Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ngoài các biện pháp dùng thuốc và luyện tập thì việc lựa chọn chế độ ăn uống phù hợp là rất quan trọng. Vậy người bệnh cao huyết áp nên ăn gì là tốt nhất?
Cao huyết áp được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng” bởi diễn biến âm thầm và có liên quan đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Ngoài việc điều trị theo hướng dẫn của bác sỹ, chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng lớn đến việc giảm cao huyết áp. Vậy bạn đã biết bệnh cao huyết áp nên ăn gì chưa?
Bệnh cao huyết áp thường phải kiêng nhiều thứ, do đó rất nhiều người đau đầu không biết cao huyết áp nên ăn gì. Thực ra câu hỏi đó không hề khó để trả lời, vì có rất nhiều thực phẩm xung quanh bạn giúp hạ huyết áp hiệu quả như rau lá xanh. Kali có trong rau xanh giúp thận bài tiết natri thông qua nước tiểu. Điều này giúp giảm huyết áp hiệu quả. Các loại rau lá xanh lá có hàm lượng kali cao bao gồm: rau diếp, cải xoăn, rau củ cải, rau bina, củ cải đường…
Rau quả đóng hộp thường có thêm natri, nhưng rau đông lạnh lại chứa nhiều chất dinh dưỡng giống như rau tươi. Bạn cũng có thể pha trộn các loại rau với chuối và sữa đặc để có một loại nước ép trái cây tươi ngon giàu kali.
Các loại quả mọng, đặc biệt là việt quất giàu một chất tự nhiên gọi là flavonoids. Một nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ hợp chất này có thể ngăn ngừa cao huyết áp và là cách kiểm soát huyết áp hiệu quả.
Quả việt quất, quả mâm xôi và dâu tây rất dễ kết hợp vào chế độ ăn uống hàng ngày. Bạn có thể ăn chúng với ngũ cốc vào buổi sáng, hoặc dùng những loại quả này như một món tráng miệng lành mạnh.
Củ cải có chứa oxit nitric, có thể giúp mở các mạch máu và giảm huyết áp. Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy rằng, chất nitrat trong nước ép củ dền có thể làm giảm huyết áp trong vòng 24 giờ.
Bạn có thể tự chế biến thành nước ép củ cải đường để uống hoặc đơn giản là nấu thành các món ăn hàng ngày. Củ cải đường ngon khi rang hoặc thêm vào khoai tây chiên, các món hầm.
Sữa bò là một nguồn cung cấp canxi tuyệt vời và ít chất béo. Đây là hai yếu tố quan trọng trong chế độ ăn uống để hạ huyết áp. Nếu như không thích uống sữa bò, bạn có thể sử dụng sữa chua thay thế.
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, phụ nữ ăn từ 5 hộp sữa chua trở lên mỗi tuần sẽ giảm 20% nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp.
Hãy thử kết hợp granola, quả hạnh và trái cây với sữa chua để tạo thành món ăn lành mạnh tốt cho tim mạch. Khi mua sữa chua, hãy kiểm tra kỹ lượng đường có trong sữa. Hàm lượng đường trên mỗi khẩu phần càng thấp càng tốt.
Bột yến mạch là thực phẩm giàu chất xơ, ít chất béo và ít natri giúp hạ huyết áp rất tốt. Sử dụng bột yến mạch cho bữa ăn sáng là một cách tuyệt vời để vừa đảm bảo sức khỏe vừa tiếp đủ năng lượng cho cả ngày.
Bạn có thể trộn 1/2 cốc yến mạch và 1/2 cốc sữa đậu trong bát, cho thêm quả mọng và quế là đã có một bữa sáng ngon miệng.
