Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tên thuốc gốc (Hoạt chất)
Ondansetron
Loại thuốc
Thuốc chống nôn, đối kháng thụ thể 5-HT3.
Dạng thuốc và hàm lượng
Thuốc Ondansetron chỉ định trong các trường hợp sau:
Chú ý: Nên kê đơn Ondansetron cho những người bệnh trẻ (tuổi dưới 45), vì những người này dễ có thể có những phản ứng ngoại tháp khi dùng liều cao metoclopramid và khi họ phải điều trị bằng các hóa chất gây nôn mạnh. Thuốc này vẫn được dùng cho người cao tuổi.
Không nên kê đơn Ondansetron cho những trường hợp điều trị bằng các hóa chất có khả năng gây nôn thấp (như bleomycin, busulfan, cyclophosphamid liều dưới 1000 mg, etoposid, 5-fluorouracil, vinblastin, vincristin).
Ondansetron là chất đối kháng chọn lọc thụ thể 5-HT3 (thụ thể serotonin nhóm 3), có tác dụng chống nôn. Thuốc có tác dụng cả ở ngoại vi, trên đầu mút thần kinh phế vị và cả ở trung tâm, trong vùng kích thích thụ thể hóa học.
Hóa trị liệu và xạ trị có thể gây giải phóng serotonin (5-HT) ở ruột non và gây phản xạ nôn bằng cách hoạt hóa dây thần kinh phế vị thông qua thụ thể 5-HT3. Ondansetron ức chế thụ thể này dẫn tới ức chế sự khởi đầu phản xạ nôn.
Tương tự như vậy: Hoạt hóa dây thần kinh phế vị cũng có thể gây giải phóng 5-HT trong vùng kích thích thụ thể hóa học ở sàn não thất IV và gây nôn qua cơ chế trung tâm nên phản xạ này cũng bị Ondansetron ức chế do tác dụng ức chế thụ thể ở sàn não thất IV.
Các cơ chế chống buồn nôn và nôn sau phẫu thuật chưa được biết rõ, nhưng có lẽ cũng theo cơ chế chống nôn và buồn nôn do nhiễm độc tế bào.
Ondansetron không phải là chất ức chế thụ thể dopamin, nên không có tác dụng phụ ngoại tháp.
Thuốc được hấp thu tốt qua đường tiêu hóa và sinh khả dụng đường uống khoảng 56-71%, đường trực tràng 58-74%. Thuốc bắt đầu có tác dụng sau khi uống khoảng 30 phút.
Thể tích phân bố ở người lớn là 2,2-2,5 lít/kg, ở trẻ em là 1,7-3,7 lít/kg; 70-75% lượng thuốc trong huyết tương liên kết với protein.
Thuốc được chuyển hóa chủ yếu ở gan dưới tác dụng của isoenzym cytochrom P450 mà chủ yếu là CYP3A4, ngoài ra còn có CYP1A2 và CYP2D6. Phản ứng chủ yếu là hydroxyl hóa rồi liên hợp glucuronid hoặc sulfat, và có thể khử methyl hóa.
Thuốc được thải trừ chủ yếu (44-60%) dưới dạng chuyển hóa qua nước tiểu, khoảng 25% qua phân; khoảng 5% bài tiết ở dạng không đổi. Độ thanh thải huyết tương là 0,35 ± 0,16 lít/giờ/kg ở người lớn và có thể cao hơn ở trẻ em.
Thanh thải toàn thân giảm ở người suy gan nặng (từ 2-3 lần) và ở người suy thận nặng (2 lần).
Thời gian bán thải của Ondansetron khoảng 2-7 giờ ở trẻ dưới 15 tuổi, 3-6 giờ ở người bình thường và tăng lên ở người suy gan và người cao tuổi (đến 12 giờ khi có suy gan nhẹ hoặc trung bình và kéo dài đến khoảng 20 giờ ở người suy gan nặng).
Các tác nhân gây cảm ứng hoặc ức chế hệ enzym CYP3A4, CYP2D6, và CYP1A2 (như cyproteron, deferasirox, peginterferon alfa-2b, barbiturat, carbamazepin, dẫn chất rifampin, phenytoin, phenylbutazon, hoặc cimetidin, alopurinol, disulfiram, alfuzosin, artemether, ciprofloxacin…) có thể làm thay đổi hệ số thanh thải và thời gian bán thải của Ondansetron.
Ondansetron cũng có thể gây tăng nồng độ/tác dụng của các thuốc: Apomorphin, dronedaron, pimozid, các chất làm kéo dài QT, quinin, tetrebenazin, thioridazin, toremifen, vandetanib, vemurafenib, ziprasidon.
Cần thận trọng khi dùng cùng các thuốc cũng gây kéo dài QT hoặc các thuốc gây độc cho tim như các anthracyclin.
Không tương thích trên nhánh kia của dây truyền với: Acyclovir natri, natri allopurinol, aminophylline, amphotericin B, phức hợp cholesteryl sulfat amphotericin B, ampicillin natri, ampicillin natri – sulbactam natri, amsacrine, cefepime HCl, furosemide, ganciclovir natri, lorazepam, methylprednisolone natri succinat, micafungin natri, dinatri pemetrexed, piperacillin natri, sargramostim, natri bicacbonat.
Thuốc Ondansetron chống chỉ định trong các trường hợp sau:
Người lớn và trẻ em
Phòng nôn do hóa trị liệu hoặc xạ trị:
Khả năng gây nôn của các hóa trị liệu thay đổi theo từng loại hóa chất và phụ thuộc vào liều, vào sự phối hợp điều trị và độ nhạy cảm của từng người bệnh. Do vậy, liều dùng của ondansetron tùy theo từng cá thể, từ 8 - 32 mg/24 giờ, tiêm tĩnh mạch hoặc uống.
Không tiêm tĩnh mạch liều duy nhất trên 16 mg.
Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên:
Có thể tiêm tĩnh mạch các liều như sau: 0,15 mg/kg x 3 lần/ngày. Tiêm trước khi bắt đầu điều trị 30 phút; hoặc 0,45 mg/kg, 1 lần/ngày (tối đa không quá 16 mg/lần). Trường hợp điều trị hóa trị liệu gây nôn nhiều (thí dụ cisplatin liều cao) 1 lần/ ngày: Uống 24 mg trước khi bắt đầu trị liệu 30 phút.
Trẻ em 4 - 11 tuổi (không dùng thuốc tiêm trộn sẵn cho trẻ em):
Cũng có thể truyền tĩnh mạch (trong vòng ít nhất 15 phút) 5 mg/m2 (tối đa 8 mg/lần) ngay trước khi điều trị, sau đó dùng thuốc uống (bắt đầu uống sau khi truyền 12 giờ, 4 mg/lần, cách nhau 12 giờ, tối đa 32 mg/ngày, kéo dài tối đa 5 ngày), hoặc 0,15 mg/kg ngay trước khi điều trị (tối đa 8 mg/lần); nhắc lại sau 4 và 8 giờ, sau đó dùng thuốc uống (bắt đầu uống sau khi truyền 12 giờ, 4 mg/lần, cách nhau 12 giờ, tối đa 32 mg/ngày, kéo dài tối đa 5 ngày).
Trẻ em từ 6 tháng - 3 tuổi:
Nôn và buồn nôn sau phẫu thuật
Đối tượng khác
Cách pha thuốc để truyền tĩnh mạch:
Khi sử dụng thuốc Ondansetron, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Nên dùng Ondansetron với mục đích dự phòng, không dùng với mục đích điều trị.
Chỉ nên dùng Ondansetron trong 24 - 48 giờ đầu khi điều trị bằng hóa chất.
Phải dùng thận trọng trong các trường hợp sau:
Phân loại B. Chưa có thông tin thuốc có qua nhau thai hay không. Chỉ dùng trong trường hợp hiệu quả vượt trội so với nguy cơ rủi ro (trường hợp nghén nặng hoặc dùng các thuốc khác không có tác dụng).
Nghiên cứu trên động vật đã thấy thuốc tiết được vào sữa, vì vậy cần tránh dùng cho người mẹ đang cho con bú.
Trong thử nghiệm hoạt động tâm thần và vận động, Ondansetron không làm giảm hiệu suất cũng như không gây an thần.
Không có tác dụng bất lợi nào đối với các hoạt động như vậy được dự đoán từ dược lý học của Ondansetron. Thuốc không có hoặc ảnh hưởng không đáng kể đến khả năng lái xe và sử dụng máy móc.
Quá liều và độc tính
Có rất ít thông tin về quá liều Ondansetron. Các biểu hiện quá liều gồm rối loạn thị giác, táo bón nặng, hạ huyết áp và một đợt rối loạn nhịp tim với blốc nhĩ thất cấp độ hai thoáng qua.
Cách xử lý khi quá liều
Không có thuốc điều trị đặc hiệu. Người bệnh cần được theo dõi và điều trị hỗ trợ.
Dùng liều quên ngay khi nhớ ra. Bỏ qua liều đã quên nếu gần đến thời gian dùng liều tiếp theo như lịch trình thông thường. Không dùng thêm thuốc để bù liều đã quên.
Tên thuốc: Ondansetron
1) Dược thư Quốc gia Việt Nam 2015
2) https://www.medicines.org.uk/emc/product/5222/smpc
3) https://www.drugs.com/monograph/ondansetron.html
Ngày cập nhật: 26/7/2021