Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Thuốc/
  3. Hệ thần kinh trung ương/
  4. Thuốc chống co giật
Viên nén Levetral 500mg DaviPharm điều trị bệnh động kinh (6 vỉ x 10 viên)
Viên nén Levetral 500mg DaviPharm điều trị bệnh động kinh (6 vỉ x 10 viên)
Viên nén Levetral 500mg DaviPharm điều trị bệnh động kinh (6 vỉ x 10 viên)
Viên nén Levetral 500mg DaviPharm điều trị bệnh động kinh (6 vỉ x 10 viên)
Viên nén Levetral 500mg DaviPharm điều trị bệnh động kinh (6 vỉ x 10 viên)
Viên nén Levetral 500mg DaviPharm điều trị bệnh động kinh (6 vỉ x 10 viên)
Viên nén Levetral 500mg DaviPharm điều trị bệnh động kinh (6 vỉ x 10 viên)
Thương hiệu: Davipharm

Viên nén Levetral 500mg DaviPharm điều trị bệnh động kinh (6 vỉ x 10 viên)

000145620 đánh giá0 bình luận

Danh mục

Thuốc chống co giật

Dạng bào chế

Viên nén bao phim

Quy cách

Hộp 6 Vỉ x 10 Viên

Thành phần

Xuất xứ thương hiệu

Việt Nam

Nhà sản xuất

DAVI

Số đăng ký

VD-14032-11

Thuốc cần kê toa

Mô tả ngắn

Thuốc Levetral 500mg là sản phẩm của Dược phẩm Davipharm chứa hoạt chất Levetiracetam dùng trong điều trị động kinh.

Nước sản xuất

Việt Nam

Lưu ý

Sản phẩm này chỉ bán khi có chỉ định của bác sĩ, mọi thông tin trên Website chỉ mang tính chất tham khảo.
Sản phẩm cần tư vấn từ dược sỹ.

Viên nén Levetral 500mg là gì ?

Kích thước chữ

  • Mặc định

  • Lớn hơn

Thành phần của Viên nén Levetral 500mg

Thông tin thành phần

Hàm lượng

Levetiracetam

500mg

Công dụng của Viên nén Levetral 500mg

Chỉ định

Thuốc Levetral 500mg được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:

Đơn trị liệu trong động kinh khởi phát cục bộ có hoặc không có toàn thể hóa thứ phát ở bệnh nhân vừa mới chẩn đoán động kinh từ 16 tuổi trở lên. 

Điều trị kết hợp: 

  • Trong động kinh khởi phát cục bộ có hoặc không có cơn toàn thể hóa thứ phát ở người lớn và trẻ em từ 4 tuổi trở lên. 
  • Trong điều trị động kinh rung giật cơ ở người lớn và vị thành niên từ 12 tuổi (Juvenile Myoclonic Epilepsy). 
  • Trong điều trị động kinh co cứng co giật toàn thể tiên phát ở người lớn và trẻ từ 12 tuổi trở lên bị động kinh toàn thể tự phát.

Dược lực học

Levetiracetam là dẫn chất của pyrrolidon (đồng phân S của ethyl-2-oxo-1-pyrrolidin acetamid) và không có liên quan về mặt hóa học đối với các thuốc chống động kinh hiện hành. 

Cơ chế tác dụng của levetiracetam chưa được biết rõ nhưng có vẻ khác với các cơ chế tác dụng của những thuốc chống động kinh hiện hành. Các thử nghiệm in vitro và in vivo gợi ý rằng levetiracetam không làm thay đổi các đặc tính cơ bản của tế bào và sự dẫn truyền thần kinh bình thường.

Các nghiên cứu in vitro cho thấy levetiracetam tác động lên nồng độ cao trong tế bào thần kinh bằng cách ức chế một phần dòng Ca2+ loại N và bằng cách làm giảm sự phóng thích Ca2+ từ các nguồn dự trữ trong tế bào thần kinh.

Ngoài ra thuốc còn làm đảo ngược một phần sự giảm dòng GABA và glycin gây nên do cảm ứng với kẽm và carbolin.

