Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc dịch hoặc viêm kết mạc họng hạch do Adenovirus gây ra. Bệnh này rất dễ lây nhiễm và có khả năng lan rộng thành dịch. Bài viết nêu ra những triệu chứng đau mắt đỏ và giải đáp thắc mắc đau mắt đỏ gây sốt không? Bạn nên nắm rõ triệu chứng bệnh để chữa trị kịp thời.
Triệu chứng: Bệnh đau mắt đỏ có biểu hiện đó là mắt bị đỏ và có ghèn mắt. Thông thường, người bệnh sẽ bị đỏ một bên mắt trước, rồi lan sang mắt còn lại. Ghèn mắt nước trong nhìn thấy được có màu vàng.
Triệu chứng mà bạn hay gặp phải là người bị nhiễm bệnh thường bắt đầu khi mắt cảm thấy khó chịu, tiếp đó là cảm giác cộm như có cát trong mắt, mắt nhiều dử, hai mắt khó mở vào buổi sáng ngủ dậy do có nhiều dử dính chặt. Dử mắt có thể màu xanh hay màu vàng tùy thuộc tác nhân gây bệnh. Hai mí mắt sưng nề, mọng, mắt đỏ do cương tụ mạch máu.
Khi bị đau mắt đỏ, bệnh nhân có cảm giác mệt mỏi, ngoài đau mắt đỏ gây sốt nhẹ, đau họng, mắt bị nhức đau, nổi cộm, chảy nước mắt, đỏ, nhiều gỉ mắt, đau họng, ho, tai xuất hiện hạch.
Người bệnh vẫn nhìn thấy mọi thứ bình thường, thị lực không bị suy giảm. Đau mắt đỏ gây sốt không? Một số người bệnh còn có biểu hiện toàn thân sốt nhẹ, viêm mũi họng, nổi hạch trước tai, sợ ánh sáng, đau họng mỗi khi nuốt nước bọt và bị nổi hạch. Một số nhỏ trường hợp nữa có thể có xuất huyết dưới kết mạc hay có giả mạc. Thỉnh thoảng xuất hiện bệnh nhân có đau hạch sau tai, viêm họng, sốt nhẹ và mỏi mệt. Bệnh nhân đau mắt đỏ có cảm giác bị cộm, xốn tại mắt giống như có cát, mắt khó chịu, đau nhẹ và bị mờ thoáng qua. Bệnh nhân đau mắt đỏ nhất là dấu hiệu đau mắt đỏ ở trẻ có thể có triệu chứng đi kèm là bị viêm họng hạch hay một số trường hợp khác có hạch ở tay.
Thường thì lúc đầu người bệnh chỉ là mắt cộm, đỏ, ngứa, chảy nước mắt, bệnh nhân vẫn nhìn thấy bình thường, thị lực không suy giảm. Nếu để nghiêm trọng, bệnh nhân có thể bị phù mắt đỏ, hay có màng trong mắt. Việc chẩn đoán viêm kết mạc cấp thường dễ nhận thấy khi có các biểu hiện như trên. Khả năng thị lực của người đau mắt đỏ không giảm trừ khi có bị biến chứng viêm giác mạc. Ở thể nặng hơn, người bệnh có thể bị phù mắt đỏ, có màng trong mắt.
- Mắt chảy nhiều nước
- Mẩn đỏ, ngứa và sưng mắt
- Đau liên tục trong mắt (cảm giác cộm mắt)
- Khó chịu với ánh sáng
- Có chất dịch màu trắng rõ ràng (nếu là đau mắt do nhiễm vi-rút hoặc là dị ứng)
- Có dử mắt màu vàng và màu xanh lục từ mắt (do bị nhiễm khuẩn)
- Người đau mắt đỏ có cảm thấy cộm, xốn tại mắt giống hệt có cát, mắt khó chịu, hơi đau và mờ thoáng qua.
Như vậy, có thể đau mắt đỏ gây sốt . Bạn nên cách ly người bệnh và chữa trị tốt cho họ, không đến những nơi có tập trung đông người như bệnh viện, trường học... Chúng ta nên rửa tay bằng xà phòng tiệt trùng nhiều lần trong ngày, nhỏ nước muối sinh lý vệ sinh mắt... để phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ trong mùa dịch.
Thanh Hiền
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...