Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Bệnh đau mắt đỏ có nguy hiểm không? Một số biện pháp phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ

Ngày 29/10/2024
Kích thước chữ

Bệnh đau mắt đỏ là một loại bệnh lý về mắt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Bệnh này dễ lây lan từ người sang người và thường gây ra cảm giác khó chịu cho người bệnh. Vậy bệnh đau mắt đỏ có nguy hiểm không?

Bệnh đau mắt đỏ có nguy hiểm không? Mặc dù hầu hết các trường hợp đau mắt đỏ không nghiêm trọng và có thể tự khỏi nhưng nhiều người vẫn băn khoăn về mức độ nguy hiểm của bệnh này. Đau mắt đỏ có thể lây lan nhanh chóng trong cộng đồng và gây ra sự khó chịu đáng kể cho người mắc phải.

Bệnh đau mắt đỏ có mấy loại?

Bệnh đau mắt đỏ có nguy hiểm không? Đau mắt đỏ có mấy loại?

Đau mắt đỏ dị ứng

Đây là phản ứng của cơ thể với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa hoặc bụi bẩn. Đau mắt đỏ do dị ứng không lây nhiễm và thường ảnh hưởng đến cả hai mắt. Triệu chứng bao gồm ngứa, chảy nước mắt nhiều và viêm mắt cùng với các dấu hiệu dị ứng khác như ngứa mũi, hắt hơi và khó chịu ở họng hoặc hen suyễn.

Bệnh đau mắt đỏ có nguy hiểm không? Đau mắt đỏ có mấy loại? 1
Đau mắt đỏ do dị ứng không lây nhiễm và thường ảnh hưởng đến cả hai mắt

Đau mắt đỏ do virus và vi khuẩn

Triệu chứng đau mắt đỏ có thể đi kèm với triệu chứng cảm lạnh hoặc các dấu hiệu nhiễm trùng đường hô hấp như đau họng. Thông thường, bệnh bắt đầu ở một bên mắt và có thể lây sang bên còn lại trong vài ngày. Mắt bị đỏ thường chảy dịch trong, không đặc, khiến mí mắt có thể dính lại với nhau. Bệnh này rất dễ lây lan qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với dịch từ mắt của người nhiễm. Đôi khi, đau mắt đỏ cũng có thể kèm theo nhiễm trùng tai.

Đau mắt đỏ do kích ứng

Tình trạng này xảy ra khi mắt tiếp xúc với hóa chất hoặc vật thể lạ, dẫn đến kích ứng, chảy nước mắt và tiết dịch nhầy. Thông thường, triệu chứng sẽ giảm trong khoảng một ngày. Tuy nhiên, nếu không thấy dấu hiệu cải thiện, có thể mắt vẫn còn dị vật hoặc người bệnh bị xước giác mạc hay kết mạc.

Nguyên nhân gây ra đau mắt đỏ

Một số nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ phổ biến như:

  • Nhiễm khuẩn: Một số vi khuẩn như Haemophilus influenzae, Staphylococcus aureus, Streptococcus pneumonia và Pseudomonas aeruginosa là nguyên nhân phổ biến gây viêm kết mạc.
  • Nhiễm virus: Virus, đặc biệt là adenovirus thường gây ra đau mắt đỏ. Ngoài ra, các loại virus khác như virus simplex virus,corona và varicella-zoster cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.
  • Dị ứng: Các tác nhân gây dị ứng như nấm mốc, phấn hoa và chất gây dị ứng khác có thể kích thích cơ thể sản xuất kháng thể immunoglobulin E. Điều này dẫn đến sự giải phóng histamine, gây ra các triệu chứng như đau mắt đỏ.
  • Hóa chất bắn vào mắt: Các sản phẩm như dầu gội, mỹ phẩm khói hoặc chất clo trong hồ bơi khi bắn vào mắt có thể gây ra tình trạng đỏ và kích ứng.
  • Dị vật trong mắt: Trong sinh hoạt hàng ngày, bụi bẩn có thể vướng vào mắt và gây viêm kết mạc.
  • Dùng kính áp tròng: Kính áp tròng có thể là nguồn lây bệnh nếu không được vệ sinh đúng cách, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng mắt.
  • Tiếp xúc với người bị đau mắt đỏ: Tay có thể mang theo tác nhân gây bệnh, vì vậy cần rửa tay sạch sẽ và tránh chạm vào mắt nếu chưa vệ sinh tay.
Bệnh đau mắt đỏ có nguy hiểm không? Đau mắt đỏ có mấy loại? 2
Virus, đặc biệt là adenovirus thường gây ra đau mắt đỏ

Bệnh đau mắt đỏ có nguy hiểm không?

Bệnh đau mắt đỏ có nguy hiểm không? Thông thường, đau mắt đỏ có diễn biến lành tính và hiếm khi gây di chứng lâu dài. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể kéo dài và ảnh hưởng đến giác mạc, dẫn đến suy giảm thị lực. Đau mắt đỏ có thể gây viêm và loét giác mạc ở cả người lớn và trẻ em. Nếu để lâu, tình trạng này có thể dẫn đến mù lòa.

Khi mắc bệnh đau mắt đỏ, người bệnh thường dễ nhầm lẫn với một số tình trạng khác như:

  • Viêm củng mạc: Triệu chứng chính là đau mắt, cơn đau có thể lan ra vùng trán, gò má và xoang. Mắt có lòng trắng đỏ hồng hoặc đỏ tươi, kèm theo các nốt gồ lên dưới khóe mắt.
  • Viêm nội nhãn: Mắt đỏ và đau nhưng không có dịch nhầy như trong đau mắt đỏ. Người bệnh có thể gặp tình trạng sưng mắt, nhìn mờ, mệt mỏi, mất ngủ, chán ăn và sốt.
  • Viêm loét giác mạc: Mắt cảm thấy cộm và chảy nước mắt nhiều. Khi thức dậy, người bệnh thường thấy nhìn mờ và khó mở mắt.
Bệnh đau mắt đỏ có nguy hiểm không? Đau mắt đỏ có mấy loại? 3
Nhiều người thắc mắc rằng bệnh đau mắt đỏ có nguy hiểm không?

Biện pháp phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ

Các biện pháp phòng ngừa đau mắt đỏ bao gồm:

  • Tránh chạm vào mắt: Hạn chế việc dùng tay chạm hoặc dụi mắt đang bị nhiễm trùng. Thay vào đó, hãy dùng khăn giấy sạch để lau nhẹ bên ngoài.
  • Vệ sinh tay thường xuyên: Luôn rửa tay bằng xà phòng và nước ấm, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi chạm vào mắt.
  • Sử dụng khăn riêng: Đảm bảo khăn tắm và khăn lau không được dùng chung với người khác, đặc biệt là với những người mắc bệnh đau mắt đỏ. Nên giặt sạch khăn của người bệnh bằng nước ấm và chất tẩy rửa.
  • Thay ga trải giường: Nên thường xuyên giặt vỏ gối và ga trải giường của người bệnh bằng nước nóng để tiêu diệt vi khuẩn, đồng thời tách biệt các vật dụng này với những người khác.
  • Bỏ mỹ phẩm mắt cũ: Nếu từng mắc đau mắt đỏ, hãy bỏ các sản phẩm trang điểm mắt đã sử dụng vì chúng có thể chứa vi khuẩn gây bệnh.
Bệnh đau mắt đỏ có nguy hiểm không? Đau mắt đỏ có mấy loại? 4
Luôn rửa tay bằng xà phòng và nước ấm, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi chạm vào mắt

Trên đây là những thông tin chúng tôi cung cấp đến bạn để giải đáp cho thắc mắc bệnh đau mắt đỏ có nguy hiểm không. khi nhận thấy bất thường ở mắt, người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế để được khám và kiểm tra. Việc xác định đúng tình trạng bệnh sẽ giúp đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, giúp bệnh nhanh khỏi và mang lại cảm giác dễ chịu cho mắt.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin