Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tình trạng bong da chân không phải hiếm gặp và có thể được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể, da chân bị bong cũng là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề sức khỏe nào đó. Vì vậy, tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục khi da chân bị bong là việc cần thiết.
Hầu hết chúng ta đều đã gặp tình trạng bong da chân ít nhất một lần trong đời. Có những người bị bong da chân nhẹ do các nguyên nhân thông thường. Nhưng cũng có khi, da chân bị bong là dấu hiệu sớm của một tình trạng sức khỏe nào đó. Để hiểu rõ hơn về tình trạng da chân bị bong, đừng bỏ qua những thông tin dưới đây bạn nhé!
Bong da chân là tình trạng những mảng da chân bị bong ra, tróc vảy thành từng mảng lớn hoặc nhỏ khác nhau. Lớp da bị bong thường là lớp tế bào sừng dày và già cỗi. Nhưng cũng có khi da chân còn non cũng đã bị bong và tình trạng bong da diễn ra liên tục. Vị trí da chân dễ bị bong và thường bị bong nhất là lớp da ở lòng bàn chân.
Hàng ngày, mọi hoạt động của cơ thể hầu như đều cần đến sự di chuyển của đôi chân. Bàn chân phải tiếp xúc với mặt đất, nước, hóa chất tẩy rửa nên lớp da ở bàn chân cũng dễ bị ảnh hưởng nhất.
Da chân bị bong có thể không gây đau đớn, không gây ngứa ngáy nhưng cũng có khi đi kèm triệu chứng chân ửng đỏ, đau rát khó chịu. Có những người bong da chân từng đám nhỏ. Nhưng cũng có người da chân bị bong thành mảng lớn. Trường hợp bong da chân bị ngứa về đêm làm ảnh hưởng đến giấc ngủ cũng có thể xảy ra.
Có thể kể đến những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng da chân bong tróc như:
Ngoài những nguyên nhân thường gặp như trên, bong da chân cũng có thể là dấu hiệu của một tình trạng sức khỏe nào đó. Thường gặp nhất là:
Khi bị bong da chân, bạn có thể quan sát tình trạng da chân để suy đoán nguyên nhân. Nếu những nguyên nhân gây bong da chân dễ xác định như do da chết, do chất tẩy rửa, do da khô thiếu nước… việc khắc phục sẽ thật dễ dàng. Cụ thể là:
Định kỳ hàng tháng bạn nên tẩy da chết ở chân kỳ càng. Việc này giúp loại bỏ lớp tế bào sừng hóa làm chai cứng da chân ở bên ngoài. Khi đó, da chân sẽ mịn màng hơn và cũng hạn chế tình trạng tế bào da chết bong tróc ở lòng bàn chân. Hiện nay có các loại mặt nạ chân, kem ủ giúp tẩy tế bào da chết hiệu quả. Bạn cũng có thể ngâm chân trong nước muối, nước giấm gạo, nước baking soda… để làm mềm lớp da bị sừng hóa rồi dùng đá kỳ hoặc các dụng cụ tẩy da chết để làm sạch da chân.
Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm, làm mềm da gót chân giúp cung cấp độ ẩm cho da chân, phòng ngừa bong tróc. Có nhiều loại kem dưỡng chuyên dùng cho da khô nứt nẻ, bong tróc. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng dầu dừa để massage da chân.
Tuy nhiên, trong trường hợp da chân bị bong một cách bất thường, da bong liên tục hết lớp này đến lớp khác, bong da gây đau rát chân… bạn cần đến gặp bác sĩ da liễu sớm. Qua thăm khám hoặc chỉ định làm thêm các xét nghiệm cần thiết, bác sĩ sẽ tư vấn để bạn dùng thuốc chữa bệnh ngoài da phù hợp. Chỉ khi các bệnh này được điều trị dứt điểm, tình trạng bong da chân mới không bị tái phát.
Trong trường hợp xác định nguyên nhân gây khô, bong da do thiếu chất, bác sĩ cũng sẽ tư vấn chế độ ăn uống khoa học hoặc bổ sung vitamin tổng hợp nếu cần thiết. Bạn tuyệt đối không tự suy đoán nguyên nhân và uống các sản phẩm bổ sung tùy ý.
Trên đây là những thông tin cơ bản để bạn hiểu rõ hơn về tình trạng bong da chân. Chỉ cần chăm sóc da chân đúng cách, tình trạng này sẽ ít xảy ra hơn. Trong trường hợp nghi ngờ mắc các bệnh lý về da hay thiếu hụt dinh dưỡng, bạn nên đi khám sớm để có lời khuyên chính xác nhất từ bác sĩ.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.