Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Thuốc/
  3. Thuốc kháng sinh, kháng nấm/
  4. Thuốc kháng nấm
Thuốc Canditral 100mg Glenmark điều trị nấm Candida, lang beng, nấm móng, nấm chân tay (10 hộp nhỏ x 4 viên)
Thương hiệu: Glenmark

Thuốc Canditral 100mg Glenmark điều trị nấm Candida, lang beng, nấm móng, nấm chân tay (10 hộp nhỏ x 4 viên)

000414940 đánh giá0 bình luận

Danh mục

Thuốc kháng nấm

Dạng bào chế

Viên nang

Quy cách

Hộp 10 Hộp lẻ x 4 Viên

Thành phần

Nhà sản xuất

GLENMARK

Nước sản xuất

Ấn Độ

Xuất xứ thương hiệu

Ấn Độ

Số đăng ký

VN-18311-14

Thuốc cần kê toa

Mô tả ngắn

Thuốc Canditral là sản phẩm của Công ty Glenmark Pharmaceuticals Ltd., thành phần chính chứa Itraconazole, là thuốc dùng để điều trị nấm Candida, lang beng, nấm móng, nấm chân tay,...

Lưu ý

Sản phẩm này chỉ bán khi có chỉ định của bác sĩ, mọi thông tin trên Website chỉ mang tính chất tham khảo.
Sản phẩm cần tư vấn từ dược sỹ.
Sản phẩm cần tư vấn từ dược sỹ.

Thuốc Canditral 100mg là gì?

Kích thước chữ

  • Mặc định

  • Lớn hơn

Thành phần của Thuốc Canditral 100mg

Thông tin thành phần

Hàm lượng

Itraconazole

100mg

Công dụng của Thuốc Canditral 100mg

Chỉ định

  • Nấm Candida ở miệng- họng.
  • Nấm Candida âm hộ-âm đạo.
  • Lang ben.
  • Bệnh nấm da nhạy cảm với itraconazol (như bệnh do Trichophyton spp., Microsporum spp., Epidermophyton floccosum) thí dụ bệnh nấm da chân, da bẹn, da thân, da kẽ tay.
  • Bệnh nấm móng chân, tay (Tinea unguium).
  • Bệnh nấm Blastomyces phổi và ngoài phổi.
  • Bệnh nấm Histoplasma bao gồm bệnh mạn tính ở khoang phổi và bệnh nấm Histoplasma rải rác, không ở màng não.
  • Bệnh nấm Aspergillus phổi và ngoài phổi ở người bệnh không dung nạp hoặc kháng với amphotericin B.
  • Điều trị duy trì: Ở những người bệnh AIDS để phòng nhiễm nấm tiềm ẩn tái phát.
  • Đề phòng nhiễm nấm trong thời gian giảm bạch cầu trung tính kéo dài, mà cách điều trị thông thường tỏ ra không hiệu quả.

Dược lực học

CANDITRAL là một thuốc kháng nấm nhóm triazol. Cơ chế tác dụng của nó tương tự với các thuốc chống nấm nhóm imidazol (ví dụ ketoconazol), đó là ức chế tổng hợp ergosterol ở màng tế bào nấm do ức chế hệ thống cytochrom P450 của nấm. So với ketoconazol, Itraconazol có ái lực cao hơn đối với cytochrom P450 của nấm và yếu hơn đối với cytochrom P450 của động vật có vú.

Phổ kháng nấm: Các nghiên cứu trong ống nghiệm và trên cơ thể sống cho thấy itraconazol có phổ kháng nấm rộng hơn và mạnh hơn so với ketoconazol và fluconazol. Trong ống nghiệm, itraconazol đã cho thay tác dụng kháng các nấm sau:

  • Nấm da: Microsporum, Trichophyton và Epidermophyton species.
  • Nấm lưỡng hình: Blastomyces dermatitidis, Histoplasma capsulatum, Histoplasma duboisii, Paracoccidioides brasiliensis, Sporothrix schenkii.
  • Nấm men gây bệnh: Candida albicans va các chủng Candida khác, Cryptococcus neoformans
  • Nấm mốc: Aspergillusfumigatus, Aspergillusflavus.

Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) với Candida albicans, Cryptococcus neoformans và Aspergillus spp. tương ứng là từ 0,025-0,2; 0,025-0,05; và < 0,09-0,4 mcg/ml.

Dược động học

Hấp thu:

Itraconazol được hấp thu tốt khi uống ngay sau bữa ăn hoặc uống cùng thức ăn, do thức ăn làm tăng hấp thu. Khả dụng sinh học tương đối đường uống của viên nang với dung dịch uống là trên 70%. Độ hòa tan của itraconazol tăng lên trong môi tường acid. Nồng độ đỉnh huyết thanh đạt được 20 microgram/lít, 4-5 giờ sau khi uống một liều 100 mg lúc đói, tăng lên 180 microgram/lít khi uống cùng thức ăn.

Phân bố:

Trên 99% thuốc gắn với protein, chủ yếu với albumin, chỉ khoảng 0,2% thuốc ở dạng tự do. Thuốc hòa tan tốt trong lipid, nồng độ trong các mô cao hơn nhiều trong huyết thanh.

Chuyển hóa và thải trừ:

Itraconazol chuyển hóa trong gan thành nhiều chất rồi bài tiết qua mật hoặc nước tiểu. Một trong những chất chuyển hóa là hydroxyitraconazol có tác dụng chống nấm, và có nồng độ huyết thanh gấp đôi nồng độ của itraconazol ở trạng thái ổn định. 3-18% liều uống được bài tiết qua phân dưới dạng không biến đổi. Khoảng 40% liều được bài xuất ra nước tiểu dưới dạng hợp chất chuyển hóa không còn hoạt tính. Một lượng nhỏ thải trừ qua lớp sừng và tóc.

Itraconazol không được loại trừ bằng thẩm tách. Thời gian bán thải sau khi uống 1 liều 100 mg là 20 giờ, có thể dài hơn khi dùng liều cao hàng ngày.

Cách dùng Thuốc Canditral 100mg

Cách dùng

Thuốc dạng viên dùng đường uống. Uống trọn viên thuốc với một ly nước.

Liều dùng

Người lớn:

Điều trị ngắn ngày:

  • Nấm Candida âm hộ-âm đạo: 200mg, ngày uống 2 lần, chỉ uống 1 ngày hoặc 200mg, ngày uống 1 lần, uống trong 3 ngày.
  • Lang ben: 200mg, ngày uống 1 lần, uống trong 7 ngày.
  • Bệnh nấm da: 100mg, ngày uống 1 lần, uống trong 15 ngày. Nếu ở vùng sửng hóa cao, phải điều trị thêm 15 ngày với liều 100mg mỗi ngày.
  • Nấm Candida miệng-hầu: 100 mg, ngày uống 1 lần, uống trong 15 ngày. Người bệnh bị bệnh AIDS hoặc giảm bạch cầu trung tính: 200mg, ngày uống 1 lần, uống trong 15 ngày (vì thuốc được hấp thu kém ở nhóm này).

Điều trị dài ngày (nhiễm nấm toàn thân) phụ thuốc vào đáp ứng lâm sàng và nấm:

  • Bệnh nấm móng: 200mg, ngày uống 1 lần, trong 3 tháng.
  • Bệnh nấm Aspergillus: 200mg, ngày uống 1 lần, uống trong 2 đến 5 tháng. Có thể tăng liều: 200mg/lần, ngày uống 2 lần, nếu bệnh lan tỏa.
  • Bệnh nấm Candida: 100-200 mg, ngày uống 1 lần, uống trong 3 tuần đến 7 tháng. Có thể tăng liều: 200mg, ngày 2 lần, nếu bệnh lan tỏa.
  • Bệnh nấm Cryptococcus (không viêm màng não): 200mg/lần, ngày uống 1 lần, uống trong 2 tháng đến 1 năm.
  • Viêm màng não do nấm Cryptococcus: 200 mg/lần, ngày uống 2 lần. Điều trị duy trì: 200mg, ngày uống 1 lần.
  • Bệnh nấm Histoplasma và Blastomyces: 200mg/lần, ngày uống 1 lần hoặc 2 lần, uống trong 8 tháng.

Điều trị duy trì trong bệnh AIDS: 200mg/lần, ngày uống 1 lần.

Dự phòng trong bệnh giảm bạch cầu trung tính: 200mg/lần, ngày uống 1 lần.

Không cần thay đổi liều dùng ở bệnh nhân suy chức năng thận và ở người cao tuổi.

Làm gì khi dùng quá liều?

Không có thuốc giải độc đặc hiệu cho CANDITRAL. Trong trường hợp dùng quá liều, sử dụng các biện pháp hỗ trợ như rửa dạ dày hay dùng than hoạt.

Làm gì khi quên 1 liều?

Nếu quên một liều thuốc, cần dùng thuốc càng sớm càng tốt, nhưng hãy bỏ qua liều đã quên nếu gần đến giờ dùng liều tiếp theo, không dùng hai liều cùng một lúc.

Tác dụng phụ

Hầu hết các tác dụng không mong muốn là nhẹ và thoáng qua. Có thể xảy ra táo bón, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, đau vùng bụng, nhức đầu, các phản ứng dị ứng.

Lưu ý

Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.

Chống chỉ định

Chống chỉ định cho bệnh nhân quá mẫn cảm với Itraconazol hoặc với bất kỳ tá dược nào của thuốc.

Chống chỉ định dùng cùng Terfenadin với Itraconazol. Do sự giống nhau về mặt hóa học của Itraconazol và Ketoconazol, chống chỉ định dùng cùng Astemizol với Itraconazol.

Chống chỉ định dùng Itraconazol cùng Triazolam đang uống. Midazolam dạng uống và Cisaprid.

Không dùng Itraconazol cho phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ em.

Thận trọng khi sử dụng

Phải xét nghiệm định kỳ enzyme gan ở bệnh nhân có bất thường chức năng gan từ trước đó.

Khi phát hiện những dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng của bệnh gan có thể do Itraconazol, nên ngưng sử dụng CANDITRAL.

Ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe và vận hành máy móc

Cần thận trọng vì đôi khi có thể có nhức đầu.

Sử dụng thuốc cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai và cho con bú

Phụ nữ mang thai:

Chưa có nghiên cứu đầy đủ và được kiểm soát tốt về itraconazol ở phụ nữ mang thai. Bệnh nhân cần tham khảo ý kiến thầy thuốc nếu mang thai hoặc có khả năng mang thai trong thời gian điều trị.

Phụ nữ cho con bú:

Vì Itraconazol được bài tiết qua sữa mẹ, không dùng thuốc cho phụ nữ cho con bú.

Tương tác thuốc

Dùng đồng thời các thuốc gây cảm ứng enzym gan như rifampicin, rifabutin và phenytoin làm giảm nồng độ Itraconazol trong máu, do đó không nên dùng đồng thời các thuốc này.

Do Itraconazol ức chế enzym gan cytochrom P450 (đặc biệt loại 3A4), việc dùng đồng thời thuốc này với các thuốc được chuyển hóa chủ yếu bởi enzym kể trên có thể dẫn đến tăng nồng độ các thuốc này trong huyết tương và do đó có thể làm tăng hay kéo dài cả tác dụng điều trị và tác dụng không mong muốn của chúng.

Những tương tác thuốc sau đây đã được xác định:

  • Terfenadin, Astemizol, Cisaprid, Midazolam uống, Triazolam, các thuốc ức chế men reductase HMG-CoA như Lovastatin: Những thuốc này không nên dùng đồng thời với Itraconazol.
  • Cyclospotin, thuốc chống đông máu, methylprednisolon, busulphan, tacrolimus: Nếu cần thiết phải dùng đồng thời với Itraconazol, phải giảm liều của những thuốc này.

Bảo quản

Bảo quản ở nhiệt độ không quá 30°C, tránh ẩm và ánh sáng.

Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Câu hỏi thường gặp

  • Thuốc Canditral được chỉ định điều trị những bệnh gì?

  • Thuốc Canditral chứa thành phần gì?

  • Nên sử dụng Canditral như thế nào cho an toàn và hiệu quả?

  • Cơ chế tác động của Canditral là gì?

  • Cần thận trọng gì khi sử dụng Canditral?

Đánh giá sản phẩm

Hãy sử dụng sản phẩm và trở thành người đầu tiên đánh giá trải nghiệm nha.

Hỏi đáp (0 bình luận)

Lọc theo:

Mới nhất
Cũ nhất
Hữu ích nhất
  • CV

    CHỊ VÂN

    xin giá ạ
    7 tháng trước

    Hữu ích

    Trả lời
    • Mai Đoàn Anh ThưDược sĩ

      Chào CHỊ VÂN,

      Dạ sản phẩm có giá 286,000 ₫/hộp.

      Dạ sẽ có tư vấn viên nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT chị đã để lại ạ.

      Thân mến!

      7 tháng trước

      Hữu ích

      Trả lời