Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Suy dinh dưỡng thai kỳ là tình trạng thai nhi kém phát triển hoặc phát triển chậm từ lúc còn trong bụng mẹ. Đứa bé sinh ra có thể nhẹ cân, thấp còi và gặp phải các vấn đề sức khỏe khác.
Mang thai là một hành trình đầy cảm xúc của người phụ nữ. Đó là niềm vui như vỡ òa ngày biết mình mang bầu, rồi những trải nghiệm tuyệt vời khi lần đầu được nghe nhịp tim con đập, được cảm nhận những cú chồi đạp của con. Đan xen những cảm xúc hạnh phúc này cũng có những nỗi lo lắng, bất an. Và một trong những điều mà mẹ lo nhất đó là con có phát triển khỏe mạnh hay không.
Nếu trong thời gian mang thai, người mẹ ăn uống không đủ chất, sinh hoạt, nghỉ ngơi không hợp lí hoặc sức khỏe ốm yếu là những nguyên nhân có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi. Nếu bé sinh đủ tháng nhưng chỉ dưới 2,5kg được xem là suy dinh dưỡng bào thai.
Hầu hết trẻ bị suy dinh dưỡng từ giai đoạn bào thai thường sẽ chậm phát triển về tầm vóc và cân nặng. 3 tháng cuối thai kỳ và 3 năm đầu đời là giai đoạn não bộ bé phát triển mạnh mẽ nhất. Do vậy, suy dinh dưỡng trong giai đoạn này có ảnh hưởng trực tiếp đến não bộ, làm con kém thông minh, khù khờ,…
Dưới đây là 4 nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng thai kỳ:
Dinh dưỡng không đủ chất
Dinh dưỡng thai kỳ là yếu tố gần như quyết định đến sức khỏe của bào thai. Người mẹ cần biết trong thời gian mang thai, tất cả những gì mẹ ăn đều ảnh hưởng đến con. Một chế độ dinh dưỡng cân bằng đầy đủ chất sẽ hỗ trợ thai nhi phát triển tốt. Mẹ nên cung cấp đầy đủ các nhóm chất đạm, đường, bột, chất béo và bổ sung đủ sắt, canxi, photpho, kẽm, đồng và các loại vitamin. Nếu chế độ dinh dưỡng của người mẹ bị thiếu các chất này dễ làm trẻ bị còi xương, chậm lớn ngay từ lúc còn là bào thai.
Tuổi tác người mẹ
Độ tuổi sinh con tốt nhất của người phụ nữ là 25 - 30 tuổi. Nếu người mẹ mang thai từ 30 tuổi trở lên có thể tăng nguy cơ suy dinh dưỡng thai kỳ. Bởi vì ở độ tuổi này, cơ thể mẹ bắt đầu có biểu hiện lão hóa, người mẹ cũng không đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho con.
Không chỉ ảnh hưởng đến cân nặng, chiều cao của con, bà mẹ mang thai ở độ tuổi này trở đi còn tăng tỷ lệ sinh con bị dị tật bẩm sinh như bệnh Down, hở hàm ếch,…
Người mẹ bị bệnh
Sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi cũng phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của người mẹ trong giai đoạn mang thai. Nếu mẹ nhiễm bệnh như cúm, các bệnh nhiễm khuẩn cấp, sốt phát ban dễ sinh con bị dị tập bẩm sinh hoặc mắc các vấn đề liên quan sức khỏe. Do vậy, nếu bạn có kế hoạch sinh con nên khám sức khỏe trước khi mang thai.
Mẹ làm việc quá vất vả
Nếu mẹ làm việc quá nhiều hoặc vận động quá mạnh đều có thể tiêu hao năng lượng nhiều. Trong thời gian mang thai, một phần năng lượng của người mẹ cần dành cho sự phát triển của thai nhi, đồng thời để dự trữ để dành cho con bú sau sinh. Do vậy, nếu mẹ làm việc quá sức thì thai nhi không đảm bảo được cung cấp đủ năng lượng để phát triển tốt.
Tóm lại suy dinh dưỡng thai kỳ không phải là tình trạng thường gặp, song nó tác động tiêu cực lâu dài đối với sự phát triển khỏe mạnh của con. Hy vọng việc nhận biết các nguyên nhân trên đây sẽ giúp mẹ có biện pháp phòng tránh tốt nhất để có một thai kỳ thật thành công.
Thủy Nguyễn
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.