Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bệnh chàm là gì? Bệnh chàm có lây không?

Ngày 17/09/2020
Kích thước chữ

Bệnh chàm có lây không và nguyên nhân gây bệnh chàm chính yếu là gì? Hãy cùng tìm hiểu về bệnh da liễu này trong bài viết dưới đây nhé!

Bệnh chàm là bệnh ngoài da thường xảy ra ở trẻ do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu. Bệnh chàm gây cảm giác ngứa khó chịu và khi gãi sẽ làm cho da bị tấy đỏ, viêm. Tuy vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính gây nên bệnh chàm nhưng các nhà khoa học cũng đã đưa ra nhận định rằng, bệnh này có thể do sự kết hợp giữ gen di truyền và môi trường sống tác động. Vậy bệnh chàm là gì và bệnh chàm có lây không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về bệnh da liễu này nhé!

Bệnh chàm có lây không?

Theo các chuyên gia cho biết, bệnh chàm không thể lây nhiễm từ người sang người được. Nguyên nhân chính gây ra bệnh chàm có thể là do gen di truyền hoặc do môi trường sống tác động, liên quan đến lây nhiễm. 

Một số nghiên cứu còn cho thấy rằng, người mắc bệnh chàm bị đột biến gen chịu trách nhiệm tạo ra filaggrin. Filaggrin là một loại protein có khả năng giúp duy trì hàng rào bảo vệ lớp trên cùng của da. Khi gen tạo ra filaggrin bị biến đổi thì cơ thể sẽ bị thiếu hụt, không đủ để xây dựng hàng rào bảo vệ da khỏe mạnh. Lúc này, độ ẩm sẽ bị thoát ra ngoài khiến cho vi khuẩn và virus xâm nhập vào cơ thể gây nên bệnh chàm khiến cho da bị khô, dễ bị nhiễm trùng và gây ngứa rát. 

benh-cham-la-gi-benh-cham-co-lay-khong-1

Bệnh chàm có lây không?

Mặc dù bệnh bệnh chàm không lây trực tiếp từ người này sang người khác. Tuy nhiên, bệnh chàm có thể lây từ vị trí này sang vị trí khác trên cơ thể của người bệnh như tay chân, trán, bẹn… Bên cạnh đó, bệnh chàm còn có khả năng di truyền, nếu mẹ bầu mang thai mắc bệnh chàm thì khả năng di truyền sang con cũng rất là cao. 

Nguyên nhân gây ra bệnh chàm

Ngoài nguyên nhân do gen di truyền thì bệnh chàm còn có thể do một số tác động ngoài môi trường dưới đây: 

1. Căng thẳng

Tình trạng căng thẳng kéo dài về mặt cảm xúc cũng sẽ là nguyên nhân khiến bệnh chàm trở nên nặng hơn. Nội tiết tố (hormone) trong cơ thể tăng hoặc giảm cũng sẽ khiến cho bệnh chàm bùng phát do sự thay đổi này sẽ làm ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn. 

Bạn có thể cải thiện sức khỏe tinh thần bằng cách làm giảm căng thẳng, nghỉ ngơi hợp lý, đi du lịch, massage thư giản và nếu được, bạn hãy tự thưởng cho bản thân một món quà khi đạt được mục tiêu của mình. 

benh-cham-la-gi-benh-cham-co-lay-khong-2

Tình trạng căng thẳng kéo dài cũng sẽ là nguyên nhân khiến bệnh chàm

2. Thời tiết làm ảnh hưởng làn da

Những làn da nhạy cảm, đặc biệt là làn da trẻ em thường dễ bị ảnh hưởng khi thời tiết thay đổi. Bệnh chàm cũng sẽ dễ phát mạnh hơn khi điều kiện thời tiết và nhiệt độ môi trường thay đổi: 

  • Môi trường nóng bức: Việc tập luyện thể dục hoặc mặc quần áo quá nhiều hay đứng dưới ánh nắng quá lâu ở thời điểm thời tiết nóng bức có thể khiến cơ thể bị đổ mồ hôi, đây cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh chàm. 
  • Thời tiết lạnh: Vào những mùa lạnh, những làn da nhạy cảm rất dễ bị khô, dẫn đến tình trạng kích ứng da và gây nên bệnh chàm. 
  • Không khí quá khô hoặc ẩm: Bệnh chàm cũng có thể dễ xuất hiện khi không khí quá khô hoặc quá ẩm. Ngoài ra, nếu bạn tắm quá  lâu, tắm nước nóng hoặc tắm nhiều lần cũng sẽ dễ bị bệnh chàm. 

Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể sử dụng thuốc mỡ bôi khoảng 2 lần/ngày trước khi đi ngủ và vào mỗi buổi sáng để giúp dưỡng ẩm cho da. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng máy tạo độ ẩm trong trường hợp nếu nhiệt độ trong nhà quá nóng hoặc quá khô để hạn chế tình trạng khô da, ngứa và bong tróc… Đối với trẻ em, mẹ có thể sử dụng kem dưỡng ẩm không hóa chất và không chất bảo quản để bôi và chăm sóc da cho bé. 

3. Nhiễm khuẩn làm bệnh chàm nặng hơn

Bệnh chàm có thể khiến cho bạn dễ bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus sống trong môi trường, điều này sẽ khiến cho bệnh ngày càng trở nên nặng hơn. Dưới đây là những loại vi khuẩn và virus có thể là nguyên nhân gây bệnh chàm:

  • Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng): Đây là một loại vi khuẩn phổ biến sẽ làm kích hoạt bệnh chàm.
  • Molluscum: Đây là một loại virus gây bệnh u mềm lây.
  • Virus herpes: Đây là một loại virus gây nên tình trạng lở môi và vết loét lạnh.
  • Nấm: Một số loại nấm như giun đũa hoặc nấm nông ở chân cũng sẽ là những yếu tố phổ biến kích hoạt nhiễm trùng.

4. Phấn hoa làm kích hoạt bệnh chàm

Phấn hoa cũng là một trong những nguyên nhân khiến bệnh chàm bị kích hoạt và khiến bệnh tình trở nên tồi tệ hơn. Phổ biến nhất vẫn là phấn hoa theo mùa, mạt bụi, nấm mốc và gàu. Ngoài phấn hoa thì bụi bẩn, mối mọt, lông thú cũng là nguyên nhân dễ khiến bạn bị bệnh chàm. 

benh-cham-la-gi-benh-cham-co-lay-khong-3

Phấn hoa làm kích hoạt bệnh chàm

5. Thức ăn làm kích hoạt bệnh chàm

Một số thực phẩm có thể gây ra tình trạng dị ứng làm kích hoạt bệnh chàm như sữa, hải sản, nội tạng động vật, thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm ngọt, thức ăn nhanh… Nếu bạn không biết loại thức ăn nào đã gây kích hoạt chàm thì có thể tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ để được tư vấn thêm về những loại thực phẩm nên kiêng cử để bảo vệ sức khỏe nhé!

Bên cạnh đó, bạn cũng cần bổ sung những thực phẩm tốt cho bệnh chàm như các loại probiotic, cá, hạt lanh, mật ong, các loại thực phẩm giàu kẽm, thực phẩm giàu vitamin C, vitamin E và vitamin D.

6. Gãi ngứa làm bệnh chàm trở nặng

Tình trạng kích ứng da, khô da khi bị chàm thường khiến cho làn da của bạn bị ngứa. Lúc này, nếu bạn gãi quá mạnh vào da cũng sẽ gây chảy máu hoặc dùng dụng cụ chà xát lên da cũng sẽ làm cho những vết chàm nổi lên da. 

Trên đây là một số chia sẻ giải đáp cho vấn đề bệnh chàm là gì và bệnh chàm có lây không? Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích về bệnh da liễu này nhé!

Thủy Phan

(Nguồn: Tổng Hợp)

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin