Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mụn trứng cá thường xuất hiện ở tuổi dậy thì và có thể tiếp tục mọc trong độ tuổi trưởng thành từ 30 - 40 tuổi. Có tới 85% số người trong độ tuổi 12 - 24 bị mụn trứng cá ở các mức độ khác nhau. Mụn trứng cá tuy không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng tới thẩm mỹ và tâm lý người bệnh, khiến người bị mụn trứng cá mất tự tin khi giao tiếp. Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu một số loại thuốc trị mụn trứng cá phổ biến hiện nay.
Mụn trứng cá xuất hiện trên da, thường xuất hiện nhiều nhất ở da mặt. Đây là tình trạng phổ biến xảy ra ở thanh thiếu niên khi bước vào giai đoạn dậy thì. Chúng gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng tới tâm lý người bệnh, khiến người bệnh tự ti, ngại giao tiếp, điều trị cũng rất tốn kém. Chính vì vậy, các loại thuốc trị mụn trứng cá được rất nhiều người quan tâm. Cùng tìm hiểu chủ đề này qua bài viết sau đây.
Thuốc trị mụn trứng cá hoạt động thông qua việc làm giảm sản xuất dầu trên da, giảm sưng tấy và điều trị tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra. Sử dụng các loại thuốc trị mụn đòi hỏi người bệnh phải kiên trì, bởi có những người bệnh không thể thấy rõ tiến triển ngay trong 4 - 8 tuần, có khi cần nhiều tháng, thậm chí cả năm mới cải thiện tình trạng da.
Người bệnh sẽ được các bác sĩ da liễu thăm khám, lên phác đồ điều trị phù hợp với tuổi, loại mụn, mức độ nghiêm trọng của mụn. Bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh rửa mặt, bôi thuốc lên vùng da bị mụn 2 lần/ngày trong vài tuần dưới sự theo dõi của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh có thể được chỉ định kết hợp cả thuốc bôi và thuốc uống tùy thuộc vào mức độ mụn của người bệnh.
Khi chọn thuốc trị mụn trứng cá cho phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú, bạn cần hết sức thận trọng, tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc, tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng thuốc, bởi nhiều loại thuốc trị mụn có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của cả mẹ và em bé.
Người bị mụn trứng cá có thể mua các loại thuốc trị mụn điều trị tại nhà với mức độ mụn từ nhẹ tới trung bình. Tuy nhiên, trước khi mua thuốc trị mụn, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ và nắm được một số tiêu chí lựa chọn thuốc trị mụn trứng cá như:
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm trị mụn trứng cá. Việc lựa chọn các loại thuốc trị mụn trứng cá tùy thuộc vào loại da, tình trạng mụn, khả năng kinh tế của người bệnh. Dưới đây là một số loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị mụn trứng cá:
Benzoyl peroxide có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn gây mụn trứng cá, loại bỏ dầu thừa và tế bào da chết gây bít tắc lỗ chân lông. Người bệnh có thể sử dụng sản phẩm từ dạng có nồng độ thấp hơn 2.5% để giảm nguy cơ kích ứng da như khô da, đóng vảy, nóng rát, châm chích khó chịu… Khi sử dụng với nồng độ thấp và tần suất vừa phải mà da đã thích nghi mới tăng dần nồng độ và tần suất sử dụng. Tuyệt đối không bắt đầu ngay với nồng độ cao vì nguy cơ da bị kích ứng là rất cao.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm trị mụn có chứa thành phần Benzoyl peroxide như: Gel Azaduo Medisun, gel Epiduo 0.1%...
Adapalene có tác dụng loại bỏ tế bào chết trên da, ngăn ngừa chúng tích tụ trong các nang lông gây mụn. Thuốc được sử dụng vào buổi tối, không dùng buổi sáng vì thuốc nhạy cảm với ánh sáng. Sau rửa mặt khoảng 20 phút, người bệnh thoa một lớp mỏng lên vùng mụn. Các tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng thuốc là kích ứng nhẹ, sạm da nếu không chống nắng kỹ, cảm giác châm chích khó chịu trong thời gian đầu.
Cần lưu ý, tuyệt đối không sử dụng thuốc với những phụ nữ đang có thai hay phụ nữ đang cho con bú.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm thuốc bôi có chứa adapalene như: Tazoretin 0.1%, Tazoretin 0.3%, Klenzit Ms, Klenzit-C, Vertucid…
Thuốc kháng sinh dạng kem hay gel có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn gây nhiễm trùng trên da. Có thể bôi thuốc 1 - 2 lần/ngày tùy vào tình trạng da và mức độ mụn. Tuy nhiên, sau khi sử dụng kháng sinh từ 6 - 8 tuần mà tình trạng mụn không cải thiện, thậm chí nặng thêm, bạn cần dừng thuốc và đi khám, không sử dụng kéo dài bởi vi khuẩn trên da có thể đã kháng thuốc và làm cho mụn trở nên nặng hơn.
Một số kem kháng sinh trị mụn bạn có thể tham khảo như: Dalacin T 1% Zoetis, gel T3 Mycin HOE, gel Maxx Acne-AC…
Axit azelaic có tác dụng ngăn ngừa lỗ chân lông bị bít tắc và kháng khuẩn nhẹ. Axit azelaic không kê đơn có nồng độ 10% có tác dụng cải thiện thâm do mụn gây nên. Thuốc sử dụng bôi ngoài da vùng có mụn và vết thâm 2 lần/ngày vào sáng và tối, duy trì kéo dài để thấy hiệu quả. Tác dụng phụ có thể gặp của thuốc là da kích ứng nhẹ, châm chích, tuy nhiên nhẹ hơn so với Adapalene và Benzoyl peroxide.
Axit salicylic có tác dụng làm thông thoáng lỗ chân lông, từ đó ngăn ngừa nguy cơ hình thành mụn mới. Người bệnh có thể sử dụng những sản phẩm có chứa axit salicylic không cần kê đơn có nồng độ từ 0.5 - 2%. Một số tác dụng phụ có thể gặp phải như cảm giác hơi châm chích, da kích ứng nhẹ. Bạn nên bắt đầu với tần suất và liều lượng vừa phải, sau đó tăng dần.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích về các loại thuốc trị mụn trứng cá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, bạn nên đi khám và sử dụng thuốc dưới sự chỉ định, hướng dẫn và theo dõi sát của các bác sĩ chuyên khoa da liễu để đảm bảo an toàn và hiệu quả nhé. Chúc bạn nhiều sức khỏe cũng như đừng quên tiếp tục theo dõi các bài viết tiếp theo của Nhà thuốc Long Châu nhé!
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.