thu
Bisoprolol được hấp thu và đạt sinh khả dụng khoảng 90% sau khi uống.
Phân bố
Bisoprolol liên kết với protein huyết tương khoảng 30%.
Chuyển hóa
Thuốc được chuyển hóa qua gan.
Thải trừ
Thời gian bán thải trong huyết tương từ 10 - 12 giờ, cho hiệu quả suốt 24 giờ sau khi uống 1 liều/ngày. Bisoprolol được bài tiết qua 2 đường, 50% thuốc chuyển hóa qua gan thành dạng không có hoạt tính và cuối cùng được thải qua thận, 50% còn lại được thải qua thận ở dạng không đổi. Vì sự đào thải xảy ra ở thận và gan ở cùng mức độ nên không cần điều chỉnh liều cho các bệnh nhân suy gan hoặc suy thận.
Nên dùng buổi sáng, có thể uống cùng với thức ăn. Nên uống nguyên viên với nước, không được nhai.
Điều trị tăng huyết áp hoặc bệnh mạch vành (cơn đau thắt ngực):
Điều trị suy tim mãn ổn định, bổ sung vào phần điều trị cơ bản:
Các điều kiện trước khi điều trị với bisoprolol: bệnh nhân bị suy tim mạn ổn định mà không bị suy tim cấp trong 6 tuần trước đó, không thay đổi phương thức điều trị cơ bản trong 2 tuần vừa qua, được điều trị với liều tối ưu với thuốc ức chế men chuyển (hoặc 1 thuốc giãn mạch khác trong trường hợp không dung nạp với thuốc ức chế men chuyển), thuốc lợi tiểu và glycoside trợ tim nếu cần.
Cảnh báo: Điều trị suy tim mạn ổn định với bisoprolol phải được khởi đầu bằng giai đoạn chỉnh liều tăng dần theo các bước như sau:
Sau khi khởi đầu điều trị với liều 1,25 mg, bệnh nhân cần được theo dõi trong khoảng 4 giờ (theo dõi chặt chẽ huyết áp, nhịp tim và các dấu hiệu của rối loạn dẫn truyền, các triệu chứng của suy tim nặng hơn).
Liều tối đa được đề nghị là 10 mg/ngày. Nếu cần, có thể giảm dần liều đang dùng. Có thể ngưng điều trị khi cần thiết và sử dụng lại khi thích hợp. Trong giai đoạn chỉnh liều, nếu có tình trạng suy tim nặng hơn hoặc không dung nạp thuốc, điều cần làm trước tiên là giảm liều bisoprolol hoặc ngưng dùng ngay nếu cần.
Nhìn chung, điều trị suy tim mạn ổn định với bisoprolol thường là điều trị lâu dài. Nếu bắt buộc phải ngưng thuốc, nên giảm dần còn nửa liều mỗi tuần.
Suy gan hoặc suy thận
Điều trị tăng huyết áp hoặc bệnh mạch vành:
Không cần điều chỉnh liều bisoprolol ở các bệnh nhân có rối loạn chức năng gan hoặc thận mức độ nhẹ hoặc trung bình. Ở các bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối (độ thanh thải creatinine < 20 ml/phút) và ở những bệnh nhân suy gan nặng, không nên dùng quá 10 mg bisoprolol/ngày.
Điều trị suy tim mạn ổn định:
Không có thông tin về dược động học của bisoprolol ở các bệnh nhân suy tim mạn kèm suy gan hay thận. Việc xác định liều cho các trường hợp này cần rất thận trọng.
Người già
Thường không cần điều chỉnh liều.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Các triệu chứng thường gặp nhất khi dùng quá liều các thuốc chẹn beta là chậm nhịp tim, hạ huyết áp, co thắt phế quản, suy tim cấp và hạ đường huyết.
Nhìn chung, khi xảy ra quá liều, nên ngưng dùng bisoprolol và bệnh nhân nên được điều trị hỗ trợ và điều trị triệu chứng. Các dữ liệu hạn chế cho thấy bisoprolol khó thẩm phân được.
Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.
Khi sử dụng Bisoloc™, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Thường gặp, ADR >1/100
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
Hiếm gặp, ADR < 1/1 000
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.
Bisoloc™ chống chỉ định trong các trường hợp:
Suy tim: Thuốc chẹn beta có thể dẫn đến suy giảm thêm co bóp cơ tim và thúc đẩy suy tim nặng hơn. Có thể dùng ở bệnh nhân suy tim sung huyết còn bù và chỉ dùng thêm vào khi đã có điều trị suy tim với các thuốc cơ bản dưới sự kiểm soát chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa.
Người bệnh không có tiền sử suy tim: Sự ức chế liên tục cơ tim của các thuốc chẹn beta có thể gây ra suy tim. Trong một số trường hợp có thể tiếp tục liệu pháp chẹn beta trong khi điều trị suy tim với các thuốc khác.
Ngừng điều trị đột ngột: Đau thắt ngực nặng thêm hay nhồi máu cơ tim, loạn nhịp thất ở người bệnh động mạch vành sau khi ngừng thuốc chẹn beta đột ngột.
Bệnh mạch ngoại biên: Các thuốc chẹn beta có thể làm giảm tuần hoàn ngoại biên và làm trầm trọng thêm các tình trạng này.
Bệnh co thắt phế quản: Dùng thận trọng bisoprolol ở người bệnh có bệnh co thắt phế quản. Phải dùng liều bisoprolol thấp nhất có thể được và phải có sẵn một thuốc chủ vận beta-2 (giãn phế quản).
Gây mê và đại phẫu thuật: Đặc biệt thận trọng khi dùng các thuốc gây mê làm suy giảm chức năng cơ tim như ether, cyclospropan, tricloroethylen.
Đái tháo đường và hạ glucose huyết: Cần phải cảnh báo người bệnh hay bị hạ glucose huyết hoặc người bệnh đang dùng insulin hoặc các thuốc hạ đường huyết uống về các khả năng che lấp các biểu hiện của hạ glucose huyết.
Nhiễm độc giáp: Sự chẹn beta-adrenergic có thể che lấp các dấu hiệu lâm sàng của cường giáp. Việc ngừng đột ngột liệu pháp chẹn beta có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của cường giáp hoặc có thể gây ra cơn bão giáp.
Suy giảm chức năng thận và gan: Cần hiệu chỉnh liều bisoprolol một cách cẩn thận đối với người suy thận hoặc suy gan.
Bisoprolol có thể làm tăng tính nhạy cảm với các dị ứng nguyên lẫn mức độ của các phản ứng phản vệ.
Không khuyến cáo dùng bisoprolol cho trẻ em vì chưa có kinh nghiệm trong việc sử dụng bisoprolol cho trẻ em.
Trong một nghiên cứu trên các bệnh nhân có bệnh mạch vành, bisoprolol không ảnh hưởng lên khả năng lái xe của bệnh nhân. Tuy nhiên, do phản ứng có thể xảy ra khác nhau ở mỗi cá thể nên khả năng lái xe và vận hành máy có thể bị ảnh hưởng. Cần lưu ý đến khả năng này, đặc biệt là khi bắt đầu điều trị, khi thay đổi liều cũng như khi có uống rượu.
Không nên dùng bisoprolol trong thai kỳ trừ khi có chỉ định rõ ràng. Nếu thấy việc điều trị cần thiết, cần theo dõi tình trạng tưới máu tử cung, nhau thai và sự phát triển của thai nhi. Trường hợp xảy ra tác hại cho mẹ hoặc thai nhi, cần xem xét thay đổi phương pháp điều trị. Trẻ sơ sinh cần được theo dõi kỹ. Các triệu chứng của giảm đường huyết và nhịp tim chậm thường xảy ra trong vòng 3 ngày đầu tiên.
Sự bài tiết của thuốc vào sữa mẹ chưa được biết. Do đó, không khuyến cáo dùng bisoprolol trong thời gian cho con bú.
Không được phối hợp bisoprolol với các thuốc chẹn beta khác.
Thuốc chẹn calci: Có thể làm giảm tính co thắt cơ tim và làm chậm dẫn truyền nhĩ thất và hạ huyết áp.
Clonidine: Làm tăng nguy cơ “tăng huyết áp hồi ứng” cũng như giảm nhịp tim và giảm dẫn truyền nhĩ thất nếu ngừng thuốc đột ngột.
Thuốc chống loạn nhịp tim nhóm 1 (như disopyramide, quinidine): Có thể làm tăng thời gian dẫn truyền nhĩ thất và giảm sức bóp cơ tim.
Thuốc chống loạn nhịp tim nhóm 3 (như amiodarone): Có thể làm tăng thời gian dẫn truyền nhĩ thất.
Thuốc kích thích phó giao cảm (tacrine): Dùng đồng thời có thể làm tăng thời gian dẫn truyền nhĩ thất và làm chậm nhịp tim.
Insulin và các thuốc điều trị đái tháo đường dạng uống: Tăng tác dụng hạ đường huyết.
Thuốc gây mê: Giảm bớt nhịp tim nhanh do phản xạ và tăng nguy cơ tụt huyết áp.
Thuốc digitalis glycoside: Làm giảm nhịp tim, tăng thời gian dẫn truyền nhĩ thất.
Thuốc kích thích giao cảm: Phối hợp với bisoprolol có thể làm giảm tác dụng của cả 2 loại thuốc.
Thuốc chống trầm cảm 3 vòng, barbiturate, phenothiazine và các thuốc điều trị tăng huyết áp khác: Làm tăng tác dụng hạ huyết áp của bisoprolol.
Mefloquine: Tăng nguy cơ chậm nhịp tim.
Rifampicin: Làm tăng sự thanh thải và chuyển hóa, dẫn đến rút ngắn thời gian bán thải của bisoprolol. Tuy vậy, thường không phải tăng liều.
Bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh sáng, ở nhiệt độ không quá 30°C.
Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.
Dược lực học là nghiên cứu các ảnh hưởng sinh hóa, sinh lý, và phân tử của thuốc trên cơ thể và liên quan đến thụ thể liên kết, hiệu ứng sau thụ thể, và tương tác hóa học. Dược lực học, với dược động học, giúp giải thích mối quan hệ giữa liều và đáp ứng, tức là các tác dụng của thuốc. Đáp ứng dược lý phụ thuộc vào sự liên kết của thuốc với đích tác dụng. Nồng độ thuốc ở vị trí thụ thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
Dược động học là những tác động của cơ thể đối với thuốc trong suốt quá trình thuốc đi vào, ở trong và đi ra khỏi cơ thể- bao gồm các quá trình hấp thụ, sinh khả dụng, phân bố, chuyển hóa, và thải trừ.
Tác dụng phụ là những triệu chứng không mong muốn xảy ra khi chúng ta uống thuốc. Các tác dụng phụ này có thể không nghiêm trọng, chẳng hạn chỉ gây đau đầu hoặc khô miệng. Nhưng cũng có những tác dụng phụ đe dọa tính mạng. Cẩn phòng tránh tác dụng phụ của thuốc như: Thông báo các loại thuốc đang sử dụng với bác sĩ, các bệnh lý nền hiện tại, các tương tác của thuốc đến thực phẩm hằng ngày. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc và nếu gặp tác dụng phụ cần báo ngay cho bác sĩ.
Sử dụng thuốc đúng cách là uống thuốc theo chỉ dẫn của dược sĩ, bác sĩ. Ngoài ra không dùng nước quả, nước khoáng hoặc các loại nước ngọt đóng hộp có gas để uống thuốc. Không dùng sữa để uống thuốc vì trong thành phần của sữa có chứa canxi. Không dùng cà phê hay nước chè để uống thuốc. Chỉ nên uống cùng nước lọc.
Có các dạng bào chế thuốc như
Theo thể chất:
Theo đường dùng:
Lọc theo:
Vi Trần
Chào bạn Pham Loan
Dạ sản phẩm có giá 57,000 ₫/Hộp
Dạ sẽ có tư vấn viên nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT bạn đã để lại ạ.
Thân mến!
Hữu ích
Giang
Hữu ích
Nguyễn Khánh Linh
Chào bạn Giang,
Dạ sản phẩm có giá 57,000 ₫/Hộp.
Dạ sẽ có tư vấn viên của Nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT bạn để lại ạ.
Thân mến!
Hữu ích
Toàn
Hữu ích
Nguyễn Tiến Bắc
Chào bạn Toàn,
Dạ sản phẩm có giá 19,000 ₫/vỉ.
Dạ sẽ có tư vấn viên nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT bạn đã để lại ạ.
Thân mến!
Hữu ích
Dâng
Hữu ích
Nguyễn Thị Ngọc Hân
Chào bạn Dâng,
Dạ sản phẩm có giá 57,000 ₫/ Hộp.
Dạ sẽ có tư vấn viên nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT bạn đã để lại ạ.
Thân mến!
Hữu ích
CHỊ DUNG
Hữu ích
HuuLT5
Hữu ích
pham loan
Hữu ích
Trả lời