Hơn nữa trong các nghiên cứu in vitro, levetiracetam cho thấy gắn kết với một vị trí đặc hiệu ở mô não của loài gặm nhấm. Vị trí gắn kết này là protein 2A ở túi synap, được cho là có liên quan đến sự vỡ túi và sự phóng thích các chất dẫn truyền thần kinh.

Levetiracetam và các chất đồng đẳng liên quan có ái lực nhất định để gắn kết với protein 2A ở nang synap, điều này tương ứng với hoạt tính bảo vệ chống co giật của thuốc trong nghiên cứu trên mô hình chuột bị động kinh dưới kích thích âm thanh.

Phát hiện này gợi ý rằng tương tác giữa levetiracetam và protein 2A ở túi synap có thể góp phần vào cơ chế tác dụng kháng động kinh của thuốc. 

Tác dụng

Levetiracetam tăng cường bảo vệ chống cơn co giật trong nhiều mô hình co giật cục bộ và toàn thể tiên phát trên động vật mà không có tác dụng tiền co giật. Chất chuyển hóa ban đầu không có hoạt tính. 

Ở người, việc thuốc có tác dụng trong cả động kinh cục bộ và toàn thể (cơn phóng lực dạng động kinh/đáp ứng kịch phát đối với kích thích ánh sáng) đã khẳng định được phổ rộng của đặc tính dược lý tiễn lâm sàng của thuốc.

Dược động học

Hấp thu

Levetiracetam được hấp thu nhanh sau khi dùng đường uống. Sinh khả dụng tuyệt đối đường uống đạt gần 100%. Nồng độ ổn định trong huyết tương đạt được 1,3 giờ sau khi uống.

Trạng thái ổn định đạt được sau 2 ngày với chế độ liều 2 lần/ngày. Các nồng độ đỉnh điển hình tương ứng là 31 và 43 g/mL sau đơn liều 1000 mg và sau liều lặp lại 1000 mg hai lần/ngày. Mức độ hấp thu không phụ thuộc vào liều và không bị ảnh hưởng bởi thức ăn. 

Phân bố

Chưa có dữ liệu phân bố trong mô ở người. Cả levetiracetam và chất chuyển hóa ban đầu của nó đều không gắn kết đáng kể với protein huyết tương (< 10%). Thể tích phân bố của levetiracetam là khoảng 0,5 đến 0,7L/kg, trị số này gần với thể tích nước toàn bộ cơ thể. 

Chuyển hóa

Ở người, levetiracetam hầu như ít chuyển hóa. Con đường chuyển hóa chủ yếu (24% của liều) là thủy phân nhóm acetamid bằng men. Các dạng đồng phân của men gan cytochrom P450 không tham gia vào quá trình tạo chất chuyển hóa ban đầu (ucb L057). Có thể đo lường được sự thủy phân nhóm acetamid ở nhiều mô bao gồm cả các tế bào máu. Chất chuyển hóa ucbL057 không có hoạt tính dược học.

Người ta cũng xác định được hai chất chuyển hóa ít. Một chất thu được bởi hydroxy hóa vòng pyrrolidon (1,6% của liều) và chất còn lại thu được bởi mở vòng pyrrolidon (0,9% của liều).

Các thành phần khác không xác định được chỉ chiếm 0,6% của liều.

Người ta không thấy có bằng chứng về sự chuyển đổi đối hình in vivo của levetiracetam và cả chất chuyển hóa ban đầu của nó. In vitro, levetiracetam và cả chất chuyển hóa ban đầu của nó được thấy là không ức chế các dạng đồng phân chính của men gan người cytochrom P450, glucuronyl transferase (UGT1A1 và UGT1A6) và các quá trình epoxid hydroxylase. Ngoài ra, levetiracetam không ảnh hưởng đến glucuronyl hóa acid valproic in vitro. 

Thải trừ

Thời gian bán hủy trong huyết tương ở người lớn là 7+1 giờ và không thay đổi theo liều, đường dùng hoặc dùng liều lặp lại. Độ thanh thải toàn thân trung bình là 0,96 mL/phút/kg. Đường thải trừ chính là qua đường tiểu, chiếm trung bình 95% của liều (khoảng 93% của liều được thải trừ trong vòng 48 giờ). Chỉ có 0,3% của liều thải trừ qua phân.

Trong 48 giờ đầu, lượng thải trừ tích lũy qua đường tiểu của levetiracetam và chất chuyển hóa ban đầu của nó tương ứng là 66% và 24% của liều. Độ thanh thải thận của levetiracetam và uch L057 tương ứng là 0,6 và 4,2 mL/phút/kg cho thấy rằng levetiracetam thải trừ qua lọc cầu thận với sự tái hấp thu kế đó ở ống thận và cho thấy chất chuyển hóa ban đầu cũng thải trừ qua bài tiết chủ động qua ống thận cùng với lọc cầu thận. Sự thải trừ levetiracetam có tương quan với độ thanh thải creatinin.

Cách dùng Viên nén Levetral 500mg

Cách dùng

Thuốc phải được uống cùng với một lượng đủ chất lỏng và có thể uống trong hoặc ngoài bữa ăn. Liều mỗi ngày được chia đều cho 2 lần uống. 

Liều dùng

Đơn trị liệu

Người lớn và vị thành niên từ 16 tuổi

  • Liều khởi đầu là 250 mg hai lần/ngày và tăng lên đến 500 mg hai lần/ngày sau 2 tuần. Liều này vẫn có thể tiếp tục tăng thêm 250 mg hai lần/ngày cho mỗi 2 tuần tuỳ thuộc vào đáp ứng lâm sàng. Liều tối đa là 1500 mg hai lần/ngày.

Điều trị kết hợp

Người lớn (18 tuổi) và vị thành niên (12 đến 17 tuổi) cân nặng 50 kg trở lên

  • Liều khởi đầu là 500 mg hai lần/ngày. Liều này có thể bắt đầu ngay từ ngày đầu tiên của điều trị.
  • Căn cứ trên đáp ứng lâm sàng và tính dung nạp thuốc thì có thể tăng liều lên tới 1500 hai lần/ngày. 
  • Điều chỉnh liều tăng lên hoặc giảm xuống 500 mg hai lần/ngày cho mỗi khoảng thời gian 2-4 tuần.

Người già (từ 65 tuổi trở lên)

  • Chỉnh liều ở người già dựa trên chức năng thận (xem mục bệnh nhân suy thận).

Trẻ em từ 4 - 11 tuổi và vị thành niên (12-17 tuổi) cân nặng ít hơn 50 kg

  • Liều điều trị ban đầu là 10 mg/kg hai lần/ngày.

  • Căn cứ trên đáp ứng lâm sàng và tính dung nạp thuốc thì có thể tăng liều lên tới 30mg hai lần/ngày. Điều chỉnh liều tăng lên hoặc giảm xuống không nên vượt quá 10mg hai lần/ngày cho mỗi 2 tuần. Thuốc được khuyến cáo nên sử dụng liều điều trị thấp nhất có thể.

Liều ở trẻ em từ 50 kg trở lên thì giống với liều của người lớn.

Liều khuyến cáo cho trẻ em và vị thành niên

Cân nặng

Liều khởi đầu 10 mg/kg

Hai lần/ngày

Liều tối đa 30 mg/kg

Hai lần/ngày

15 kg (1)

150 mg hai lần/ngày

450 mg hai lần/ngày

20 kg (1)

200 mg hai lần/ngày

600 mg hai lần/ngày

25 kg

250 mg hai lần/ngày

750 mg hai lần/ngày

Từ 50kg (2)

500 mg hai lần/ngày

1500mg hai lần/ngày

(1): Trẻ em từ 20 kg trở xuống nên bắt đầu điều trị bằng dung dịch uống levetiracetam 100 mg/ml.

(2): Liều ở trẻ em và vị thành niên từ 50 kg trở lên thì giống với liều của người lớn.

Trẻ dưới 4 tuổi

  • Không nên sử dụng levetiracetam cho trẻ dưới 4 tuổi do chưa có đủ dữ liệu chứng minh tính an toàn của thuốc và hiệu quả điều trị.

Bệnh nhân suy thận (người lớn và trẻ em trên 50 kg)

Liều hàng ngày được điều chỉnh dựa trên chức năng thận.

Nhóm

Độ thanh thải creatinin (mL/phút)

Liều lượng và tần suất

Bình thường

>80

500 – 1500 mg hai lần/ngày

Nhẹ 

50 – 79

500 – 1000 mg hai lần/ngày

Trung bình

30 – 49

250- 750 mg hai lần/ngày

Nặng

<30

250- 500 mg hai lần/ngày

Bệnh thận giai đoạn cuối phải thẩm phân (1)

 

500 – 1000 mg một lần /ngày (2)

(1): Liều tấn công khuyến cáo là 750 mg cho ngày đầu tiên điều trị với levetiracetam.

(2): Liều bổ sung khuyến cáo là 250 - 500 mg sau khi thẩm phân.

Ở trẻ em suy thận, phải điều chỉnh liều dùng dựa trên chức năng thận vì độ thanh thải levetiracetam liên quan đến chức năng thận. Khuyến cáo này dựa trên nghiên cứu ở bệnh nhân người lớn suy thận.

Bệnh nhân suy thận (trẻ em dưới 50 kg)

Liều hàng ngày được điều chỉnh dựa trên chức năng thận.

Nhóm

Độ thanh thải creatinin (mL/phút/ 1,73 m2)

Liều lượng và tần suất

Bình thường

>80

10 – 30 mg/kg hai lần/ngày

Nhẹ 

50 - 79

10 – 20 mg/kg hai lần/ngày

Trung bình

30 - 49

5 – 15 mg/kg hai lần/ngày

Nặng

<30

5 – 10 mg/kg hai lần/ngày

Bệnh thận giai đoạn cuối phải thẩm phân (1)

 

10 – 20 mg/kg hai lần/ngày (1),(2)

(1): Liều tấn công khuyến cáo là 15 mg/kg cho ngày đầu tiên điều trị với levetiracetam.

(2): Liều bổ sung khuyến cáo là 5-10 mg/kg sau khi thẩm phân.

Bệnh nhân suy gan

  • Không cần chỉnh liều đối với bệnh nhân suy gan từ mức độ nhẹ đến trung bình. Đối với bệnh nhân suy gan nặng thì độ thanh thải creatinin có thể không đánh giá hết được mức độ suy thận. Vì vậy nên giảm 50% liều duy trì hàng ngày khi độ thanh thải creatinin dưới 70 mL/phút.

Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Làm gì khi dùng quá liều?

Triệu chứng: Buồn ngủ, kích động, gây gổ, suy giảm ý thức, suy hô hấp và hôn mê.

Xử trí: Nếu quá liều cấp thì có thể rửa dạ dày hoặc tăng cường gây nên. Chưa có thuốc giải độc đặc hiệu đối với levetiracetam. Xử trí quá liều chủ yếu là điều trị triệu chứng và có thể thẩm tách. Hiệu quả thẩm tách là 60% đối với levetiracetam và 74% đối với chất chuyển hóa đầu tiên.

Làm gì khi quên 1 liều?

Dùng thuốc ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.

Tác dụng phụ

Khi sử dụng thuốc Levetral 500mg, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).

Tác dụng không mong muốn được báo cáo chủ yếu bao gồm buồn ngủ, suy nhược và choáng váng. Nghiên cứu trên bệnh nhân nhi khoa (4 - 16 tuổi) bị động kinh khởi phát cục bộ cho thấy các tác dụng không mong muốn thường gặp nhất là buồn ngủ, hành vi thù địch, sợ hãi, không ổn định về cảm xúc, kích động, chán ăn, suy nhược và đau đầu. 

Thường gặp: ADR>1/100

  • Các rối loạn hệ thần kinh: Buồn ngủ, mất trí nhớ, mất điều hòa, co giật, choáng váng, đau đầu, run, rối loạn thăng bằng, rối loạn tập trung, suy giảm trí nhớ, tê phần dưới cơ thể.

  • Các rối loạn tâm thần:  Kích động, trầm cảm, không ổn định tình cảm, hành vi thù địch, mất ngủ, sợ hãi, rối loạn tính cách, suy nghĩ không bình thường, hành vi không bình thường, giận dữ, lo âu, lẫn, ảo giác, rối loạn tâm thần, tự tử, cố gắng tự tử và có ý nghĩ tự tử. 

  • Các rối loạn tiêu hóa: Đau bụng, tiêu chảy, khó tiêu, buồn nôn, nôn, viêm tụy. 

  • Gan mật: Suy gan, viêm gan, bất thường trong thử nghiệm chức năng gan. 

  • Các rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng: Chán ăn, tăng cân, sụt cân. 

  • Các rối loạn về tai và mê đạo: Choáng váng. 

  • Các rối loạn mắt: Song thị, mờ mắt. 

  • Các rối loạn về cơ xương và mô liên kết: Đau cơ. 

  • Chấn thương, nhiễm độc và các biến chứng do thủ thuật: Chấn thương do tai nạn. 

  • Các nhiễm khuẩn và nhiễm ký sinh trùng: Nhiễm khuẩn, viêm mũi họng. 

  • Các rối loạn hô hấp, lồng ngực và trung thất: Ho nhiều. 

  • Các rối loạn da và dưới da: Nổi mấn, eczema, ngứa. 

  • Báo cáo sau lưu hành thuốc: Rụng tóc - lông. 

  • Các rối loạn máu và hệ lymphô: Giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu. Người ta cũng thấy có đi kèm với suy tủy trong một số trường hợp 

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Lưu ý

Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.

Chống chỉ định

Thuốc Levetral 500mg chống chỉ định trong các trường hợp:

  • Mẫn cảm với levetiracetam hoặc các dẫn chất của pyrolidon hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.

Thận trọng khi sử dụng

Thuốc chỉ được dùng cho người lớn và trẻ em trên 4 tuổi. Cần phải chỉnh liều đối với bệnh nhân suy thận.

Phản ứng khi ngưng thuốc: Giống như các thuốc kháng động kinh khác, levetiracetam cũng phải được ngưng thuốc dần dần để tránh nguy cơ gia tăng cơn động kinh trở lại (người lớn giảm 500 mg hai lần/ngày cho mỗi 2 - 4 tuần, trẻ em không nên giảm liều quá 10 mg/kg hai lần/ngày cho mỗi 2 tuần). Không được tự ý ngưng thuốc khi không có ý kiến của bác sĩ. Thông báo cho bác sĩ nếu có bất cứ triệu chứng ức chế và/ hoặc có ý định tự tử. 

Để xa tầm tay trẻ em.

Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Chưa có nghiên cứu đối với tác động của thuốc đối với lái xe và vận hành máy móc. Do tính nhạy cảm trên mỗi cá nhân có thể khác nhau nên một số bệnh nhân có thể buồn ngủ hoặc có các triệu chứng có liên quan đến hệ thần kinh trung ương, đặc biệt tại thời điểm bắt đầu trị liệu hoặc sau khi tăng liều. Vì vậy nên thận trọng đối với những bệnh nhân khi thực hiện những công việc đòi hỏi kỹ năng như lái xe hoặc vận hành máy móc.

Không nên lái xe hoặc vận hành máy móc cho đến khi biết chắc chắn rằng khả năng thực hiện không bị ảnh hưởng bởi thuốc. 

Thời kỳ mang thai 

Không nên sử dụng levetiracetam trong khi mang thai trừ phi thật cần thiết. Những nghiên cứu trên động vật cho thấy thuốc có gây độc tính sinh sản.

