Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Dùng thuốc nam trị bệnh vảy nến chính là một trong những phương pháp được nhiều người tin dùng hiện nay bởi thành phần của thuốc vừa thân thiện với môi trường, giá thành rẻ,
Một số bài thuốc sau đây có thể giúp bạn hạn chế các tổn thương do vảy nến mang lại và ngăn chặn sự lan tỏa của nó đến những vùng da xung quanh.
Nguyên liệu: Hoa cúc khô 249g, mang tiêu 500g, xuyên tiêu và khô phàn mỗi loại 120g.
Thực hiện: Đem các vị thuốc trên đem sắc lấy nước để tắm hoặc ngâm vùng da bị vảy nến. Áp dụng cách 1 ngày 1 lần sẽ giúp da mềm lại, loại sạch các vết bong tróc.
Nguyên liệu: Rau má, kinh giới, bồ công anh, ké đầu ngựa, cây trinh nữ, xích đồng, thổ phục linh, bạc sau, vỏ gạo, kim ngân, khổ sâm, đơn đỏ, xác ve sầu, hạ khô thảo. Mỗi loại chuẩn bị khoảng 12g.
Thực hiện: Đem tất cả nguyên liệu bỏ vào bình siêu hoặc nồi có dung tích trung bình, sắc còn khoảng 2 chén, ngày uống 2 lần và dùng trong khoảng 1 – 2 ngày. Phần bã thuốc có thể dùng để pha với nước ấm để tắm. Bài thuốc này sẽ giúp cơ thể tiêu trừ độc, làm thanh nhiệt, cắt các cơn ngứa và khiến da vẻ mềm mại, hồng hào hơn.
Nguyên liệu: lá ớt, bột ngà cạo tự cây tre, lá cây sống đời, thiên niên kiện. Mỗi loại lấy số lượng tương đương nhau.
Thực hiện: Dùng các nguyên liệu đổ vào nổi có dung tích khoảng 2 lít nước, đun sôi để nguội, uống dần thay cho nước trà. Dùng khoảng 3 ấm sẽ có kết quả. Trong lá ớt có chứa thành phần phytochemcials và các phenolic acids, có khả năng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, chống các loại virus xâm nhập.
Ngoài cách thực hiện trên, bạn có thể dùng lá ớt giã nát với một ít muỗi, đắp lên những vùng da bị vảy nến thành mụn nước, sẽ làm cho các vết mụn màu vỡ và lành vết thương.
Nguyên liệu: khoảng 10 lá trầu không.
Thực hiện: Rửa sạch lá trầu và đun sôi với 3 lít nước rồi để nguội. Dùng khăn ấm nhúng nước và lau những vùng da bị vảy nến rồi tắm lại với nước ấm. Thực hiện 2 lần mỗi tuần sẽ đánh bay các vết bong tróc và khiến các vùng da vảy nến không bị nhiễm trùng.
Theo Đông y, lá trầu không có vị cay nồng, tính ấm, đặc tính của lá trầu rất phù hợp để chữa trị các bệnh liên quan đến viêm nhiễm, giúp sát khuẩn rất tốt. Vì thế mà lá trầu còn thường được đâm ra và đắp vào các vết thương ngoài da cũng như làm tiêu đờm gây bệnh ho.
Nguyên liệu: 1 lá đu đủ đực còn xanh.
Thực hiện: giống với cách thức thực hiện của lá trầu không, sử dụng mỗi ngày trong 1 tháng. Trong lá đu đủ có nhiều loại vitamin như A, B, C, D, E có nhiều tác dụng chống oxy hóa và các căn bệnh nguy hiểm. Vì thế, khi sử dụng để chữa vảy nến, lá đu đủ sẽ giúp các vết vảy bong ra, đồng thời kích thích cơ thể táo tạo lại tế bào mới và làm lành các vết thương do vảy nến gây ra.
Những bài thuốc nam trị bệnh vảy nến nêu trên đều mang tính chất tham khảo. Mỗi người sở hữu một cơ địa khác nhau, vì vậy khi mắc bệnh vảy nến bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm ra phương pháp điều trị bệnh vảy nến thích hợp nhất.
Ngoài các bài thuốc trên, bạn có thể sử dụng các loại thực phẩm chức năng có chứa thành phần từ dược liệu thiên nhiên và có tác dụng chữa trị vảy nến. Những loại này đều được sản xuất dưới sự giám sát và có nghiên cứu kết quả cụ thể, bạn có thể an tâm hơn trong quá trình sử dụng.
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.