Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chườm đá đúng cách là việc rất quan trọng cũng như đóng vai trò rất quan trọng trong việc giảm đau, hỗ trợ chấn thương trên cơ thể. Vậy làm cách nào để chườm đá đúng mà không gây tác dụng ngược lại?
Phương pháp chườm đá (chườm lạnh) được sử dụng để giảm đau, làm dịu và hạn chế những tổn thương liên quan. Tuy nhiên nếu chườm đá sai cách có thể sẽ dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn đâu đấy. Qua bà viết dưới đây Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn hiểu biết thêm về phương pháp chườm đá đúng cách.
Khi bị chấn thương, người ta thường dùng phương pháp chườm đá với mục đích để làm giảm đau ở phần mô mềm của người bệnh. Thông thường, phản ứng đầu tiên của cơ thể khi bị chấn thương là những mô mềm bắt đầu sưng lên, những mạch máu cũng có thể vỡ ra và làm tụ máu bầm ở bộ phận bị chấn thương.
Khi này, chườm đá có tác dụng làm các mạch máu co lại, giảm lưu lượng máu đến vùng bị thương, giảm xuất huyết trong cũng như làm tan máu bầm, tê lạnh dây thần kinh, từ đó giảm đau, dịu sưng hiệu quả.
Đặc biệt là khi có kỹ thuật chườm đá đúng cách, cơn đau đớn, khó chịu sẽ nhanh chóng được làm dịu lại, vết thương cũng giảm sưng đỏ rõ rệt. Phương pháp giảm đau bằng cách chườm đá này thích hợp với người bị những chấn thương nhẹ như bầm tím, viêm gân, bong gân cổ chân nhẹ,…
Có rất nhiều người chườm đá không đúng cách vì phạm vào những lỗi sai cơ bản sau:
Chườm quá lâu: Thời gian chườm đá quá lâu sẽ làm cho các mạch máu bị lạnh mà co lại, khiến cho máu không đến được vết thương và các mô cũng không nhận được nguồn dưỡng chất để chữa lành cũng như hồi phục sau đó. Vì vậy mà không nên chườm đá quá 10 phút, nếu không bạn sẽ rất lâu lành đấy.
Chườm đá trực tiếp: Việc làm này có thể khiến da bị bỏng nhiệt, dẫn đến các tế bào trên bề mặt da bị phá hủy nghiêm trọng. Không chỉ vậy mà những mô tế bào bị tổn thương cũng lâu hồi phục hơn. Khi chườm đá, bạn nên dùng một chiếc khăn sạch để bao bọc lại viên đá rồi mới tiến hành chườm nhé. Ngoài ra bạn nên sử dụng túi chườm lạnh y tế để dễ dàng thực hiện hơn, không nhỏ giọt, rỉ nước ra bên ngoài miếng vải gây ướt và khó chịu khi chườm.
Không nâng đỡ vùng bị chấn thương: Khi chườm đá, nếu bạn không nâng đỡ vùng bị chấn thương thì có khả năng cao sẽ dẫn đến máu huyết khó lưu thông, làm vùng chấn thương tê mỏi, đau nhức, thiếu máu và không hồi phục nhanh được. Nếu vậy thì việc chườm đá của bạn không những không đem lại hiệu quả mà còn khiến cho vùng da đó chịu tổn hại hơn.
Ngoài tìm hiểu chườm đá đúng cách, bạn cũng nên chú ý đến các bước sơ cứu khi gặp chấn thương để hạn chế tối đa biến chứng, giảm đau hiệu quả. Theo các chuyên gia, khi bị chấn thương hoặc người khác bị chấn thương, bạn nên thực hiện quy trình P.O.I.C.E như sau đây:
Cần nâng đỡ vùng chấn thương giúp máu lưu thông dễ hơn
Phương pháp chườm đá hoặc massage lạnh có thể dễ dàng thực hiện với những nguyên liệu, vật dụng quen thuộc nhưng việc làm đúng cách thì rất ít người nắm được kỹ thuật này. Sau đây là một vài lưu ý để thực hiện chườm đá đúng cách khi bị chấn thương hoặc dùng trong mục đích khác:
Ngoài dùng để chườm lên vết thương thì phương pháp chườm đá đúng cách trên đây cũng được dùng trong làm đẹp nữa đấy. Nếu bạn có làn da lỗ chân lông to, thường xuyên nổi mụn thì có thể sử dụng đá lạnh chườm lên da nhằm se khít, thu nhỏ lỗ chân lông đấy. Đối với đá chườm cho mặt để làm đẹp, bạn có thể dùng đá từ hoa quả, trái cây, bổ sung vitamin cho làn da tươi trẻ.
Cách chườm đá đúng cách vừa chia sẻ trên đây hy vọng đã giúp ích cho bạn khi bắt gặp tình huống khẩn cấp. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là phương án chườm đá này không áp dụng cho vết thương hở đâu nhé vì có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm nấm, khuẩn,…
Hồng Nhung
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.