Tốt nghiệp tại Đại học Y Dược Cần Thơ và sở hữu chứng chỉ Chuyên khoa I - Y học gia đình tại Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Đồng thời có hơn 7 năm kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực khám sàng lọc tiêm chủng.
Bảo Thanh
Mặc định
Lớn hơn
Tiêm chủng vắc xin là điều rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng. Vậy nên nhiều bậc phụ huynh đã chủ động phòng ngừa cho con như tiêm vắc xin uốn ván cho trẻ hay các loại vắc xin khác. Bài viết sẽ thông tin đến bạn cụ thể hơn về hình thức tiêm chủng này.
Chủ động tiêm chủng không còn là vấn đề xa lạ. Vậy nên hiện nay rất nhiều phụ huynh đã ý thức được và nghiêm túc cho con tiêm phòng theo khuyến cáo. Từ khi bé sinh ra sẽ có rất nhiều loại vắc xin cần phải tiêm ngừa và vắc xin uốn ván cho trẻ là một trong những mũi tiêm quan trọng.
Bệnh uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính nặng nề và có tỷ lệ tử vong cao bởi độc tố của trực khuẩn uốn ván gây ra rất mạnh. Cụ thể trực khuẩn này có tên là Clostridium tetani, một khi chúng xâm nhập vào cơ thể sẽ gây tổn thương não bộ, hệ thần kinh trung ương và gây tử vong. Đặc biệt bệnh có thể gặp với bất kỳ đối tượng nào và người có sức đề kháng càng yếu như trẻ em lại càng dễ phát bệnh hơn.
Cách phòng ngừa bệnh tốt nhất lúc này là tiêm vắc xin uốn ván cho trẻ từ những năm tháng đầu đời. Thông thường các trực khuẩn uốn ván sẽ xâm nhập vào cơ thể thông qua những vết thương hở, các vết rách, vết bỏng do nhiễm bẩn hoặc tiêm chích bẩn. Đặc biệt trong các cuộc phẫu thuật, thẩm mỹ, nạo phá thai được thực hiện tại các cơ sở trái phép, không đảm bảo điều kiện vệ sinh sẽ khiến bạn có nguy cơ nhiễm uốn ván rất cao.
Trong quá trình cắt và chăm sóc rốn không đảm bảo vệ sinh sẽ khiến trực khuẩn xâm nhập vào cơ thể của trẻ sơ sinh và gây ra uốn ván rốn. Hiện nay với sự phát triển của y học, trường hợp trẻ sơ sinh mắc uốn ván rất hiếm nhưng không thể không xảy ra bởi tại các bệnh viện vùng sâu vùng xa vẫn chưa đảm bảo về mặt an toàn y tế.
Có thể thấy uốn ván là căn bệnh nguy hiểm và những ai thường làm việc với môi trường chứa nhiều vi khuẩn sẽ phải cẩn trọng. Cụ thể làm việc trong các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, làm vườn, công trường xây dựng, là bộ đội, thanh niên xung kích sẽ dễ mắc bệnh nếu xảy ra va chạm, trầy xước trong quá trình lao động.
Nhiễm uốn ván gây ra những biến chứng nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao. Những người phục hồi sau nhiễm uốn ván không có khả năng miễn dịch tự nhiên và có thể bị nhiễm lại.
Uốn ván có thể được phòng ngừa thông qua tiêm chủng vắc xin. Phần lớn các trường hợp uốn ván được báo cáo là liên quan đến việc sinh nở ở trẻ sơ sinh và bà mẹ chưa được tiêm đủ vắc-xin theo khuyến cáo.
Năm 2018, khoảng 25.000 trẻ sơ sinh tử vong do uốn ván sơ sinh, giảm 97% so với năm 1988, chủ yếu là do tăng cường tiêm chủng vắc xin uốn ván.
Năm 2023, 84% trẻ sơ sinh trên toàn thế giới đã được tiêm vắc xin chứa 3 liều bạch hầu-uốn ván-ho gà (DTP).
Trẻ em được phụ huynh cho tiêm vắc xin uốn ván là điều rất cần thiết. Bạn cần phải ghi nhớ 5 thời điểm bắt buộc phải tiêm chủng sau để bảo vệ bé khỏi căn bệnh nguy hiểm này:
Ngày nay, vắc xin uốn ván cho trẻ là dạng vắc xin phối hợp, phòng ngừa nhiều bệnh lý khác nhau giúp giảm số lần tiêm. Một số loại vắc xin phổ biến như:
Tuy nhiên với trẻ em có sức khỏe chưa ổn định nên cần phải rất lưu ý trước khi tiêm phòng để tránh các biến chứng ngoài ý muốn. Ngoài ra phụ huynh cần phải tìm cho bé nơi tiêm chủng thật an toàn cũng như cho con đi tiêm chủng theo đúng thời gian quy định để bảo vệ tốt nhất sức khỏe của trẻ.
Có thể đăng ký và tiêm chủng tại Trung tâm tiêm chủng Long Châu trên các tỉnh thành:
Trung tâm tiêm chủng Long Châu tại thành phố Hồ Chí Minh:
Trung tâm tiêm chủng Long Châu tại thành phố Hà Nội:
Trung tâm tiêm chủng Long Châu tại tỉnh Tây Ninh:
Trung tâm tiêm chủng Long Châu tại tỉnh Đồng Nai:
Tư vấn ngay: 1800 6928 - nhánh số 2.
Sau khi tìm hiểu về tiêm vắc xin uốn ván cho trẻ, ta cùng điểm qua một số triệu chứng mà bé có thể gặp phải sau tiêm:
Có thể nói trên đây là 2 dấu hiệu phổ biến nhất sau khi tiêm vắc xin uốn ván cho trẻ. Ngoài ra, nếu trẻ gặp một số dấu hiệu dưới đây, phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện để được theo dõi và xử lý kịp thời:
Tóm lại sau khi đưa bé tiêm chủng, dù là loại vắc xin gì thì bạn phải cùng bé theo dõi ngay tại cơ sở y tế trong khoảng 30 phút. Sau đó tiếp tục quan sát con khi ở nhà trong 72 giờ tiếp theo. Luôn khai báo chân thật về tình trạng sức khoẻ của bé trước khi tiêm để bác sĩ chủ động quyết định tiêm hay không.
Trên đây là những chia sẻ về vắc xin uốn ván cho trẻ. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn có thể hiểu hơn về căn bệnh này và biết cách tiêm phòng cho bé thật hiệu quả để con được phát triển tốt nhất.
Bác sĩDương Bích Tuyền
Tốt nghiệp tại Đại học Y Dược Cần Thơ và sở hữu chứng chỉ Chuyên khoa I - Y học gia đình tại Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Đồng thời có hơn 7 năm kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực khám sàng lọc tiêm chủng.