Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Truyền nhiễm/
  4. Nhiễm Candida

Nhiễm Candida là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh

Bác sĩVõ Thanh Nhã Văn

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Bác sĩ Y học Dự phòng từ Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, bác sĩ đã có nền tảng vững chắc về an toàn y tế và nghiên cứu khoa học. Bên cạnh việc hoàn thành khóa huấn luyện an toàn Sơ cấp cứu tại SAFI, bác sĩ còn nhận được bằng khen của Bộ Y tế năm 2021 cho những đóng góp xuất sắc trong công tác phòng chống dịch COVID-19.

Xem thêm thông tin

Nấm Candida là một loại nhiễm trùng da và niêm mạc do nấm Candida albicans gây ra, thường xuất hiện ở các nếp gấp da, kẽ ngón, bộ phận sinh dục, và niêm mạc miệng. Chẩn đoán dựa vào triệu chứng và xét nghiệm da. Điều trị bao gồm sử dụng thuốc chống nấm và các chất làm khô

Nội dung chính

Tìm hiểu chung nhiễm candida

Có rất nhiều loại nấm sống trong cơ thể người, trong đó có nấm Candida. Loại nấm này thường sống với số lượng nhỏ ở những nơi như miệng và bụng hoặc trên da mà không gây ra bất kỳ vấn đề nào. Nhưng khi gặp môi trường thích hợp, nấm men có thể sinh sôi và phát triển ngoài tầm kiểm soát. Nhiễm trùng mà nó gây ra được gọi là bệnh nấm Candida. Tùy vào vị trí phát triển mà nấm có tên gọi khác nhau:

Nấm miệng (Candida hầu họng);

Nhiễm trùng nấm men sinh dục (Candida sinh dục);

Phát ban tã do nhiễm nấm men;

Candidiasis xâm lấn.

Triệu chứng nhiễm candida

Những dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm Candida

Nấm miệng (Candida hầu họng)

Các triệu chứng bao gồm:

Các mảng trắng hoặc vàng trên lưỡi, môi, lợi, vòm miệng và má trong;

Đỏ hoặc đau trong miệng và cổ họng;

Nứt khóe miệng;

Đau khi nuốt, nếu nó lan đến cổ họng.

Nhiễm trùng nấm men sinh dục (Candida sinh dục)

Các triệu chứng bao gồm:

Cực kỳ ngứa ở âm đạo;

Âm đạo và âm hộ (phần bên ngoài của bộ phận sinh dục nữ) bị đỏ và sưng tấy;

Đau và rát khi đi tiểu;

Khó chịu khi quan hệ tình dục;

Tiết dịch "pho mát nhỏ" dày, màu trắng từ âm đạo.

Một người đàn ông bị nhiễm trùng nấm men có thể bị phát ban ngứa trên dương vật của họ.

Vì các triệu chứng ở phụ nữ có thể giống với các bệnh nhiễm trùng khác như viêm âm đạo do vi khuẩn (vi khuẩn phát triển quá mức trong âm đạo) và các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nên điều quan trọng là phải đến gặp bác sĩ.

Phát ban tã do nhiễm nấm Candida

Các triệu chứng thường là:

Ngứa;

Hăm tã gây bí, nổi mẩn đỏ.

Candida xâm lấn

Các triệu chứng bao gồm: Sốt và ớn lạnh.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh nhiễm Candida

Nếu nấm men Candida xâm nhập vào máu và di chuyển đến tim, não, máu, mắt và xương thfi gây ra nhiễm trùng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân nhiễm candida

Nấm miệng (Candida hầu họng)

Khi nấm candida lây lan trong miệng và cổ họng, nó có thể gây ra nhiễm trùng gọi là tưa miệng. Bệnh này phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh, người già và những người có hệ thống miễn dịch suy yếu.

Nhiễm trùng nấm men sinh dục (Candida sinh dục)

Điều này xảy ra khi có quá nhiều nấm men phát triển trong âm đạo. (Nam giới cũng có thể bị nhiễm trùng nấm men sinh dục, nhưng nó ít phổ biến hơn nhiều). Nhiễm trùng nấm men thường xảy ra khi sự cân bằng trong âm đạo thay đổi. Đôi khi, nhiễm trùng có thể được truyền từ người này sang người khác khi quan hệ tình dục.

Phát ban tã do nhiễm nấm Candida

Mặc dù phát ban do tã lót thường do để tã ướt hoặc bẩn quá lâu, nhưng một khi da của bé bị kích ứng, khả năng nhiễm trùng sẽ cao hơn.

Candida xâm lấn

Nếu nấm men candida xâm nhập vào máu (thường là qua thiết bị hoặc dụng cụ y tế), nó có thể di chuyển đến tim, não, máu, mắt và xương. Điều này có thể gây ra nhiễm trùng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng. Điều này xảy ra thường xuyên nhất đối với những người mới nhập viện hoặc sống trong một cơ sở chăm sóc sức khỏe, chẳng hạn như viện dưỡng lão.

Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh nhiễm candida

Những biện pháp tự nhiên nào có thể giúp hỗ trợ điều trị nhiễm Candida?

Một số biện pháp tự nhiên có thể giúp hỗ trợ điều trị nhiễm Candida bao gồm sử dụng dầu dừa có tính kháng nấm tự nhiên, bổ sung probiotic để cân bằng hệ vi sinh vật trong cơ thể, và thay đổi chế độ ăn uống. Tránh thực phẩm giàu đường, tăng cường chất xơ và rau xanh giúp giảm môi trường thuận lợi cho Candida phát triển. Tuy nhiên, những biện pháp này nên được kết hợp với chỉ định của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả điều trị.

Xem thêm thông tin: Cách điều trị nấm Candida tại nhà bằng các nguyên liệu tự nhiên

Nhiễm Candida có thể ảnh hưởng đến những vùng nào trên cơ thể?

Nhiễm Candida có thể ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe tổng thể?

Những yếu tố nào có thể làm tăng nguy cơ mắc nhiễm Candida?

Việc sử dụng kháng sinh có thể ảnh hưởng như thế nào đến nguy cơ nhiễm Candida?

Hỏi đáp (0 bình luận)