Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Các phương pháp điều trị bệnh vảy nến nhẹ

Ngày 26/07/2023
Kích thước chữ

Bệnh vẩy nến được phân thành ba loại gồm vảy nến nhẹ, vảy nến trung bình và vẩy nến nặng dựa trên mức độ ảnh hưởng của bệnh trên cơ thể. Với vảy nến nhẹ, người bệnh nên đến bệnh viện để được điều trị theo những phương pháp phù hợp.

Vảy nến là một bệnh da liễu có tỷ lệ người bệnh khá cao và đa số đều ở thể nhẹ. Nhưng nhiều người bệnh điều trị lâu dài nhưng không khỏi, tái phát nhiều lần gây ảnh hưởng lớn cho sức khỏe của người bệnh. Vậy, làm sao để điều trị dứt điểm bệnh vảy nến nhẹ?

Vảy nến có biểu hiện gì?

Vảy nến là một bệnh da liễu mạn tính mà ai cũng có thể gặp phải. Mỗi mức độ của bệnh vảy nến sẽ có ảnh hưởng khác nhau đến từng người bệnh. Dấu hiệu nhận biết các mức độ vảy nến như sau:

Vảy nến nhẹ

Diện tích da tổn thương <5% (với 1% cơ thể bằng diện tích của một bàn tay). Do vảy nến nhẹ có triệu chứng thường không rõ ràng nên người bệnh có thể dễ nhầm lẫn với bệnh da liễu khác như viêm da cơ địa. Vảy nến thể nhẹ có các triệu chứng điển hình là nổi mẩn đỏ, nóng rát, sưng tấy trên vùng da bị tổn thương. 

Bệnh kéo dài một thời gian sẽ gây cảm giác hơi ngứa do quá trình tái tạo vùng da bị tổn thương. Khu vực có tế bào da chết dày sừng lên như vảy cá, có màu trắng trên bề mặt da và màu hồng ở sâu dưới vảy. Lúc này, vùng da vảy nến nhẹ có kích thước nhỏ và phát triển dần theo thời gian sau đó. Các triệu chứng này thường dai dẳng và không có dấu hiệu khỏi.

Vẩy nến nhẹ là gì? Có bao nhiêu phương pháp điều trị bệnh vảy nến nhẹ? 1
Triệu chứng của vảy nến nhẹ là nổi mẩn đỏ, sưng tấy, nóng rát trên vùng da bị tổn thương

Vảy nến trung bình

Diện tích da tổn thương từ 5 - 10% diện tích cơ thể. Ở mức độ trung bình, bệnh vảy nến ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đến tâm lý và cuộc sống người mắc.

Vảy nến nặng

Diện tích da tổn thương do vảy nến >10% diện tích cơ thể. Khi tình trạng vảy nến tiến triển nặng sẽ làm người bệnh cảm thấy e ngại, mệt mỏi và tự ti khi giao tiếp. Nếu không được chăm sóc đúng cách, bệnh có thể chuyển sang tình trạng nhiễm trùng huyết hoặc ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể.

Dựa vào cơ sở nào điều trị bệnh vảy nến nhẹ?

Tùy đặc điểm của tình trạng vẩy nến ở mỗi người mà bác sĩ sẽ quyết định nên thử phương pháp điều trị nào cho phù hợp. Những yếu tố thường được bác sĩ xét tới là:

  • Bệnh nhân đang mắc phải loại bệnh vẩy nến nào.
  • Các mảng vảy có độ bao phủ trên cơ thể bệnh nhân như thế nào.
  • Những ảnh hưởng của bệnh vẩy nến đến cuộc sống của bệnh nhân.

Để xác định phương pháp điều trị, bác sĩ có thể sử dụng Koo-Menter, công cụ xác định bệnh vẩy nến. Công cụ này là bảng câu hỏi để tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của bệnh vẩy nến đến cuộc sống của người bệnh. Dựa vào các câu trả lời của bệnh nhân, bác sĩ sẽ xác định xem bệnh nhân cần dùng thuốc bôi vảy nến hay dùng liệu pháp ánh sáng hay một loại thuốc có tác dụng toàn thân.

Với những người bị bệnh vẩy nến nhẹ đến trung bình, thông thường các bác sĩ sẽ bắt đầu với các phương pháp điều trị nhẹ nhất, có thể kể đến kem bôi da hoặc thuốc mỡ.

Vẩy nến nhẹ là gì? Có bao nhiêu phương pháp điều trị bệnh vảy nến nhẹ?  2
Phương pháp điều trị vảy nến nhẹ là dùng kem bôi da hoặc thuốc mỡ

Nếu phương pháp điều trị này không hiệu quả, bác sĩ sẽ chuyển sang các phương pháp điều trị mạnh hơn. Do đó, người bệnh không nên tự ý dùng các loại thuốc bôi tại chỗ tại các vùng da hở và vùng da bị nhiễm bệnh. Nếu các mảng da của bạn bị viêm hơn hãy tìm gặp bác sĩ.

Các phương pháp điều trị bệnh vảy nến nhẹ

Corticosteroid

Phương pháp điều trị bệnh vẩy nến nhẹ tại chỗ phổ biến nhất là Corticosteroid hoặc steroid giúp làm giảm tốc độ tăng trưởng của tế bào da và giảm triệu chứng viêm.

Có nhiều loại kem bôi steroid, gel, nước thơm và dầu gội đầu từ cấp độ yếu đến mạnh. Dùng steroid mạnh sẽ càng hiệu quả hơn nhưng đồng thời cũng gây ra nhiều tác dụng phụ hơn. Tốt nhất dùng steroid có độ bền thấp để điều trị các khu vực nhạy cảm trong một thời gian nhất định như vùng da mặt, ngực, háng. Để điều trị cho các vùng da có mảng bám dày hơn, steroid có độ bền cao hơn là lựa chọn tốt nhất.

Người bệnh có thể gặp tác dụng phụ là thay đổi màu da, da mỏng hơn, nổi mụn trứng cá, rạn da, đỏ da, mạch máu nổi rõ hơn hoặc tăng nguy cơ nhiễm trùng. Dù hiếm gặp nhưng steroid tại chỗ có thể được hấp thụ vào hệ tuần hoàn và dẫn đến nguy cơ bị tăng nhãn áp, đục thủy tinh thểhội chứng cushing.

Nếu bạn sử dụng steroid tại chỗ với tần suất cao trên một khu vực rộng lớn trong thời gian dài, khả năng xảy ra những tác dụng phụ không phổ biến này khá cao.

Vitamin D

Kem vitamin D là một dạng vitamin D tổng hợp để chà lên da nhằm làm chậm sự phát triển tế bào da. Các loại kem vitamin D bao gồm: Calcitriol (Vertical) và Calcipotriene (Daivonex, Sorilux, Taclonex).

Vẩy nến nhẹ là gì? Có bao nhiêu phương pháp điều trị bệnh vảy nến nhẹ? 3
Kem bôi da trị vảy nến Daivonex chứa vitamin D

Tác dụng phụ bao gồm kích ứng da, khô da, nóng rát, ngứa, bong tróc da hoặc phát ban. Trong những trường hợp hiếm gặp, hấp thụ quá nhiều vitamin D vào cơ thể có thể dẫn đến tăng mức canxi.

Retinoids

Retinoids là một dạng vitamin A nhân tạo giúp giảm viêm và làm chậm sự tăng trưởng tế bào da. Các loại retinoids tại chỗ điển hình là kem Tazarotene (Tazorac). Các tác dụng phụ của thuốc bao gồm kích ứng da, đỏ da và nhạy cảm với ánh sáng mặt trời.

Nếu bạn đang mang thai hoặc có dự định mang thai, trước khi sử dụng thuốc này cần hỏi ý kiến bác sĩ vì thuốc có thể gây hại cho thai nhi.

Anthralin

Anthralin làm chậm sự phát triển của các tế bào da gồm Dithoc, Micanol Dithranol-RR. Người dùng có thể gặp tác dụng phụ như kích ứng da, in vết màu nâu trên da, tóc, quần áo, ga trải giường khi sử dụng.

Axit salicylic

Axit salicylic thường được sử dụng để điều trị mụn trứng cá cũng có thể chữa bệnh vảy nến. Kem bôi axit salicylic, gel và dầu gội giúp làm mềm vảy và loại bỏ chúng. Đôi khi axit salicylic được dùng kết hợp với các phương pháp điều trị bệnh vẩy nến khác, chẳng hạn như nhựa than đá, corticosteroid. Tác dụng phụ bao gồm rụng tóc, kích ứng da.

Nhựa than đá

Phương pháp điều trị bệnh vẩy nến lâu đời nhất là dùng than đá. Cách dùng là kết hợp dầu gội nhựa than và kem để làm các tế bào da phát triển chậm lại, đồng thời cũng làm giảm vảy, ngứa và sưng.

Được sử dụng nhiều trong điều trị bệnh vảy nến là phương pháp điều trị Goeckerman. Đây là sự kết hợp liệu pháp ánh sáng và nhựa than đá. Tuy nhiên, tác dụng phụ của phương pháp này là da trở nên nhạy cảm với ánh sáng mặt trời và kích ứng da. Than đá làm thay đổi màu tóc, quần áo, khăn trải giường và có mùi khó chịu.

Vẩy nến nhẹ là gì? Có bao nhiêu phương pháp điều trị bệnh vảy nến nhẹ?  4
Dùng than đá là một phương pháp điều trị lâu đời nhất cho bệnh vẩy nến

Các phương pháp điều trị không kê đơn khác

Để điều trị bệnh vẩy nến nhẹ, có thể dùng vài phương thuốc không kê đơn khác, bao gồm:

  • Làm mềm da và giảm ngứa: Kem dưỡng ẩm có chứa lô hội, jojoba, capsaicin, kẽm pyrithione.
  • Loại bỏ vảy nến: Dung dịch tắm có chứa dầu, muối biển, bột yến mạch, các sản phẩm có chứa nhiều axit lactic, axit salicylic hoặc urê.
  • Giảm ngứa: Kem chứa calamine, hydrocortison, tinh dầu bạc hà, long não.

Người bệnh luôn trao đổi với bác sĩ trước khi lựa chọn phương pháp nào hay dùng các loại thuốc điều trị nào, bao gồm cả các loại thuốc không kê đơn, để tác dụng phụ hoặc gây hại sức khỏe. Nếu bệnh lan toàn thân, bác sĩ cũng có thể đề nghị trị liệu bằng ánh sáng hoặc phương pháp sinh học dạng thuốc tiêm. 

Tóm lại, bệnh vảy nến nhẹ tuy không nguy hiểm nhưng có những ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người bệnh. Bạn nên đến khám tại khoa da liễu để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Xem thêm: 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin