Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Viêm môi bong vảy là tình trạng da môi bị bong tróc thường gặp khi thời tiết khô hanh gây nên sự khó chịu và tự ti cho người bệnh. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về triệu chứng, nguyên nhân, và cách điều trị cho tình trạng này từ đó giải đáp viêm môi bong vảy có khỏi không?
Viêm môi bong vảy không chỉ là vấn đề thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến giao tiếp và thói quen ăn uống hàng ngày của người bệnh. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về viêm môi bong vảy, từ triệu chứng cho đến cách điều trị hiệu quả và cách ngăn ngừa. Và liệu viêm môi bong vảy có khỏi không?
Viêm môi bong vảy là một tình trạng mạn tính xảy ra ở da môi do dị ứng với một số chất trong son môi hoặc các sản phẩm khác. Bệnh khiến cho môi bị viêm đỏ, và hình thành các mảng vảy sừng dày, tạo cảm giác không thoải mái.
Để điều trị viêm môi bong vảy, người bệnh có thể sử dụng son dưỡng môi, kem chống nấm và thuốc steroid dạng bôi trực tiếp lên môi. Tuy nhiên, hiệu quả của những biện pháp này có thể thay đổi tùy theo từng trường hợp và đôi khi không đem lại kết quả tốt. Ngoài ra, có các phương pháp xâm lấn như sử dụng laser, phẫu thuật lạnh, và đốt điện để loại bỏ các mảng da bong vảy. Tuy nhiên, những phương pháp này thường đi kèm với cơn đau khó chịu, và có thể để lại sẹo.
Viêm môi bong vảy không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn tạo cảm giác khó chịu. Mặc dù nguyên nhân chính gây bệnh vẫn chưa được xác định chính xác, nhưng viêm môi bong vảy có thể liên quan đến một số yếu tố sau đây:
Sử dụng thường xuyên kem dưỡng hoặc son môi: Một số thành phần có trong kem dưỡng hoặc son môi có thể gây kích ứng hoặc viêm môi.
Thiếu hụt vitamin B12, sắt: Môi nứt nẻ, bong tróc có thể xuất phát từ thiếu hụt một số chất dinh dưỡng như kẽm, sắt hoặc vitamin B12.
Ngoài ra, còn một số yếu tố có thể góp phần vào việc gây viêm môi bong vảy, như nhiễm nấm ở miệng, dị ứng đối với mỹ phẩm hoặc thức ăn, sự hiện diện của HIV và nấm Candida, cũng như tình trạng trầm cảm và rối loạn hành vi. Trong trường hợp này, trầm cảm và rối loạn hành vi có thể dẫn đến thói quen liếm hoặc cắn môi, gây ra tình trạng viêm môi bong vảy.
Triệu chứng của viêm môi bong vảy có thể khá đặc trưng và dễ nhận biết. Những dấu hiệu chính của bệnh này bao gồm:
Cảm giác đau đặc biệt xuất hiện khi ăn hoặc nói chuyện. Ngoài ra, môi có thể ngứa, khô, loét và nứt nẻ có thể gây khó khăn trong sinh hoạt và đời sống hàng ngày.
Viêm môi bong vảy có thể tự khỏi ở một số trường hợp nhẹ, nhưng tình trạng này thường tái phát nếu không được điều trị đúng cách. Nếu không chăm sóc và điều trị một cách kịp thời, viêm môi tróc vảy có thể kéo dài trong nhiều năm và gây ra những triệu chứng nghiêm trọng hơn.
Vì vậy, khi bạn thấy bất kỳ dấu hiệu nào của viêm môi bong vảy, quá trình điều trị sớm là quan trọng để ngăn ngừa biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống. Hãy tìm đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để được khám và tư vấn về phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng của bạn.
Viêm môi bong vảy có thể khiến môi trở nên nhạy cảm, thường xuyên bong ra, lộ lớp biểu bì thô ráp phía dưới. Tình trạng này ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày và có thể làm cho việc ăn uống trở nên khó khăn hơn. Vì vậy, việc điều trị viêm môi bong vảy là rất quan trọng để ngăn ngừa biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống. Có một số cách để điều trị viêm môi bong vảy:
Ngừng sử dụng sản phẩm gây kích ứng: Nếu bạn biết rằng môi của mình phản ứng với một sản phẩm cụ thể, hãy ngừng sử dụng sản phẩm đó và tìm đến bác sĩ để kiểm tra và điều trị kịp thời.
Sử dụng kem dưỡng ẩm: Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm chứa vitamin E, kẽm oxit, bạc nitrat có thể giúp làm mềm da môi và giảm triệu chứng viêm môi bong vảy. Tuy nhiên, cần tuân thủ hướng dẫn sử dụng và không lạm dụng sản phẩm.
Sử dụng kem chứa steroid: Một số sản phẩm chứa steroid nhẹ như Fobancort, Fucicort, Eumovate, Chlorocide H có thể được sử dụng để giảm viêm và ngứa. Tuy nhiên, cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và không sử dụng quá lâu.
Sử dụng liệu pháp laser: Đối với viêm môi bong vảy mạn tính, liệu pháp laser helineon có thể được áp dụng. Nó sử dụng chùm năng lượng thấp để thúc đẩy quá trình tái tạo da và làm lành vết thương.
Thuốc Tacrolimus: Thuốc Tacrolimus có thể được sử dụng tạm thời để giảm viêm môi. Tuy nhiên, tác dụng của nó chỉ kéo dài một thời gian ngắn và tình trạng có thể tái phát sau khi ngừng sử dụng.
Không cắn, liếm, bóc môi: Đây là một phương pháp được sử dụng để giảm thiểu thói quen cắn, liếm hoặc mút môi một cách vô thức, giúp giảm việc tác động tự làm tổn thương đến môi.
Điều quan trọng nhất là ngay khi phát hiện triệu chứng viêm môi bong vảy kéo dài bạn nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để được tư vấn và điều trị phù hợp dựa trên tình trạng cụ thể của bạn.
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.