Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Thuốc/
  3. Tai & Miệng / Họng/
  4. Thuốc kháng khuẩn & khử trùng tai
Dung dịch nhỏ tai Metoxa Merap điều trị nhiễm trùng tai (10ml)
Thương hiệu: Merap

Dung dịch nhỏ tai Metoxa Merap điều trị nhiễm trùng tai (10ml)

005004540 đánh giá0 bình luận

Danh mục

Thuốc kháng khuẩn & khử trùng tai

Dạng bào chế

Dung dịch

Quy cách

Hộp

Thành phần

Xuất xứ thương hiệu

Việt Nam

Nhà sản xuất

Merap

Số đăng ký

VD-29380-18

Thuốc cần kê toa

Mô tả ngắn

Dung dịch nhỏ tai Metoxa là sản phẩm của Công ty Cổ phần Tập đoàn Merap chứa hoạt chất Rifamycin (dưới dạng Rifamycin natri) điều trị tại chỗ một số dạng tai chảy mủ có thông khí màng nhĩ, dẫn lưu hốc tai, viêm tai mạn tính không viêm xương kèm thủng màng nhĩ.

Nước sản xuất

Việt Nam

Lưu ý

Sản phẩm này chỉ bán khi có chỉ định của bác sĩ, mọi thông tin trên Website chỉ mang tính chất tham khảo.
Sản phẩm cần tư vấn từ dược sỹ.

Dung dịch nhỏ tai Metoxa là gì ?

Kích thước chữ

  • Mặc định

  • Lớn hơn

Thành phần của Dung dịch nhỏ tai Metoxa

Thông tin thành phần

Hàm lượng

Rifamycin

Công dụng của Dung dịch nhỏ tai Metoxa

Chỉ định

Dung dịch nhỏ tai Metoxa chỉ định điều trị tại chỗ các bệnh nhiễm trùng tai ở người lớn và trẻ em:

Điều trị tại chỗ một số dạng tai chảy mủ có:

  • Thông khí màng nhĩ.
  • Dẫn lưu hốc tai.
  • Viêm tai mạn tính không viêm xương kèm thủng màng nhĩ.

Lưu ý: Rifamycin không tác động lên Pseudomonas aeruginosa trên lâm sàng và các thí nghiệm vi sinh vật Loại vi khuẩn này chịu trách nhiệm cho ít nhất 30% trường hợp nhiễm khuẩn đối với các nhiễm khuẩn được chỉ định.

Ghi chú: Không có nghiên cứu sử dụng trong điều trị viêm tai ngoài được thực hiện.

Cần cân nhắc đến các khuyến cáo chính thức về sử dụng kháng sinh hợp lý.

Dược lực học

Nhóm dược lý trị liệu: Thuốc nhỏ tai, kháng khuẩn

Mã ATC: S02AA12

Các rifamycin là một nhóm kháng sinh có cấu trúc hóa học giống nhau, phân lập được từ các loài Streptomyces mediterranei.

Thuốc kháng khuẩn tại chỗ, tác động lên đa số các mầm bệnh Gram dương và Gram âm thường gặp trong các nhiễm trùng ở tai giữa.

Rifamycin ức chế hoạt tính enzym tổng hợp RNA phụ thuộc AND của vi khuẩn bằng cách hình thành một phức hợp bền vững thuốc – enzym gây ức chế sự tăng trường của vi khuẩn.

Các nồng độ quan trọng phân biệt chủng nhạy cảm cao với chùng nhạy cảm trung bình và chủng nhạy cảm trung bình với chủng kháng.

Staphylococcus spp.: Nồng độ nhạy cảm ≤ 0,5 mg/l và nồng độ kháng thuốc > 16 mg/l.

Các vi khuẩn khác: Nồng độ nhạy cảm ≤ 4 mg/l và nồng độ kháng thuốc > 16 mg/l.

Tỷ lệ đề kháng có thể khác nhau tùy thuộc vào vị trí địa lý và thời gian đổi với một số loài.

Do đó, cần thiết có những thông tin về tỉ lệ đề kháng tại địa phương, nhất là trong quá trình điều trị nhiễm khuẩn nặng. Những dữ liệu này có thể chỉ đưa ra định hướng về tính nhạy cảm của một chủng vi khuẩn với kháng sinh này Sự thay đỗi tỷ lệ kháng thuốc ở Pháp được biết đến ở một số loài vi khuẩn, nó được chỉ ra như sau:

Các loài nhạy cảm:

Vi khuẩn hiếu khí Gram dương: Bacillus anthracls, Listeria monocytogenes, Rhodococcus equi, Staphylococcus aureus nhạy cảm methicillin, Staphylococcus kháng methicillin, Staphylococcus coagulase âm tính, Streptococcus nhóm A, B, c, G, Streptococcus pneumoniae, Streptococcus viridans hoặc các vi khuẩn không thể phân nhóm .

Vi khuẩn hiếu khí Gram âm: Branhamella catarrhalis, Brucella, Haemophilus ducreyi, Haemophilus influenzae, Neisseria gonorrhoeae, Neisseria meningitidis, Pasteurella.

Vi khuẩn kỵ khí: Bacteroides, Clostridium difficile, Clostridium perfringens, Fusobacterium, Peptostreptococcus, Propionibacterium acnés.

Các loài khác: Chlamydia trachomatis, Chlamydia psittaci, Coxiella burnetii, Legionella, Mycobacterium africanum, Mycobacterium bovis, Mycobacterium bovis BCG, Mycobacterium kansasii, Mycobacterium tuberculosis.

Loài nhạy cảm vừa (nghiên cứu độ nhạy cảm trong in vitro): Enterococci.

Loài kháng: Enterobacteria, Pseudomonas, Mycobacteria không điển hình (trừ Mycobacterium kansaii), Staphylococcus kháng methicillin (2-30%), Staphylococcus coagulase âm tính (0-25%).

Dược động học

Nghiên cứu dược động học thuốc nhỏ tai Rifamycin không được tiến hành.

Cách dùng Dung dịch nhỏ tai Metoxa

Cách dùng

Làm ấm dung dịch nhỏ tai Metoxa về gần nhiệt độ cơ thể bằng cách giữ chai thuốc vài phút trong lòng bàn tay.

Tháo nắp đậy ống nhỏ giọt.

Nghiêng đầu qua phía tai không đau để tai đau hướng lên trên.

Nhỏ chính xác số giọt cần vào tai đau.

Kéo nhẹ nhiều lần trên vành tai đề thuốc chảy sâu vào ống tai.

Giữ nghiêng đầu trong khoảng 5 phút.

Khi nghiêng đầu trở lại, một ít thuốc có thể chảy ra, dùng giấy thấm lau khô.

Đậy nắp ống nhỏ giọt sau khi sử dụng.

Bỏ lọ thuốc sau khi hết thời gian điều trị, không giữ phần thuốc còn lại đề dùng cho lần điều trị sau.

Tránh để thuốc tiếp xúc với quần áo do có thể vấy màu vải.

Liều dùng

Người lớn: Nhỏ 5 giọt x 2 lần/ngày, buổi sảng và buổi tối.

Trẻ em: Nhỏ 3 giọt x 2 lần/ngày, buổi sáng và buổi tối.

Thời gian điều trị

Thời gian điều trị thường là 7 ngày.

Để có hiệu quả, thuốc nên được sử dụng đúng với liều lượng quy định và thời gian bác sĩ đã kê đơn.

Sự biến mất của các triệu chứng không có nghĩa là bạn đã hoàn toàn khỏi bệnh. Cảm giác mỏi mệt không phải do điều trị kháng sinh mà do bản thân bệnh nhiễm khuần. Giảm liều hoặc tạm ngưng điều trị sẽ không có tác dụng gì trên những cảm giác này và chỉ làm cho bệnh lâu hồi phục.

Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Làm gì khi dùng quá liều?

Chưa có thông tin quá liều cùa thuốc được ghi nhận. Tuy nhiên, với đường dùng nhỏ tai, quá liều thuốc nhỏ tai rifamycin là khó xảy ra.

Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Làm gì khi quên 1 liều?

Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.

Tác dụng phụ

Khi sử dụng dung dịch nhỏ tai Metoxa thường gặp các tác dụng không mong muốn (ADR) như: Thuốc làm tai có màu hồng (nhìn thấy trong quá trình soi tai).

Do công thức thuốc chứa Sulfit, nguy cơ gây phản ứng dị ứng bao gồm phản ứng phản vệ và co thắt phế quản.

Hướng dẫn cách xử trí ADR:

Thông báo cho thầy thuốc các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Lưu ý

Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.

Chống chỉ định

Dung dịch nhỏ tai Metoxa chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân có tiền sử dị ứng với rifamycin hoặc bất kỳ thành phần nào cùa thuốc.

Thận trọng khi sử dụng

Không tiêm, không được uống.

Sử dụng thuốc kháng sinh tại chỗ góp phần vào việc xuất hiện mẫn cảm với các hoạt chất này, có khả năng xuất hiện các phản ứng toàn thân.

Ngừng điều trị khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng của phát ban da hoặc bát kỳ dấu hiệu quá mẫn tại chỗ hay toàn thân và tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Không khuyến khích sử dụng đồng thời với các thuốc nhỏ tai khác.

Trong quá trình sử dụng, hạn chế tiếp xúc đầu nhỏ thuốc với lỗ tai hoặc ngón tay, để hạn chế nguy cơ gây nhiễm bẩn.

Nếu sau 10 ngày điều trị triệu chứng không giám bệnh nhân cần đi gặp bác sĩ để đánh giá lại các triệu chứng và có cách điều trị thích hợp.

Thuốc chứa nipagin có thể gây ra phản ứng dị ứng (phản ứng dị ứng muộn).

Ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe và vận hành máy móc

Chưa rõ ảnh hưởng của thuốc.

Sử dụng thuốc cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai và cho con bú

Phụ nữ mang thai:

Do lượng đi vào tuần hoàn chung không đáng kể và các dữ liệu lâm sàng bảo đảm đối với các chất nằm trong nhóm các kháng sinh rifamycin, có thể sử dụng rifamycin ở mọi thời kỳ trong quá trình mang thai.

Phụ nữ cho con bú:

Do lượng rifamycin đi vào sữa mẹ không đáng kể, có thể cho con bú khi dùng rifamycin đường nhỏ tai.

Tương tác thuốc

Chưa có nghiên cứu về tương tác thuốc nào được thực hiện.

Bảo quản

Để nơi mát, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30⁰C.

Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Dược sĩ Đại học Ngô Kim ThúyĐã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Câu hỏi thường gặp

  • Dược lực học là gì?

    Dược lực học là nghiên cứu các ảnh hưởng sinh hóa, sinh lý, và phân tử của thuốc trên cơ thể và liên quan đến thụ thể liên kết, hiệu ứng sau thụ thể, và tương tác hóa học. Dược lực học, với dược động học, giúp giải thích mối quan hệ giữa liều và đáp ứng, tức là các tác dụng của thuốc. Đáp ứng dược lý phụ thuộc vào sự liên kết của thuốc với đích tác dụng. Nồng độ thuốc ở vị trí thụ thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.

  • Dược động học là gì?

    Dược động học là những tác động của cơ thể đối với thuốc trong suốt quá trình thuốc đi vào, ở trong và đi ra khỏi cơ thể- bao gồm các quá trình hấp thụ, sinh khả dụng, phân bố, chuyển hóa, và thải trừ.

  • Tác dụng phụ của thuốc là gì? Cách phòng tránh tác dụng phụ của thuốc

    Tác dụng phụ là những triệu chứng không mong muốn xảy ra khi chúng ta uống thuốc. Các tác dụng phụ này có thể không nghiêm trọng, chẳng hạn chỉ gây đau đầu hoặc khô miệng. Nhưng cũng có những tác dụng phụ đe dọa tính mạng. Cẩn phòng tránh tác dụng phụ của thuốc như: Thông báo các loại thuốc đang sử dụng với bác sĩ, các bệnh lý nền hiện tại, các tương tác của thuốc đến thực phẩm hằng ngày. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc và nếu gặp tác dụng phụ cần báo ngay cho bác sĩ.

  • Sử dụng thuốc đúng cách như thế nào?

    Sử dụng thuốc đúng cách là uống thuốc theo chỉ dẫn của dược sĩ, bác sĩ. Ngoài ra không dùng nước quả, nước khoáng hoặc các loại nước ngọt đóng hộp có gas để uống thuốc. Không dùng sữa để uống thuốc vì trong thành phần của sữa có chứa canxi. Không dùng cà phê hay nước chè để uống thuốc. Chỉ nên uống cùng nước lọc.

  • Các dạng bào chế của thuốc?

    Có các dạng bào chế thuốc như
    Theo thể chất:

    • Các dạng thuốc thể rắn (thuốc bột, thuốc viên).
    • Các dạng thuốc thể mềm (thuốc cao, thuốc mỡ, gel).
    • Các dạng thuốc thể lỏng (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, xiro).

    Theo đường dùng:

    • Các dạng thuốc uống (viên, bột, dung dịch, nhũ dịch, hỗn dịch).
    • Các dạng thuốc tiêm (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, bột pha tiêm, dịch truyền).
    • Các dạng thuốc dùng ngoài (thuốc bôi trên da, thuốc nhỏ lên niêm mạc, thuốc súc miệng).
    • Các dạng thuốc đặt vào các hốc tự nhiên trên cơ thể (thuốc đặt hậu môn, thuốc trứng đặt âm đạo...).

Đánh giá sản phẩm

Hãy sử dụng sản phẩm và trở thành người đầu tiên đánh giá trải nghiệm nha.

Hỏi đáp (0 bình luận)

Lọc theo:

Mới nhất
Cũ nhất
Hữu ích nhất
  • AT

    Anh Thiết

    khu vực lào cai , còn hàng không ạ
    5 ngày trước

    Hữu ích

    Trả lời
    • Cao Thị Linh ChiQuản trị viên

      Chào Anh Thiết,

      Dạ sản phẩm còn hàng trên hệ thống ạ.

      Dạ sẽ có tư vấn viên nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT anh đã để lại ạ.

      Thân mến!

      5 ngày trước

      Hữu ích

      Trả lời