Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Bạch hầu là bệnh lý nhiễm trùng - nhiễm độc gây ra bởi vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae. Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi và lây lan chủ yếu qua đường hô hấp, có khả năng gây dịch. Bệnh bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và đôi khi gây tử vong, đặc biệt là ở trẻ em nếu bệnh không được điều trị nhanh chóng. Tiêm phòng vaccine, chích ngừa nhắc lại đầy đủ cho bản thân và gia đình là biện pháp tốt nhất và duy nhất để phòng ngừa bệnh bạch hầu.
Bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn sản xuất độc tố Corynebacterium diphtheriae gây ra. Bệnh lây lan từ người này sang người khác qua giọt bắn khi người nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi. Một số người nhiễm khuẩn không phát triển triệu chứng nhưng vẫn có thể lây bệnh cho người khác. Triệu chứng thường gặp bao gồm sốt, đau họng, và sưng hạch cổ.
Một số trường hợp chỉ bị bệnh nhẹ nhưng bệnh bạch hầu vẫn có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng và thậm chí tử vong. Việc tiêm phòng vaccine là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất để ngăn ngừa bệnh bạch hầu và ngăn chặn sự lây lan của bệnh. Trước khi có vaccine bạch hầu và tiêm chủng rộng rãi vào những năm 1930 thì bạch hầu là một căn bệnh phổ biến trên toàn thế giới.
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh bạch hầu thường bắt đầu có từ 2 đến 5 ngày sau khi một người bị nhiễm bệnh.
Triệu chứng của bệnh bạch hầu có thể bao gồm:
Tìm hiểu ngay bây giờ: Phân biệt bạch hầu và viêm họng qua những triệu chứng
Nếu không điều trị, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm lên các cơ quan như:
Hô hấp: Vi khuẩn gây bệnh bạch hầu có thể tạo ra độc tố làm tổn thương mô ở vùng mà chúng xâm nhập (thường là mũi và cổ họng). Tại vị trí đó, vi khuẩn tạo ra một lớp giả mạc dai, cứng, màu xám/trắng/vàng được tạo thành từ các tế bào chết, vi khuẩn và các chất khác. Lớp giả mạc này có thể cản trở hô hấp.
Tim mạch: Độc tố bạch hầu có thể theo đường máu và làm tổn thương các mô khác trong cơ thể. Ví dụ, độc tố có thể tổn thương cơ tim, gây ra các biến chứng như viêm cơ tim có thể dẫn đến suy tim và đột tử.
Thần kinh: Độc tố cũng có thể gây tổn thương thần kinh, điển hình là tổn thương các dây thần kinh vùng cổ họng gây khó nuốt. Các dây thần kinh ở tay và chân cũng có thể bị viêm/tổn thương gây ra tình trạng yếu cơ. Nếu độc tố bạch hầu làm tổn thương các dây thần kinh vận động các cơ hô hấp sẽ gây liệt hô hấp, bệnh nhân có thể suy hô hấp và tử vong.
Hiểu rõ triệu chứng, hành động ngay: Bệnh bạch hầu nguy hiểm như thế nào?
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra hoặc nếu bạn và người thân đã tiếp xúc với người bị bệnh bạch hầu, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Bệnh bạch hầu được gây ra bởi vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae. Có một số cách thức lây truyền chính của vi khuẩn này:
Ngoài ra, những người bị nhiễm bệnh nhưng không có triệu chứng cũng có thể truyền vi khuẩn cho những người chưa được tiêm phòng, làm tăng khó khăn trong việc kiểm soát sự lây lan của bệnh bạch hầu.
Xem thêm chi tiết: Những điều cần biết về vi khuẩn bạch hầu
Bệnh bạch hầu rất nguy hiểm vì có thể gây tắc nghẽn đường thở, viêm cơ tim có thể dẫn đến suy tim, tổn thương thần kinh và suy đa cơ quan. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có nguy cơ dẫn đến tử vong, đặc biệt ở trẻ em và người không tiêm phòng.
Xem thêm thông tin: Bệnh bạch hầu có nguy hiểm không?
Thời gian ủ bệnh bạch hầu thường kéo dài từ 2 đến 5 ngày, nhưng có thể dao động từ 1 đến 10 ngày tùy theo cơ địa và mức độ tiếp xúc với vi khuẩn. Trong thời gian này, người bệnh chưa có triệu chứng rõ ràng nhưng đã có khả năng lây truyền vi khuẩn.
Xem thêm thông tin: Thời gian ủ bệnh bạch hầu bao lâu?
Bệnh bạch hầu được lây truyền qua đường hô hấp do tiếp xúc với người bệnh hoặc người lành mang vi khuẩn bạch hầu. Bệnh còn có thể lây do tiếp xúc với những đồ vật có dính chất bài tiết của người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu.
Xem thêm thông tin: Bệnh bạch hầu lây qua đường nào?
Hiện nay, đã có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh bạch hầu. Tuy nhiên, do bệnh vẫn chưa được loại trừ ở Việt Nam, việc tiêm vắc xin phòng bệnh là biện pháp phòng ngừa quan trọng và hiệu quả nhất. Phụ huynh hãy đưa trẻ đi tiêm chủng theo lịch tiêm các vắc xin bạch hầu đầy đủ và đúng lịch.
Khi có dấu hiệu mắc bệnh/nghi ngờ mắc bệnh phải thông báo ngay cho cơ quan y tế để được cách ly, khám, xét nghiệm và điều trị kịp thời.
Tiêm vắc xin phối hợp để phòng bạch hầu là cần thiết để giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do vi khuẩn bạch hầu, bảo vệ trẻ em khỏi nguy cơ lây nhiễm, và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể bằng cách giúp sản sinh kháng thể trước khi tiếp xúc với vi khuẩn. Việc tiêm chủng không chỉ cung cấp sự bảo vệ cá nhân mà còn góp phần ngăn chặn sự bùng phát dịch bệnh trong cộng đồng.
Xem thêm thông tin: Bạn có biết vì sao nên tiêm nhắc vắc xin phòng bệnh bạch hầu?
Hỏi đáp (0 bình luận)