Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Vảy nến là bệnh viêm da không dễ điều trị khỏi dứt điểm. Cách trị bệnh vảy nến tại nhà bằng nước lá có thể mang đến hiệu quả tích cực. Bạn xem các cách chữa bệnh vảy nến tại nhà dưới đây nhé!
Bệnh vảy nến không quá phổ biến nhưng sẽ khiến người bệnh phải chịu “dày vò” dai dẳng. Đây là bệnh mạn tính ở da, gây mẩn đỏ, bong tróc và ngứa ngáy. Vẩy nến không chỉ làm tổn thương da mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý của người bệnh. