Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Thuốc/
  3. Mắt/
  4. Thuốc kháng khuẩn & khử trùng mắt
Thuốc mỡ tra mắt Chlorocina-H Quapharco điều trị viêm mí, viêm kết mạc (4g)
Thương hiệu: Quapharco

Thuốc mỡ tra mắt Chlorocina-H Quapharco điều trị viêm mí, viêm kết mạc (4g)

000286910 đánh giá0 bình luận

Danh mục

Thuốc kháng khuẩn & khử trùng mắt

Quy cách

Tuýp

Thành phần

Chloramphenicol, Hydrocortisone acetate, Tá dược vừa đủ

Xuất xứ thương hiệu

Việt Nam

Nhà sản xuất

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM QUẢNG BÌNH

Số đăng ký

VD-16577-12

Thuốc cần kê toa

Mô tả ngắn

Thuốc mỡ tra mắt Chlorocina-H là sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược phẩm Quảng Bình có thành phần chính là Chloramphenicol , Hydrocortison acetat dùng điều trị trong các trường hợp viêm mí, viêm kết mạc, củng mạc, viêm màng bồ đào, viêm mắt đồng cảm, viêm nội nhãn, viêm thần kinh thị giác, viêm sau chấn thương, sau khi mổ.

Nước sản xuất

Việt Nam

Lưu ý

Sản phẩm này chỉ bán khi có chỉ định của bác sĩ, mọi thông tin trên Website chỉ mang tính chất tham khảo.
Sản phẩm cần tư vấn từ dược sỹ.

Thuốc mỡ tra mắt Chlorocina-H là gì ?

Kích thước chữ

  • Mặc định

  • Lớn hơn

Thành phần của Thuốc mỡ tra mắt Chlorocina-H

Thông tin thành phần

Hàm lượng

Chloramphenicol

0.04g

Hydrocortisone acetate

0.03g

Tá dược vừa đủ

4g

Công dụng của Thuốc mỡ tra mắt Chlorocina-H

Chỉ định   

Thuốc mỡ tra mắt Chlorocina-H chỉ định điều trị trong các trường hợp viêm mí, viêm kết mạc, củng mạc, viêm màng bồ đào, viêm mắt đồng cảm, viêm nội nhãn, viêm thần kinh thị giác, viêm sau chấn thương, sau khi mổ.

Dược lực học

Cloramphenicol là kháng sinh có trọng lượng phân tử thấp, chủ yếu tan trong mỡ, tác dụng trên vi khuẩn gram dương, gram âm, xoắn khuẩn, salmonella, rickettsiae và chlamydiac (mắt hột).

Cơ chế tác dụng của cloramphenicol ức chế tổng hợp protein ở những vi khuẩn nhạy cảm bằng cách gắn vào tiểu thể 50S của ribosom.

Hydrocortison là corticoid tiết từ vỏ thượng thận, thuộc nhóm glucocorticoid có tác dụng chống viêm, chống dị ứng, chống ngứa và ức chế miễn dịch.

Dược động học

Thuốc mỡ tra mắt Chlorocina-H có tác dụng tại chỗ ở mắt. Sau khi tra, thuốc được hấp thu vào thủy dịch. Những nghiên cứu ở người bệnh đục thể thủy tinh cho thấy mức độ hấp thu thay đổi theo dạng thuốc và số lần dùng thuốc. Nồng độ thuốc trong thủy dịch cao nhất khi dùng thuốc mỡ tra mắt nhiều lần trong ngày.

Cách dùng Thuốc mỡ tra mắt Chlorocina-H

Cách dùng

Tra một dải thuốc mỡ (khoảng 0,5cm) vào mắt bị bệnh.

Liều dùng

Liều khuyến cáo: Ngày tra 3-4 lần.

Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Làm gì khi dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Làm gì khi quên 1 liều?

Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.

Tác dụng phụ

Các tác dụng không mong muốn (ADR) khi dùng Chlorocina-H mà bạn có thể gặp:

Những tác dụng không mong muốn của cloramphenicol có thể rất nghiêm trọng, do đó phải tránh việc điều trị kéo dài hoặc nhắc lại.

Thiếu máu bất sản là biến chứng nguy hiểm nhất do dùng cloramphenicol nhỏ mắt.

Mặc dù cloramphenicol ít hấp thu vào máu nhưng những bệnh nhân có tiền sử bản thân hay gia đình suy tuỷ thì không nên dùng.

Trong điều trị glucocorticoid dài ngày, ADR phổ biến nhất là trạng thái dạng Cushing và chứng loãng xương ở một mức độ nào đó.

Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, bệnh nhân cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Lưu ý

Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.

Chống chỉ định

Thuốc Chlorocina-H chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Dị ứng với các thành phần của thuốc.
  • Viêm giác mạc do herpes zoster, viêm gai giác mạc, viêm giác mạc có mủ tiền phòng, viêm móng mắt có mủ tiền phòng.
  • Bệnh mắt hột.
  • Lao mắt.
  • Loét giác mạc.

Thận trọng khi sử dụng

Cloramphenicol được dùng tại chỗ kết hợp với corticosteroid trong một số trường hợp nhiễm khuẩn mắt. Tuy vậy, phải cân nhắc lợi ích của liệu pháp kết hợp này với sự giảm sức đề kháng đối với nhiễm khuẩn, nấm hoặc virus, và sự làm mất những dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm khuẩn hoặc của phản ứng quá mẫn do corticosteroid.

Chú ý: Cloramphenicol dùng tại chỗ cũng có thể gây các phản ứng có hại nghiêm trọng do vậy cần tránh lạm dụng và tránh dùng dài ngày.

Không bao giờ được dùng glucocorticoid trong nhiễm khuẩn đang tiến triển, trừ trường hợp đã dùng thuốc chống nhiễm khuẩn trước đó. Mặt khác, vẫn có nguy cơ làm tăng nhiễm khuẩn do bị ức chế miễn dịch khi dùng glucocorticoid.

Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú

Không nên dùng cho trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai và cho con bú.

Ảnh hưởng của thuốc khi lái xe và vận hành máy móc

Có thể ảnh hưởng đến tầm nhìn trong quá trình lái xe và vận hành máy móc.

Tương tác thuốc

Tương tác thuốc có thể ảnh hưởng đến hoạt động của thuốc hoặc gây ra các tác dụng phụ. 

Bệnh nhân nên báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ danh sách những thuốc và các thực phẩm chức năng bạn đang sử dụng. Không nên dùng hay tăng giảm liều lượng của thuốc mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Bảo quản

Sau khi mở nắp, phải bảo quản thuốc cẩn thận, không để đầu tuýp bị dây bẩn. Khi tra thuốc, không để đầu tuýp chạm vào mí mắt. Tuýp thuốc đã mở nắp sử dụng sau 1 tháng nên bỏ đi.

Bảo quản: Để nơi khô ráo, tránh ánh sáng, nhiệt độ không quá 30 °C.

Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Câu hỏi thường gặp

  • Dược lực học là gì?

    Dược lực học là nghiên cứu các ảnh hưởng sinh hóa, sinh lý, và phân tử của thuốc trên cơ thể và liên quan đến thụ thể liên kết, hiệu ứng sau thụ thể, và tương tác hóa học. Dược lực học, với dược động học, giúp giải thích mối quan hệ giữa liều và đáp ứng, tức là các tác dụng của thuốc. Đáp ứng dược lý phụ thuộc vào sự liên kết của thuốc với đích tác dụng. Nồng độ thuốc ở vị trí thụ thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.

  • Dược động học là gì?

    Dược động học là những tác động của cơ thể đối với thuốc trong suốt quá trình thuốc đi vào, ở trong và đi ra khỏi cơ thể- bao gồm các quá trình hấp thụ, sinh khả dụng, phân bố, chuyển hóa, và thải trừ.

  • Tác dụng phụ của thuốc là gì? Cách phòng tránh tác dụng phụ của thuốc

    Tác dụng phụ là những triệu chứng không mong muốn xảy ra khi chúng ta uống thuốc. Các tác dụng phụ này có thể không nghiêm trọng, chẳng hạn chỉ gây đau đầu hoặc khô miệng. Nhưng cũng có những tác dụng phụ đe dọa tính mạng. Cẩn phòng tránh tác dụng phụ của thuốc như: Thông báo các loại thuốc đang sử dụng với bác sĩ, các bệnh lý nền hiện tại, các tương tác của thuốc đến thực phẩm hằng ngày. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc và nếu gặp tác dụng phụ cần báo ngay cho bác sĩ.

