Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

7 tuyệt chiêu dạy bé kỷ luật mà bố mẹ cần phải biết

Ngày 24/11/2017
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Việc phạt trẻ khi không ngoan là nhiệm vụ khó khăn và phiền toái nhất. Đây dường là bài kiểm tra không hồi kết dành cho bố mẹ, nhất là với trẻ 1 – 2 tuổi.

Việc phạt trẻ khi không ngoan là nhiệm vụ khó khăn và phiền toái nhất. Đây dường là bài kiểm tra không hồi kết dành cho bố mẹ, nhất là với trẻ 1 – 2 tuổi.

Bố mẹ thường nhầm lẫn giữa dạy bé kỷ luật với đánh và trừng phạt. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, kỷ luật là giới hạn nội quy ngăn bé thực hiện những hành vi hư như gây gổ với người khác hay làm những việc nguy hiểm,… Đồng thời, kỷ luật cũng bao gồm việc phạt bé khi vi phạm một điều luật nào đó đã được thống nhất từ trước.

Sau đây là 7 phương pháp hiệu quả giúp bố mẹ đặt ra giới hạn, hạn chế, xử lý khi bé phạm lỗi để xây dựng tính kỷ luật cho bé.

1. Cần phải lựa chọn vấn đề

Pearson, tác giả của cuốn “Kỷ luật nhiệm màu” chỉ ra rằng: “Nếu bố mẹ luôn nói “Không, không, không” với mọi việc thì bé thường không lắng nghe và không hiểu được điều bố mẹ muốn. Hơn nữa, bố mẹ khó mà quản lý được tất cả các hoạt động của bé. Việc bố mẹ nên làm là phân loại những thứ quan trọng. Đặt ra nội quy kèm theo hậu quả tương đương. Bỏ qua những điều nhỏ nhặt khó chịu mà trẻ làm đi. Nếu bố cứ để tâm mãi đến mọi thứ, thói quen xấu của trẻ sẽ có xu hướng tăng lên.

Mẹ Anna Lucca (Washington) đã để Isabel – cô con gái 2 tuổi rưỡi bày bừa phòng ngủ trước khi bé ngủ trưa. Mẹ Lucca chia sẻ: “Tôi luôn thấy sách và quần áo lộn xộn rải khắp sàn khi Isabel thức dậy. Nên chắc hẳn bé đã ra giường nghịch ngợm mỗi lần tôi cho bé ngủ trưa. Tôi bảo bé nhiều lần rằng không được làm bừa bộn, nhưng bé không chịu nghe. Sau đó, thay vì cố bắt quả tang và nói “không được làm”, thì tôi bắt bé dọn dẹp sau khi thức dậy. Thật phấn khởi khi chỉ với một hành vi tích cực đã khuyến khích Isabel ngoan hơn.” Bé Isabel đã biết nói “làm ơn”, “cảm ơn” và chia sẻ đồ chơi với em gái 5 tháng tuổi.

7 tuyệt chiêu dạy bé kỷ luật dành cho bố mẹ 6
Bé luôn phạm lỗi để học hỏi, bố mẹ không nên cố gắng chỉnh sửa mọi thứ, bố mẹ thông minh sẽ lựa “chiến trường” của mình.

2. Thấu hiểu xu hướng của bé

Nhiều hành vi hư sẽ được ngăn chặn khi bố mẹ biết trước khi nó xảy ra và có phương án giải quyết. Ví dụ: Đặt đồ vật ra khỏi tầm với của trẻ. Phương án này rất hiệu quả cho mẹ Jean Nelson (California) sau khi bé trai 2 tuổi của cô luôn thích thú rải giấy vệ sinh khắp hành lang, cười rúc rích khi giấy trải bừa ra phía sau bé. “Lần đầu tiên, tôi nói với Lucas “Không”, nhưng đến lần thứ ba bé tái phạm, tôi chuyển cuộn giấy vệ sinh lên giá cao hơn để bé không thể lấy. Với các bé, trải giấy vệ sinh rất thú vị. Bố mẹ nên loại bỏ chúng ra tầm tay của bé hơn là cố gắng giải thích.” – Mẹ Jean chia sẻ.

Nếu bé 18 tháng có xu hướng gạt đổ các lon đồ hộp trên giá siêu thị, bố mẹ nên để vài món đồ chơi trong xe đẩy cho bé chơi trong khi bố mẹ mua sắm. Bé 2 tuổi không muốn chia sẻ đồ chơi với bạn bè khi chơi chung ở nhà, hãy chuyển tất cả đồ chơi của bé đi trước khi các bạn tới. Hay bé 3 tuổi thích vẽ lên tường, bố mẹ nên giấu màu sáp và không để bé tô khi không có người trông.

Theo Harvey Karp, tác giả, nhà sản xuất của DVD và cuốn sách “Đứa trẻ hạnh phúc nhất”, các bé còn thường quấy khóc khi đói, mệt hoặc giận dỗi vì phải ở trong nhà. Trong trường hợp này, bố mẹ cần đảm bảo bé được ăn uống đủ dinh dưỡng, ngủ đủ giấc (ít nhất là 10 tiếng vào ban đêm, và 1 – 2 giờ ngủ trưa), cho bé ra ngoài chơi để giải phóng năng lượng, kể cả khi trời lạnh.

7 tuyệt chiêu dạy bé kỷ luật dành cho bố mẹ 1
Yếu tố quan trọng mà bố mẹ cần có để dạy bé kỷ luật là: kiên nhẫn và thấu hiểu.

3. Hãy kiên định

Ở lứa tuổi từ 2 đến 3, bé vẫn phải cố gắng để hiểu hành động của bé ảnh hưởng đến người xung quanh như thế nào. Nếu bố mẹ phản ứng khác nhau cho một tình huống, như hôm này bố mẹ cho phép bé ném bóng trong nhà, hôm sau lại không cho phép… thì sẽ làm bé bị bối rối với các chỉ dẫn lộn xộn.

Không có một thời gian biểu cụ thể rằng cần bao nhiêu lần nhắc nhở thì bé sẽ dừng hành vi sai đó. Nhưng nếu bố mẹ luôn xử lý theo một cách, bé sẽ sớm học được sau 4 – 5 lần.

Kiên định chính là bí quyết cho mẹ Orly Isaacson (Maryland) khi bé gái 18 tháng của cô, Sasha ở giai đoạn mọc răng. Mỗi lần Sasha cắn ngón tay của cô, cô đều nói to hơn để nhắc nhở bé: “Không, Sasha! Không được cắn mẹ! Mẹ thấy đau!”. Sau đó, đưa đồ chơi để đánh lạc hướng bé. Một lưu ý cho bố mẹ: lúc 2 tuổi, nhiều bé đã biết tỏ ra đáng yêu để nịnh bố mẹ bỏ qua. Bố mẹ không nên để bé làm lung lay quyết tâm của mình bất kể bé dễ thương (hay thông minh) đến mấy.

4. Không được xúc động

Chắc chắn, bố mẹ sẽ rất khó giữ bình tình khi bé 18 tháng luôn cố tóm lấy đuôi của chú cún hay bé đã 3 tuổi mà cả tỷ buổi tối rồi vẫn không chịu đánh răng. Nhưng nếu bố mẹ tức giận mà hét lên thì sẽ làm mất đi thông điệp muốn nói. Và hành vi hư của bé sẽ tiếp tục phát triển nhanh hơn.

Giáo sư khoa Trẻ em ở trường Đại học Y Bắc Carlina lý giải cho điều này: “Khi trẻ đối mặt với tâm trạng tiêu cực của bố mẹ, trẻ chỉ nhận ra cảm xúc ấy chứ không nghe được điều bố mẹ nói”. Thậm chí, phản ứng giận dữ của bố mẹ còn làm trẻ thấy thích thú. Hãy cố gắng loại bỏ căng thẳng thư giãn khi muốn lớn tiếng. Hít thở sâu, đếm đến 3, cúi xuống vừa với tầm mắt bé. Nghiêm túc khiển trách bé.

7 tuyệt chiêu dạy bé kỷ luật dành cho bố mẹ 2
Quát mắng không phải là một phương pháp “kỷ luật” bé hiệu quả.

