Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Thuốc/
  3. Hệ tiêu hóa & gan mật/
  4. Thuốc chống nôn
Thuốc SOS Vomit 8mg Ampharco phòng buồn nôn và nôn (3 vỉ x 10 viên)
Thuốc SOS Vomit 8mg Ampharco phòng buồn nôn và nôn (3 vỉ x 10 viên)
Thuốc SOS Vomit 8mg Ampharco phòng buồn nôn và nôn (3 vỉ x 10 viên)
Thuốc SOS Vomit 8mg Ampharco phòng buồn nôn và nôn (3 vỉ x 10 viên)
Thuốc SOS Vomit 8mg Ampharco phòng buồn nôn và nôn (3 vỉ x 10 viên)
Thương hiệu: Ampharco

Thuốc SOS Vomit 8mg Ampharco phòng buồn nôn và nôn (3 vỉ x 10 viên)

000183920 đánh giá0 bình luận

Danh mục

Thuốc chống nôn

Dạng bào chế

Viên nén

Quy cách

Hộp 3 vỉ x 10 viên

Thành phần

Chỉ định

Nôn/Buồn nôn

Chống chỉ định

Dị ứng thuốc

Xuất xứ thương hiệu

Việt Nam

Nhà sản xuất

AMPHARCO

Số đăng ký

VD-19316-13

Thuốc cần kê toa

Mô tả ngắn

Sos Vomit 8 Ampharco 3x10 - Bạc Hà là sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược phẩm Ampharco U.S.A, có thành phần chính là ondansetron. Thuốc được dùng để phòng buồn nôn và nôn do hóa trị liệu, chiếu xạ hoặc trước và sau phẫu thuật.

Sos Vomit 8 Ampharco bào chế dạng viên nén, quy cách đóng gói hộp 3 vỉ x 10 viên.

Nước sản xuất

Việt Nam

Lưu ý

Sản phẩm này chỉ bán khi có chỉ định của bác sĩ, mọi thông tin trên Website chỉ mang tính chất tham khảo.
Sản phẩm đang tạm hết hàng, dược sỹ sẽ liên hệ tư vấn.

Thuốc SOS Vomit 8mg là gì ?

Kích thước chữ

  • Mặc định

  • Lớn hơn

Thành phần của Thuốc SOS Vomit 8mg

Thông tin thành phần

Hàm lượng

Ondansetron

8mg

Công dụng của Thuốc SOS Vomit 8mg

Chỉ định

Thuốc Sos Vomit 8 Ampharco được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:

  • Phòng buồn nôn và nôn do hóa trị liệu (đặc biệt 14 cisplatin) khi người bệnh kháng lại hoặc có nhiều tác dụng phụ với liệu pháp chống nôn thông thường.
  • Phòng nôn và buồn nôn do chiếu xạ. 
  • Phòng buồn nôn, nôn trước và sau phẫu thuật.

Chú ý:

Nên kê đơn ondansetron cho những người bệnh trẻ (tuổi dưới 45), vì những người này có thể có những phản ứng ngoại tháp khi dùng liều cao metoclopramide và khi họ phải điều trị bằng hóa chất gây nôn mạnh.

Thuốc này vẫn được dùng cho người cao tuổi.

Không nên kê đơn ondansetron cho những trường hợp điều trị bằng các hóa chất có khả năng gây nôn thấp (như bleomycin, busulfan, cyclophosphamide liều dưới 1000 mg, etoposid, 5 - fluorouracil, vinblastine, vincristin).

Dược lực học

Ondansetron là chất đối kháng thụ thể 5 – HT3; có chọn lọc cao. Cơ chế tác dụng chính xác của thuốc trong việc kiểm soát nôn chưa được biết rõ.

Hóa trị liệu và xạ trị có thể gây giải phóng 5HT ở ruột non và phản xạ nôn bằng cách hoạt hóa dây thần kinh phế vị thông qua thụ thể 5HT3. Ondansetron ức chế khởi đầu phản xạ này. Hoạt hóa dây thần kinh phế vị cũng có thể gây giải phóng 5HT trong vùng postrema ở trên sàn não thất IV và làm thúc đẩy nôn qua cơ chế trung tâm.

Như vậy, tác dụng của ondansetron trong điều trị buồn nôn và nôn do hóa trị liệu hoặc xạ trị có thể do đối kháng các thụ thể 5HT3 trên dây thần kinh ở cả ngoại vi và hệ thần kinh trung ương.

Các cơ chế chống buồn nôn và nôn sau phẫu thuật chưa được biết rõ, nhưng có lẽ cũng theo cơ chế chống nôn và buồn nôn do nhiễm độc tế bào.

Thuốc không phải là chất ức chế thụ thể dopamin, nên không có tác dụng phụ ngoại tháp.

Dược động học

Hấp thu

Ondansetron hấp thu tốt qua đường tiêu hóa, sinh khả dụng của thuốc khoảng 60%. 

Phân bố

Thể tích phân bố là 1,9 ± 0,5 lít/kg; độ thanh thải huyết tương là 0,35 ± 0,16 lít/giờ/kg ở người lớn và có thể cao hơn ở trẻ em. Thanh thải huyết tương trung bình giảm ở người suy gan nặng (tới 5 lần) và ở người suy gan trung bình hoặc nhẹ (2 lần). 

Thuốc liên kết với protein huyết tương khoảng 75%.

Chuyển hóa

Thuốc chuyển hóa thành chất liên hợp glucuronid và sulfat rồi bài tiết chủ yếu dưới dạng chuyển hóa qua phân và nước tiểu; khoảng dưới 10% bài tiết ở dạng không đổi. 

Thải trừ

Thời gian bán thải của ondansetron khoảng 3 - 4 giờ ở người bình thường và tăng lên ở người suy gan và người cao tuổi (đến 9,2 giờ khi có suy gan nhẹ hoặc trung bình và kéo dài đến khoảng 20 giờ ở người suy gan nặng).

Cách dùng Thuốc SOS Vomit 8mg

Cách dùng

Dùng đường uống, uống cùng với nước.

Liều dùng

Phòng buồn nôn, nôn do hóa trị liệu hoặc xạ trị

Người lớn

Khả năng gây nôn của các hóa trị liệu thay đổi theo từng loại hóa chất và phụ thuộc vào liều, vào sự phối hợp điều trị và độ nhạy cảm của từng người bệnh. Do vậy, liều dùng của ondansetron tùy theo từng cá thể, từ 8 - 32 mg/24 giờ tiêm tĩnh mạch hoặc uống.

Liều thông thường: 8 mg (1 viên Sos Vomit 8) uống 1 - 2 giờ trước khi dùng hóa chất hoặc xạ trị, sau đó, cứ 12 giờ uống tiếp 8 mg. Để phòng nôn muộn hoặc kéo dài sau 24 giờ, có thể tiếp tục uống 8 mg, ngay 2 lần cách nhau 4 giờ, cho tới 5 ngày sau 1 đợt điều trị.

Trẻ em

Từ 4 - 12 tuổi: Nên khởi đầu bằng ondansetron tiêm tĩnh mạch với liều 5 mg/m2 diện tích cơ thể (hoặc 0,15 mg/kg), tiêm tĩnh mạch ngay trước khi điều trị hóa chất. Sau đó, cứ 12 giờ cho uống 4 mg (1 viên SOSVOMIT4), trong tối đa 5 ngày.

Hiện có ít thông tin về liều lượng đối với trẻ 3 tuổi trở xuống.

Phòng buồn nôn, nôn sau phẫu thuật

Người lớn

16 mg ondansetron (2 viên Sos Vomit 8), cho uống một giờ trước khi gây mê.

Trẻ em 

Chưa có kinh nghiệm sử dụng ondansetron dạng uống trong phòng buôn nôn và nôn sau phẫu thuật ở các bệnh nhi.

Người bệnh suy gan

Liều tối đa 8 mg/ngày cho người xơ gan và bệnh gan nặng.

Người cao tuổi

Liều lượng không thay đổi, giống như người lớn.

Người suy thận

Chưa có nghiên cứu đặc biệt.

Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Làm gì khi dùng quá liều?

Không có thuốc điều trị đặc hiệu khi dùng quá liều ondansetron. Bệnh nhân cần được theo dõi và điều trị hỗ trợ.

Liều tiêm tĩnh mạch tới 145 mg và tổng liều tiêm tĩnh mạch một ngày cao tới 252 mg do bất cẩn mà không gây tai biến gì. Liều này cao hơn 10 lần liều khuyến cáo hàng ngày. Giảm huyết áp (và ngất đi) đã xảy ra ở 1 người uống 48 mg ondansetron. Tai biến này đã hết hoàn toàn.

Làm gì khi quên 1 liều?

Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ

Khi sử dụng thuốc Sos Vomit 8 Ampharco, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).

Thường gặp, ADR > 1/100

  • Toàn thân: Đau đầu, sốt, an thần.

  • Tiêu hóa: Táo bón, tiêu chảy. 

Ít gặp, 1/100 < ADR < 1/1000

  • Toàn thân: Chóng mặt, co cứng bụng.

  • Tiêu hóa: Khô miệng. 

Hiếm gặp, 1/10000 < ADR < 1/1000

  • Dị ứng: Quá mẫn, sốc phản vệ, nhịp tim nhanh, loạn nhịp.

  • Tim mạch: Hạ huyết áp.

  • Huyết học: Xuất huyết, giảm kali huyết.

  • Toàn thân: Đau đầu nhẹ, cơn động kinh.

  • Da: Nổi ban, ban. 

  • Gan: Tăng nhất thời aminotransferase và bilirubin trong huyết thanh.

  • Hô hấp: Co thắt phế quản, thở ngắn, thở khò khè. 

  • Phản ứng khác: Đau ngực, nấc.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Lưu ý

Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.

Chống chỉ định

Thuốc Sos Vomit 8 Ampharco chống chỉ định trong các trường quá mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Thận trọng khi sử dụng

Nên dùng ondansetron với mục đích dự phòng, không dùng với mục đích điều trị, vì thuốc này chỉ dùng để phòng nôn và buôn nôn chứ không dùng chữa nôn.

Chỉ nên dùng ondansetron trong 24 - 48 giờ đầu khi điều trị bằng hóa chất.

Trẻ em dùng ondansetron cùng với các tác nhân hóa trị gây độc trên gan, cần được theo dõi cẩn thận sự suy giảm chức năng gan.

Phải dùng thận trọng trong trường hợp nghi có tắc ruột và cho người cao tuổi bị suy giảm chức năng gan.

Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Chưa có báo cáo.

Thời kỳ mang thai 

Chưa có thông tin thuốc có qua nhau thai hay không, do đó phụ nữ có thai chỉ nên dùng thuốc này khi thật sự cần thiết.

Thời kỳ cho con bú

Chưa có thông tin. Cần thận trọng khi dùng thuốc cho người mẹ đang cho con bú.

Tương tác thuốc

Ondansetron được chuyển hóa nhờ hệ men cytocrom P450 ở gan. Do đó, chuyển hóa của ondansetron có thể bị thay đổi khi sử dụng đồng thời với các chất ức chế hoặc cảm ứng cytocrom P450 như: 

Cimetidin, allopurinol, disulfiram: Khi dùng chung có thể làm tăng độc tính của ondansetron. 

Barbiturat, carbamazepin, rifampin, phenytoin, phenylbutazon: Khi dùng chung có thể làm giảm tác dụng của ondansetron.

Bảo quản

Bảo quản ở nhiệt độ dưới 30°C. Tránh ánh sáng trực tiếp và nơi ẩm ướt.

Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Câu hỏi thường gặp

  • Dược lực học là gì?

    Dược lực học là nghiên cứu các ảnh hưởng sinh hóa, sinh lý, và phân tử của thuốc trên cơ thể và liên quan đến thụ thể liên kết, hiệu ứng sau thụ thể, và tương tác hóa học. Dược lực học, với dược động học, giúp giải thích mối quan hệ giữa liều và đáp ứng, tức là các tác dụng của thuốc. Đáp ứng dược lý phụ thuộc vào sự liên kết của thuốc với đích tác dụng. Nồng độ thuốc ở vị trí thụ thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.

  • Dược động học là gì?

    Dược động học là những tác động của cơ thể đối với thuốc trong suốt quá trình thuốc đi vào, ở trong và đi ra khỏi cơ thể- bao gồm các quá trình hấp thụ, sinh khả dụng, phân bố, chuyển hóa, và thải trừ.

  • Tác dụng phụ của thuốc là gì? Cách phòng tránh tác dụng phụ của thuốc

    Tác dụng phụ là những triệu chứng không mong muốn xảy ra khi chúng ta uống thuốc. Các tác dụng phụ này có thể không nghiêm trọng, chẳng hạn chỉ gây đau đầu hoặc khô miệng. Nhưng cũng có những tác dụng phụ đe dọa tính mạng. Cẩn phòng tránh tác dụng phụ của thuốc như: Thông báo các loại thuốc đang sử dụng với bác sĩ, các bệnh lý nền hiện tại, các tương tác của thuốc đến thực phẩm hằng ngày. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc và nếu gặp tác dụng phụ cần báo ngay cho bác sĩ.

  • Sử dụng thuốc đúng cách như thế nào?

    Sử dụng thuốc đúng cách là uống thuốc theo chỉ dẫn của dược sĩ, bác sĩ. Ngoài ra không dùng nước quả, nước khoáng hoặc các loại nước ngọt đóng hộp có gas để uống thuốc. Không dùng sữa để uống thuốc vì trong thành phần của sữa có chứa canxi. Không dùng cà phê hay nước chè để uống thuốc. Chỉ nên uống cùng nước lọc.

  • Các dạng bào chế của thuốc?

    Có các dạng bào chế thuốc như
    Theo thể chất:

    • Các dạng thuốc thể rắn (thuốc bột, thuốc viên).
    • Các dạng thuốc thể mềm (thuốc cao, thuốc mỡ, gel).
    • Các dạng thuốc thể lỏng (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, xiro).

    Theo đường dùng:

    • Các dạng thuốc uống (viên, bột, dung dịch, nhũ dịch, hỗn dịch).
    • Các dạng thuốc tiêm (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, bột pha tiêm, dịch truyền).
    • Các dạng thuốc dùng ngoài (thuốc bôi trên da, thuốc nhỏ lên niêm mạc, thuốc súc miệng).
    • Các dạng thuốc đặt vào các hốc tự nhiên trên cơ thể (thuốc đặt hậu môn, thuốc trứng đặt âm đạo...).

Đánh giá sản phẩm

Hãy sử dụng sản phẩm và trở thành người đầu tiên đánh giá trải nghiệm nha.

Hỏi đáp (0 bình luận)