Không cần tìm kiếm đâu xa, chuối là câu trả lời cho thắc mắc bênh cao huyết áp nên ăn gì. Chuối là một loại trái cây giàu kali, tốt cho việc hạ đường huyết. Ăn nhiều thực phẩm giàu kali tốt hơn nhiều so với uống thuốc bổ sung. Bạn có thể kết hợp chuối với các thực phẩm khác để tạo ra bữa ăn sáng lành mạnh như: ăn chuối với bột yến mạch, hoặc ăn cùng với một quả trứng luộc.
Cá là một nguồn chất đạm tuyệt vời. Các loại cá béo như cá thu và cá hồi có nhiều axit béo omega-3, có thể hạ huyết áp, giảm viêm, giảm triglyceride thấp. Ngoài những loại cá trên, cá hồi vân là thực phẩm chứa lượng lớn vitamin D mà hiếm thực phẩm nào có được. Đây là loại vitamin dạng hooc môn giúp hạ đường huyết hiệu quả.
8. Hạt
Hạt không chứa muối có chứa kali, magiê và các khoáng chất khác có tác dụng làm giảm huyết áp. Bạn có thể dùng 1/4 chén hướng dương, bí đỏ, hoặc hạt bí ngô như một bữa ăn nhẹ giữa các bữa ăn.
Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng tỏi có thể giúp làm hạn chế sự tăng huyết áp bằng cách tăng lượng oxit nitric trong cơ thể. Oxit nitric giúp giãn mạch, hoặc mở rộng các động mạch để giảm huyết áp.
Ngoài ra, bạn có thể kết hợp các loại gia vị thảo mộc, rau thơm vào chế độ ăn uống hàng ngày để giúp giảm lượng muối trong thức ăn. Ví dụ về các loại thảo mộc và gia vị bạn có thể thêm vào khi chế biến thức ăn bao gồm: húng quế, quế, xạ hương, hương thảo,…
Một nghiên cứu vào năm 2015 cho thấy ăn sôcôla đen có liên quan đến nguy cơ bệnh tim mạch thấp. Nghiên cứu cho thấy rằng ăn 100 gram sô cô la đen mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch rất tốt.
Sôcôla đen có chứa hơn 60% chất ca cao rắn và ít đường hơn sôcôla thông thường. Bạn có thể thêm sôcôla đen vào sữa chua hoặc ăn nó với trái cây như dâu tây, quả việt quất, hoặc quả mâm xôi như một món tráng miệng lành mạnh.
Cây hồ trăn có thể giảm sức đề kháng mạch máu ngoại vi, hoặc thắt chặt mạch máu, và nhịp tim, dễn đến hạ huyết áp. Một nghiên cứu cho thấy, chế độ ăn kiêng với một phần hạt quả hồ trăn mỗi ngày giúp giảm huyết áp rất tốt.
Bạn có thể kết hợp hạt hồ trăn vào chế độ ăn uống bằng cách thêm chúng vào nước sốt pesto, salad hoặc có thể ăn mỗi hạt như một bữa ăn nhẹ.
Dầu ôliu là một ví dụ về chất béo lành mạnh. Nó chứa polyphenol, là các hợp chất chống viêm có thể giúp làm giảm huyết áp.
Dầu ôliu có thể cung cấp 2-3 phần chất béo cần thiết hàng ngày. Đây là thực phẩm thay thế tuyệt vời cho dầu canola, bơ,..
Lựu là loại trái cây lành mạnh mà bạn có thể ăn hằng ngày. Một nghiên cứu kết luận rằng, uống một cốc nước lựu mỗi ngày một lần trong 4 tuần sẽ giúp giảm huyết áp trong thời gian ngắn.
Đối với nước ép lựu đóng hộp, bạn nên đọc nhãn mác để kiểm tra lượng đường trước khi mua, vì nếu lượng đường cao có thể phản tác dụng vốn có của lựu.
Có lẽ câu hỏi bệnh cao huyết áp nên ăn gì giờ đã quá đơn giản với bạn rồi. Bạn có thể tự tin chuẩn bị những bữa ăn lành mạnh, đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình.
Hường
Nguồn: Healthline
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.