Những nguy cơ tiềm ẩn cho người chưa rõ ràng. Việc ngừng điều trị thuốc động kinh có thể làm tình trạng bệnh trầm trọng thêm và có thể gây hại đối với người mẹ và thai nhi. 

Thời kỳ cho con bú

Levetiracetam qua được sữa mẹ, vì vậy không nên cho con bú khi đang dùng thuốc. 

Tương tác thuốc

Không dùng thức ăn hoặc đồ uống có chứa ethanol trong khi điều trị với levetiracetam. Levetiracetam 1000 mg mỗi ngày không ảnh hưởng đến dược động học của các thuốc tránh thai đường uống (ethinyl estradiol và levonorgestrel) và không thay đổi các thông số nội tiết (LH và progesteron).

Levetiracetam 2000 mg mỗi ngày không ảnh hưởng đến được động học của digoxin, thuốc tránh thai đường uống, warfarin và thời gian thrombin không bị thay đổi.

Việc dùng chung các thuốc digoxin, thuốc tránh thai đường uống và warfarin không ảnh hưởng đến dược động học của levetiracetam. Các dữ liệu đã chỉ ra rằng evetiracetam không ảnh hưởng đến nồng độ trong huyết tương của các thuốc kháng động kinh khác (phenytoin, carbamazepin, acid valproic, phenobarbital, lamotrigin, gabapentin và primidon) và các thuốc kháng động kinh khác cũng không ảnh hưởng đến dược động học của levetiracetam.

Bảo quản

Nơi khô ráo, tránh ánh sáng, nhiệt độ không quá 30oC.

Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Câu hỏi thường gặp

  • Dược lực học là gì?

    Dược lực học là nghiên cứu các ảnh hưởng sinh hóa, sinh lý, và phân tử của thuốc trên cơ thể và liên quan đến thụ thể liên kết, hiệu ứng sau thụ thể, và tương tác hóa học. Dược lực học, với dược động học, giúp giải thích mối quan hệ giữa liều và đáp ứng, tức là các tác dụng của thuốc. Đáp ứng dược lý phụ thuộc vào sự liên kết của thuốc với đích tác dụng. Nồng độ thuốc ở vị trí thụ thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.

  • Dược động học là gì?

    Dược động học là những tác động của cơ thể đối với thuốc trong suốt quá trình thuốc đi vào, ở trong và đi ra khỏi cơ thể- bao gồm các quá trình hấp thụ, sinh khả dụng, phân bố, chuyển hóa, và thải trừ.

  • Tác dụng phụ của thuốc là gì? Cách phòng tránh tác dụng phụ của thuốc

    Tác dụng phụ là những triệu chứng không mong muốn xảy ra khi chúng ta uống thuốc. Các tác dụng phụ này có thể không nghiêm trọng, chẳng hạn chỉ gây đau đầu hoặc khô miệng. Nhưng cũng có những tác dụng phụ đe dọa tính mạng. Cẩn phòng tránh tác dụng phụ của thuốc như: Thông báo các loại thuốc đang sử dụng với bác sĩ, các bệnh lý nền hiện tại, các tương tác của thuốc đến thực phẩm hằng ngày. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc và nếu gặp tác dụng phụ cần báo ngay cho bác sĩ.

  • Sử dụng thuốc đúng cách như thế nào?

    Sử dụng thuốc đúng cách là uống thuốc theo chỉ dẫn của dược sĩ, bác sĩ. Ngoài ra không dùng nước quả, nước khoáng hoặc các loại nước ngọt đóng hộp có gas để uống thuốc. Không dùng sữa để uống thuốc vì trong thành phần của sữa có chứa canxi. Không dùng cà phê hay nước chè để uống thuốc. Chỉ nên uống cùng nước lọc.

  • Các dạng bào chế của thuốc?

    Có các dạng bào chế thuốc như
    Theo thể chất:

    • Các dạng thuốc thể rắn (thuốc bột, thuốc viên).
    • Các dạng thuốc thể mềm (thuốc cao, thuốc mỡ, gel).
    • Các dạng thuốc thể lỏng (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, xiro).

    Theo đường dùng:

    • Các dạng thuốc uống (viên, bột, dung dịch, nhũ dịch, hỗn dịch).
    • Các dạng thuốc tiêm (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, bột pha tiêm, dịch truyền).
    • Các dạng thuốc dùng ngoài (thuốc bôi trên da, thuốc nhỏ lên niêm mạc, thuốc súc miệng).
    • Các dạng thuốc đặt vào các hốc tự nhiên trên cơ thể (thuốc đặt hậu môn, thuốc trứng đặt âm đạo...).

Đánh giá sản phẩm

Hãy sử dụng sản phẩm và trở thành người đầu tiên đánh giá trải nghiệm nha.

Hỏi đáp (0 bình luận)

Lọc theo:

Mới nhất
Cũ nhất
Hữu ích nhất
  • TH

    Lê Thị Hương

    Nhà thuốc còn thuốc này k ah?
    8 ngày trước

    Hữu ích

    Trả lời
    • Nguyễn Thị Thuỳ LinhQuản trị viên

      Chào bạn Lê Thị Hương,

      Dạ bạn có thể tham khảo sản phẩm tương tự là Viên nén Levpiram 500mg Danapha điều trị động kinh khởi phát cục bộ (5 vỉ x 10 viên), có giá 379.000 đồng/hộp, xem thông tin tại link

      Dạ sẽ có tư vấn viên nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT bạn đã để lại ạ.

      Thân mến!

      8 ngày trước

      Hữu ích

      Trả lời
  • CT

    Chị Trang

    giá bao nhiêu mình còn thuốc k ạ
    2 tháng trước

    Hữu ích

    Trả lời
    • Hoàng Thanh TânQuản trị viên

      Chào chị Trang,

      Dạ bạn có thể tham khảo sản phẩm tương tự là Viên nén Levpiram 500mg Danapha điều trị động kinh khởi phát cục bộ (5 vỉ x 10 viên), có giá 379.000 đồng/hộp, xem thông tin tại link

      Dạ sẽ có tư vấn viên nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT chị đã để lại ạ.

      Thân mến!

      2 tháng trước

      Hữu ích

      Trả lời
  • MT

    Minh Tú

    dạ thuốc có sẵn không ạ
    3 tháng trước

    Hữu ích

    Trả lời
    • Cao Thị Ngọc NhiQuản trị viên

      Chào bạn Minh Tú,
      Dạ bạn có thể tham khảo sản phẩm tương tự là Viên nén Levpiram 500mg Danapha điều trị động kinh khởi phát cục bộ (5 vỉ x 10 viên), tham khảo thêm thông tin sản phẩm tại link.
      Dạ sẽ có tư vấn viên nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT bạn đã để lại ạ.
      Thân mến!

      3 tháng trước

      Hữu ích

      Trả lời
  • TM

    Nguyễn Hoàng Thảo My

    mình cần đặt loại này còng k shop
    5 tháng trước

    Hữu ích

    Trả lời
    • Trần Thu PhươngQuản trị viên

      Chào bạn Nguyễn Hoàng Thảo My,
      Dạ bạn có thể tham khảo sản phẩm tương tự là Thuốc Keppra 500mg GSK điều trị các cơn động kinh (6 vỉ x 10 viên), tham khảo thêm thông tin sản phẩm tại link.
      Dạ sẽ có tư vấn viên nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT bạn đã để lại ạ.
      Thân mến!

      5 tháng trước

      Hữu ích

      Trả lời
  • TT

    Nguyễn Thị Thảo

    Cho mình hỏi là thuốc này bên nhà thuốc mình còn không ạ?
    7 tháng trước

    Hữu ích

    Trả lời
    • Nguyễn Thị Thu TrangQuản trị viên

      Chào bạn Nguyễn Thị thảo, 

      Dạ sản phẩm còn hàng trên hệ thống ạ. Dạ sẽ có tư vấn viên nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT bạn đã để lại ạ. 

      Thân mến!

      7 tháng trước

      Hữu ích

      Trả lời
Xem thêm 5 bình luận