  • Sử dụng thuốc đúng cách như thế nào?

    Sử dụng thuốc đúng cách là uống thuốc theo chỉ dẫn của dược sĩ, bác sĩ. Ngoài ra không dùng nước quả, nước khoáng hoặc các loại nước ngọt đóng hộp có gas để uống thuốc. Không dùng sữa để uống thuốc vì trong thành phần của sữa có chứa canxi. Không dùng cà phê hay nước chè để uống thuốc. Chỉ nên uống cùng nước lọc.

  • Các dạng bào chế của thuốc?

    Có các dạng bào chế thuốc như
    Theo thể chất:

    • Các dạng thuốc thể rắn (thuốc bột, thuốc viên).
    • Các dạng thuốc thể mềm (thuốc cao, thuốc mỡ, gel).
    • Các dạng thuốc thể lỏng (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, xiro).

    Theo đường dùng:

    • Các dạng thuốc uống (viên, bột, dung dịch, nhũ dịch, hỗn dịch).
    • Các dạng thuốc tiêm (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, bột pha tiêm, dịch truyền).
    • Các dạng thuốc dùng ngoài (thuốc bôi trên da, thuốc nhỏ lên niêm mạc, thuốc súc miệng).
    • Các dạng thuốc đặt vào các hốc tự nhiên trên cơ thể (thuốc đặt hậu môn, thuốc trứng đặt âm đạo...).

Đánh giá sản phẩm

Hãy sử dụng sản phẩm và trở thành người đầu tiên đánh giá trải nghiệm nha.

Hỏi đáp (0 bình luận)

Lọc theo:

Mới nhất
Cũ nhất
Hữu ích nhất
  • CT

    chị Thanh

    dạ cho em hỏi sản phẩm còn hàng không ạ?
    7 ngày trước

    Hữu ích

    Trả lời
    • Nguyễn Tiến BắcQuản trị viên

      Chào chị Thanh,
      Dạ sản phẩm còn hàng trên hệ thống.
      Dạ sẽ có tư vấn viên nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT chị đã để lại ạ.
      Thân mến!

      7 ngày trước

      Hữu ích

      Trả lời
  • BH

    BẠN HĂNG

    cho em hỏi còn hàng k ạ
    1 tháng trước

    Hữu ích

    Trả lời
    • Nguyễn Thị Hồng NgọcQuản trị viên

      Chào bạn Hằng
      Dạ sản phẩm còn hàng trên hệ thống.
      Dạ sẽ có tư vấn viên nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT bạn đã để lại ạ.
      Thân mến!

      1 tháng trước

      Hữu ích

      Trả lời
  • C

    chị

    1 tuýp bao nhiu
    2 tháng trước

    Hữu ích

    Trả lời
    • Trần Thu PhươngQuản trị viên

      Chào chị,
      Dạ sản phẩm có giá 9,000 ₫/ tuýp.
      Dạ sẽ có tư vấn viên của Nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT chị để lại ạ.
      Thân mến!

      2 tháng trước

      Hữu ích

      Trả lời
  • AT

    Ánh tuyết

    Mình ở tp lạng sơn. Có cửa hàng nào còn thuốc ko ạ
    2 tháng trước

    Hữu ích

    Trả lời
    • Cao Thị Ngọc NhiQuản trị viên

      Chào bạn Ánh Tuyết,
      Dạ sản phẩm còn hàng trên hệ thống.
      Dạ sẽ có tư vấn viên nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT bạn đã để lại ạ.
      Thân mến!

      2 tháng trước

      Hữu ích

      Trả lời
  • TK

    Tran Khanh

    Thuốc này còn hàng ở khu vực Thủ Đức hay Hồ Chí Minh không ạ? Có thì cho m xin địa chỉ cửa hàng có hàng luôn ạ. Cảm ơn!
    4 tháng trước

    Hữu ích

    Trả lời
    • Lữ Thị Anh ThưQuản trị viên

      Chào bạn Tran Khanh,

      Dạ sản phẩm còn hàng trên hệ thống ạ.

      Dạ sẽ có tư vấn viên của Nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT bạn để lại ạ.

      Thân mến!

      4 tháng trước

      Hữu ích

      Trả lời
Xem thêm 5 bình luận