5. Nói ngắn gọn, đơn giản

Với đứa con đầu lòng, bố mẹ thường có xu hướng giải thích cặn kẽ khi bé hư. Tại sao bé làm vậy là sai rồi nhấn mạnh về sự nguy hiểm hay bé sẽ bị phạt như thế nào nếu tái phạm… Nhưng theo giáo sư Coleman, nói quá nhiều cũng không hiệu quả giống như khi bố mẹ giận dữ. Ở 18 tháng tuổi, bé không có khả năng nhận thức được các câu phức. Khi 2 – 3 tuổi, bé có kỹ năng ngôn ngữ phát triển hơn, nhưng không chú ý được hết các câu dài để hiểu được điều bố mẹ nói.

Vì vậy, bố mẹ hãy nói các câu ngắn, lặp lại vài lần và sử dụng cả âm lượng và biểu cảm đối với trẻ. Ví dụ, nếu bé 18 tháng cứ đánh vào tay bạn thì nói: “Không, Jake! Không được đánh mẹ! Mẹ đau! Không được đánh mẹ. Không được đánh.” Khi bé 2 tuổi hiểu nhiều hơn thì có thể nói: “Evan, không nhảy trên ghế sopha! Không nhảy. Nhảy rất nguy hiểm, con sẽ bị ngã. Không nhảy!”. Đối với bé 3 tuổi, bố mẹ có thể giải thích cả nguyên nhân và hậu quả, nới rộng lời nói với trẻ: “Ashaly, con cần đánh răng. Con có thể tự đánh hoặc mẹ sẽ giúp con. Con quyết định đi. Con càng nghĩ lâu thì càng ít thời gian để đọc truyện Dr. Seuss.”

6. Phạt bé bị cấm túc

Sau nhiều lần nhắc nhở, chỉ dẫn hay phạt nhẹ mà bé vẫn tái phạm, thì bố mẹ nên phạt bé cấm túc. Đưa bé ra chỗ khác, tách ra khỏi đồ chơi và mọi người tầm 1-3 phút tùy theo độ tuổi. Đây là công cụ kỷ luật tuyệt vời cho bố mẹ khi bé phạm lỗi khó cho phép được. Trước khi phạt trẻ, bố mẹ cần dùng thái độ, giọng điệu nghiêm khắc để cảnh báo trẻ (“Mẹ đếm đến ba, nếu con không dừng lại, con sẽ bị cấm túc. Một, hai, ba”). Nếu bé không nghe, hãy đưa bé ra chỗ yên tĩnh và an toàn mà bố mẹ thiết kế trước, rồi đặt giờ. Khi kết thúc, nhắc bé xin lỗi và ôm bé để chứng tỏ rằng bạn không giận dữ.

Mẹ Angela Lampros đã thành công với phương pháp này: “Bé Nathaniel nhà tôi ghét bị cấm túc mỗi khi đánh em gái bằng kiếm nhựa, nhưng tôi luôn làm rõ hậu quả cho hành vi đó và tuân thủ. Sau một vài tuần, bé đã hối lỗi và sửa chữa. Thực chất, các bé không thích bị tách ra khỏi bố mẹ và đồ chơi. Vậy nên, cấm túc là đủ để răn đe mỗi khi bé hư.

7 tuyệt chiêu dạy bé kỷ luật dành cho bố mẹ 3
Cấm túc là tuyệt chiêu dạy bé kỷ luật cao cấp dành cho bố mẹ.

7. Luôn lạc quan

Bất kể bố mẹ vô cùng thất vọng vì bé hư, cũng không nên nói điều đó với bé. Theo Pearson: “Nếu nhân viên nghe thấy sếp nói: Tôi không biết phải làm gì với nhân viên của tôi. Cứ như họ đang điều hành công ty vậy, tôi thấy thật bất lực. Nhân viên sẽ không tôn trọng ông ta nữa và hoành hành hơn. Điều này giống với phản ứng của bé khi nghe bố mẹ nói về bé theo cách tiêu cực và thiếu hy vọng. Bé sẽ không có ấn tượng tốt rằng bố mẹ là sếp và tiếp tục lặp lại các hành vi hư”

Tất nhiên, bố mẹ cảm thấy bực tức mỗi lần trẻ hư là hoàn toàn bình thường. Nhưng khi bố mẹ đến giới hạn, hãy tìm đến người bạn đời của mình, chuyên gia tâm lý hay một người bạn đáng tin để được chia sẻ, ủng hộ và xin lời khuyên.

Linh Lan

Nguồn: Parents

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin