Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

5 cách làm sạch sợi bã nhờn hai bên má đơn giản tại nhà

Ngày 17/12/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Sợi bã nhờn hai bên má hay trên mũi luôn là vấn đề gây khó chịu hàng đầu trên làn da đối với tất cả mọi người. Sợi bã nhờn không thể điều trị khỏi nhưng nếu không có các biện pháp làm sạch sẽ khiến cho làn da trở nên tệ đi, dễ mọc mụn.

Thực tế, sợi bã nhờn hai bên má hay bất cứ vị trí nào trên khuôn mặt đều không quá đáng lo ngại như mụn, tuy nhiên sẽ vẫn cần làm sạch để làn da trở nên khỏe mạnh, không bị mụn. Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu về sợi bã nhờn và cách để làm sạch chúng đơn giản, dễ thực hiện tại nhà.

Sợi bã nhờn là gì? Tại sao lại xuất hiện hai bên má?

Bã nhờn là thành phần vốn có và đương nhiên phải có trên làn da của chúng ta. Sợi bã nhờn tập trung nhiều ở các vị trí như da mặt, da mũi, má, vùng lưng,... Các sợi bã nhờn này có chức năng giữ độ ẩm cho da, hạn chế được các vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào làn da. Sợi bã nhờn về cơ bản có vai trò rất quan trọng cho da, tuy nhiên tuyến bã nhờn trên da nếu như hoạt động mạnh thì làn da sẽ trở nên nhạy cảm hơn và dễ bị nổi mụn.

Những sợi bã nhờn là biểu hiện của hoạt động rối loạn của tuyến bã nhờn trên nền da. Sợi bã nhờn có thể nằm sâu dưới nang lông hoặc nổi lên trên bề mặt da. Dịch nhờn trên da, lipid thừa kết hợp cùng với các tế bào da chết và bụi bẩn tạo nên bã nhờn. Chính vì vậy mà sợi bã nhờn thường có màu trắng, trắng đục hoặc trắng ngà, trắng đục, mềm và rất dễ cạy ra.

Vùng da có tuyến nhờn hoạt động mạnh trên mặt là nơi tập trung nhiều tuyến nhờn, vùng chữ T là nơi tập trung nhiều nhất. Bã nhờn thường tập trung thành từng mảng ở những vùng này, chính vì thế mà chúng ta có thể thấy từng mảng bã nhờn tập trung nhiều ở vùng mũi, vùng má, vùng cằm, vùng trán. Đặc biệt là vùng xung quanh mũi và má, các sợi bã nhờn tập trung nhiều làm cho vùng mũi, má bị sần sùi, gây mất thẩm mỹ.

5 cách làm sạch sợi bã nhờn hai bên má đơn giản dễ thực hiện tại nhà1
Sợi bã nhờn luôn là vấn đề gây nhức nhối hàng đầu trên làn da

Nguyên nhân gây sợi bã nhờn

5 cách làm sạch sợi bã nhờn hai bên má đơn giản dễ thực hiện tại nhà2
Không làm sạch da kỹ càng cũng là nguyên nhân gây nên sợi bã nhờn

Nguyên nhân chính gây nên sợi bã nhờn là do sự tăng tiết bã nhờn. Khác với các loại mụn như mụn đầu đen, đầu trắng hay làm tắc lỗ chân lông, lỗ chân lông bị tắc từ đó mà mụn trứng cá hình thành. Sợi bã nhờn thì không gây nên tình trạng này hoặc nếu có thì nguy cơ tắc lỗ chân lông là nhỏ hơn rất nhiều. Sợi bã nhờn không thể điều trị dứt điểm, sợi bã nhờn sẽ liên tục được tuyến bã nhờn đẩy ra. Ngoài ra, các yếu tố bên ngoài làn da cũng gây nên sợi bã nhờn.

Hormone trong cơ có sự thay đổi kết hợp với sự tác động của các bụi bẩn bám trên bề mặt da và androgen thì nội tiết tố tăng trưởng và tuyến giáp sẽ làm cho tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn. Da sẽ tăng tiết dầu và làm xuất hiện các sợi tuyến bã nhờn. Làm sạch da không kỹ càng cũng là một trong những nguyên nhân làm cho sợi bã nhờn phát triển mạnh.

Da mặt nếu như có quá nhiều sợi bã nhờn sẽ làm tắc các nang lông, da khó thải độc. Cùng với điều kiện không khí bên ngoài không đảm bảo sẽ gây nên mụn. Tác hại rõ nhất đó chính là sợi bã nhờn gây mất thẩm mỹ cho làn da bạn. Các sản phẩm chăm sóc da mà bạn sử dụng sẽ khó hấp thụ hơn vào làn da.

5 cách điều trị sợi bã nhờn hai bên má hiệu quả

5 cách làm sạch sợi bã nhờn hai bên má đơn giản dễ thực hiện tại nhà3
Điều trị sợi bã nhờn giúp làn da thông thoáng, khỏe mạnh

Sợi bã nhờn có rất nhiều thể khác nhau, tuy nhiên ở những thể nặng nó có thể gây mụn mủ, mụn viêm. Chính vì thế mà điều trị sợi bã nhờn là rất cần thiết. Sợi bã nhờn xuất hiện nhiều nhất vào thời điểm sáng sớm khi bạn mới ngủ dậy và buổi chiều khi bạn đi làm về. Nếu làn da của bạn trong thời gian dài không được chăm sóc thì sợi bã nhờn sẽ dài ra và nhô ra, ở vùng mũi, cánh mũi, vùng má, vùng cằm, vùng trán… Đặc biệt, vùng môi là vùng khó điều trị sợi bã nhờn nhất. Vậy, làm thế nào để bạn có thể điều trị sợi bã nhờn?

Nặn sợi bã nhờn

Phương pháp này không được khuyến khích với những bạn không biết hoặc không quen cách nặn tại nhà. Đôi khi, không biết cách nạn sẽ gây ra viêm nhiễm, tổn thương da. Để thực hiện phương pháp này đúng cách, bạn nên xông hơi cho lỗ chân lông được giãn nở rồi mới nặn. Hơi nóng và nước sẽ làm mềm da ở vùng cổ của sợi bã nhờn, có thể dễ dàng dùng tay hoặc que nặn mụn hay máy hút để nhẹ nhàng làm sạch sợi bã nhờn. Duy trì thói quen này thường xuyên và đảm bảo tay bạn vô khuẩn khi thực hiện.

Sử dụng kem dưỡng ẩm

Kem dưỡng ẩm sẽ giúp hạn chế tiết ra sợi bã nhờn, tuy nhiên phương pháp hiệu quả không thể cao bằng những nhóm khác. Dẫu vậy, dưỡng ẩm cho làn da là bước không thể bỏ qua.

Tẩy da chết

Thực hiện tẩy tế bào chết từ 1 đến 2 lần/tuần. Việc này sẽ giúp hạn chế đáng kể sợi bã nhờn trên khuôn mặt bạn, giúp làn da sạch sẽ, thông thoáng. Lưu ý, không nên tẩy da chết quá nhiều lần vì sẽ có thể làm mòn cấu trúc da.

Dùng retenoid, AHA, BHA duy trì

Sau khi thực hiện nặn sợi bã nhờn xong nên dùng reteniod, hoặc các bạn cần tẩy da chết bằng BHA, AHA định kỳ tuần 1 đến 2 lần. Duy trì phương pháp này làn da bạn sẽ có được hiệu quả dứt điểm khi thực hiện điều trị sợi bã nhờn.

Chú ý đến chế độ sinh hoạt, ăn uống

Chế độ ăn uống không lành mạnh, nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, hay thức khuya, stress là một trong những nguyên nhân gây nên nhiều sợi bã nhờn. Thay đổi chế độ dinh dưỡng ít dầu mỡ, bổ sung nhiều chất xơ. Ngủ sớm, kiểm soát căng thẳng sẽ giúp cho cơ thể bạn khỏe mạnh từ bên trong, hạn chế sự hoạt động tăng tiết của tuyến bã nhờn.

Trên đây là một vài thông tin về sợi bã nhờn mà nhà thuốc Long Châu gửi tới bạn đọc. Để có một làn da khỏe đẹp, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia da liễu để có những liệu trình trị liệu, làm đẹp phù hợp với làn da.

Phương Thảo

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm