Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tiểu đường thai kỳ nếu không được kiểm soát tốt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi và gây khó khăn trong lúc sinh nở. Trong giai đoạn mang thai, sức
Trong giai đoạn mang thai, sức khỏe của phụ nữ rất nhạy cảm, chế độ ăn uống và sinh hoạt lúc này không chỉ dành cho cơ thể mẹ mà còn liên quan đến sự phát triển của bé. Việc ăn uống – sinh hoạt thiếu điều độ, hợp lý rất dễ khiến dẫn đến tiểu đường thai kỳ.
Tiểu đường thai kỳ hay còn gọi là bệnh đái tháo đường là tình trạng rối loạn đường máu khi mang thai. Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn khi mang thai ở độ tuổi trên 35, mang bầu nhiều lần hoặc những người béo phì, tăng cân quá nhiều khi có em bé. Ngoài ra đối với những người có tiền sử tiểu đường ở những lần mang thai trước đó hoặc gia đình có người mắc bệnh này thì cũng có nguy cơ tiểu đường cao hơn người bình thường.
Thông thường triệu chứng của tiểu đường thai kỳ khá ít và cũng không rõ ràng. Mẹ bầu thường được phát hiện mắc bệnh này trong các lần khám thai định kỳ của mình thông qua nghiệm pháp tăng đường huyết. Tăng đường huyết chủ yếu xuất hiện ở tuần thứ 24 – 28 của thai kỳ và kết thúc sau khi sinh.
Tuy nhiên nếu bệnh tiểu đường thai kỳ không được điều trị sẽ khiến cả mẹ và bé gặp nhiều biến chứng nguy hiểm sau này. Mẹ bầu thậm chí sẽ có thể bị tiểu đường thực sự sau khi sinh bé.
Nguyên nhân gây tiểu đường thai kỳ chính là do việc ăn uống không hợp lý. Vì vậy, lưu ý đầu tiên dành cho phụ nữ mang thai bị tiểu đường là phải giảm ăn những thực phẩm, món ăn chứa đường, tinh bột nhưng vẫn cần đảm bảo chế độ ăn đủ năng lượng cung cấp cho cả mẹ và bé. Khẩu phần ăn hàng ngày nên chú ý tăng ăn thịt, trứng, các loại cá, uống nhiều sữa không đường hoặc sữa dành riêng cho tiểu đường thai kỳ.
Sau khi sinh, phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ vẫn có thể nuôi con bình thường bằng sữa mẹ. Ngoài ra 6 – 12 tuần sau khi sinh mẹ cần đi khám sức khỏe để xác định nếu mắc tiểu đường thật sự.
Tiểu đường thai kỳ nói chung rất hại đối với sức khỏe của mẹ và bé, kìm hãm sự phát triển của bé trong tương lai thậm chí gây ra dị tật bẩm sinh không thể chữa trị. Vì vậy tốt nhất khi mang thai, để phòng tránh tiểu đường các mẹ nên chủ động điều chỉnh chế độ ăn uống của mình, giảm hấp thụ đường và tinh bột.
Linh Đan
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.