Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Có nhiều nghiên cứu cho rằng mụn không chỉ do nội tiết, môi trường bên ngoài tác động mà vị trí mọc mụn trên khuôn mặt còn phản ánh các vấn đề về sức khỏe.
Có nhiều nghiên cứu cho rằng mụn không chỉ do nội tiết, môi trường bên ngoài tác động mà vị trí mọc mụn trên khuôn mặt còn phản ánh các vấn đề về sức khỏe.
Da chúng ta rất nhạy cảm và phản ứng nhanh nhạy với bất kỳ vấn đề hay sự thay đổi trong cơ thể, chúng luôn được biểu hiện bằng việc xuất hiện mụn nhọt tại các vị trí khác nhau trên khuôn mặt tùy vào từng vấn đề mà cơ thể bạn đang gặp phải. Sau đây là 6 trường hợp mọc mụn trên khuôn mặt phản ánh vấn đề sức khỏe mà bạn nên biết đề có phương pháp điều trị phù hợp.
Mụn mọc trên trán và lông mày nhiều khả năng bạn đang gặp vấn đề về dạ dày – đường ruột. Nếu xuất hiện giữa hai lông mày thì bạn đang gặp vấn đề về gan. Bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng cách loại bỏ các thực phẩm nhiều chất béo và đồ chiên trong chế độ ăn uống hàng ngày và hạn chế tối đa việc uống rượu bia, thay vào đó cần bổ sung các loại rau xanh, hoa quả, các thực phẩm giàu chất chống ô xy hóa.
Mụn mọc trên mũi cảnh báo các vấn đề về hệ thống tim mạch, nguyên nhân chính là căng thẳng. Vì vậy mà để điều trị bệnh bạn cần thư giãn thường xuyên, duy trì lối sống lành mạnh, tích cực, ngủ đúng và đủ, ăn các loại thực ăn tốt cho hệ tim mạch, giảm cholesterol.
Theo các bác sĩ Trung Quốc, da trên tai có liên quan mật thiết với hoạt động của thận và hệ tiết niệu. Vì vậy, nếu phát hiện mụn nhọt trên tai có thể bạn đang gặp vấn đề về thận. Để khắc phục tình trạng trên bạn cần hạn chế ăn mặn, hạn chế uống cà phê và tăng cường cung cấp nước khoáng cho cơ thể.
Mụn ở má và gò má phản ánh chức năng của phổi và phế quản đang giảm sút. Mụn nhọt xuất hiện ở đây có thể chỉ ra những vấn đề với hệ hô hấp. Bệnh dị ứng cũng có thể là một biểu hiện của trường hợp này. Tuy nhiên, vị trí mọc mụn ở vùng má dưới có thể lại là các vấn đề nha khoa. Lời khuyên trong trường hợp này dành cho bạn đó là cần chú ý đến hệ hô hấp nhiều hơn như: thường xuyên đi bộ và tận hưởng không khí trong lành, bỏ hút thuốc lá và tránh những nơi có khói thuốc lá, bổ sung thực phẩm hỗ trợ chức năng phổi. Bạn cũng cần chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ, cố gắng ăn ít đồ ngọt và hạn chế hết mức có thể đồ uống có ga. Có như vậy hệ hô hấp của bạn mới được phục hồi và đám mụn nhọt đáng ghét sẽ dần mất đi.
Các vấn đề về da liễu xung quanh miệng có thể là sự phản ánh của hệ tiêu hóa, dẫn đến chứng khó tiêu và co thắt ruột. Để cải thiện tình trạng này bạn cần hoàn toàn bỏ thức ăn nhanh, bổ sung chất xơ như trái cây và hoa quả vào chế độ ăn uống. Có như vậy vấn đề của bạn mới được giải quyết.
Mụn mọc tại khu vực này cảnh báo chúng ta hệ thống sinh dục đang gặp vấn đề. Biểu hiện là sự mất cân bằng nội tiết tố và chu kỳ kinh nguyệt không đều. Nếu mụn mọc trên cằm chỉ xuất hiện một lần thì bạn không cần lo lắng, bạn chỉ cần bôi các loại kem trị mụn tuy nhiên nếu vấn đề không được giải quyết và mụn mọc dai dẳng không dứt điểm thì chúng tôi khuyên bạn nên đến gặp bác sỹ để có hướng điều trị phù hợp.
Phương Phương
Nguồn: Brightside
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.