Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Dị ứng khi xăm môi là điều mà không ai mong muốn. Tuy nhiên, khi gặp vấn đề trên, cần có cách chữa dị ứng mực xăm môi như thế nào hiệu quả, an toàn và nhanh chóng?
Trong một vài trường hợp, rủi ro bị dị ứng mực xăm môi có thể xảy ra, tùy thuộc vào cơ địa mỗi người và loại mực được sử dụng. Nếu gặp phải tình trạng trên, bạn chớ lo lắng mà hãy thực hiện ngay cách chữa dị ứng mực xăm môi sau.
Xu hướng làm đẹp bằng cách phun xăm môi đang ngày một phổ biến, nhất là đối với chị em phụ nữ. Theo thống kê cho thấy, tỷ lệ bị dị ứng khi xăm môi không cao, nhưng cũng không loại trừ rủi ro có thể xảy ra, khiến bạn bị dị ứng mực xăm môi.
Vậy dị ứng mực xăm môi là gì? Tình trạng trên là khi cơ thể có phản ứng tiêu cực khi tiếp nhận các yếu tố mới tác động, xâm nhập vào cơ thể. Dị ứng xăm môi thường xảy ra sau khi quá trình thực hiện xăm, phun kết thúc. Bất cứ màu môi nào bạn chọn để xăm môi đều có khả năng gây ra kích ứng, dị ứng. Bởi nguyên nhân gây dị ứng không phải màu mực xăm mà là thành phần mực xăm, thuộc tính cơ thể mỗi người.
Dấu hiệu nhận biết bị dị ứng khi xăm môi phổ biến nhất là môi bị sưng, tấy, đỏ đậm, có xuất hiện những nốt lạ trên môi, da môi bong tróc bất thường, có cảm giác ngứa ngáy khó chịu, chảy dịch, mụn nước, rộp da,...
Trước khi đến với cách chữa dị ứng mực xăm môi, bạn cũng cần tìm hiểu được nguyên nhân chính gây ra tình trạng này, từ đó có cách điều trị hiệu quả và triệt để hơn. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng dị ứng mực xăm môi có rất nhiều, có thể kể đến như:
Khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường xuất hiện trên môi sau khi thực hiện xăm môi, bạn cần bình tĩnh, xác định đúng có phải dị ứng mực xăm môi không? Nếu đúng là dị ứng xăm môi, hãy áp dụng những cách chữa dị ứng mực xăm môi sau đây:
Ngay khi nhận thấy bị dị ứng xăm môi, bạn cần liên hệ ngay đến bác sĩ thực hiện xăm môi cho mình, hoặc đến cơ sở xăm môi để được tư vấn, thăm khám và điều trị đúng cách. Cách chữa dị ứng mực xăm môi sẽ đạt hiệu quả hơn khi được phát hiện sớm và thăm khám ngay lập tức.
Một tình trạng rất đáng báo động là rất nhiều chị em khi bị dị ứng xăm môi sẽ sử dụng các loại thuốc uống, thuốc bôi mua ngoài, tự ý sử dụng thuốc mà không qua thăm khám, chẩn đoán của bác sĩ có chuyên môn. Điều này có thể làm tình trạng dị ứng mực xăm môi thêm nặng hơn.
Khi đến gặp bác sĩ, tùy vào tình trạng dị ứng sẽ có các cách chữa dị ứng mực xăm môi khác nhau như:
Khi bị dị ứng mực xăm môi, người bệnh thường lo lắng, sợ hãi màu môi, sức khỏe bị ảnh hưởng. Trước khi tìm cách chữa dị ứng mực xăm môi, bạn cần giảm sưng, sơ cứu tạm thời, giảm cảm giác khó chịu trước khi đến bệnh viện để được thăm khám.
Phương pháp chườm lạnh, chườm đá đúng cách là cách chữa dị ứng mực xăm môi vô cùng hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua. Hơi lạnh từ túi chườm sẽ làm vết sưng dịu lại, giảm lưu thông máu, từ đó hạn chế sưng tấy nặng hơn. Cách thực hiện chườm giảm sưng khi bị dị ứng xăm môi như sau:
Sau khi xăm môi hoặc đang thực hiện cách chữa dị ứng mực xăm môi, bạn cần chú ý nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng. Rất nhiều trường hợp bị dị ứng sau xăm môi là do dinh dưỡng không hợp lý, người xăm môi ăn những món ăn cần kiêng khi môi đang phục hồi.
Vậy cách chữa dị ứng mực xăm môi qua chế độ ăn như thế nào?
Những cách chữa dị ứng mực xăm môi trên đây mong rằng có thể giúp bạn hạn chế lo lắng, điều trị dị ứng hiệu quả hơn. Ngoài những cách nêu trên, việc vệ sinh môi đúng cách, bôi thuốc, uống thuốc đúng giờ theo kê đơn của bác sĩ là cách phòng ngừa dị ứng xăm môi tốt mà bạn không nên bỏ qua.
Hồng Nhung
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.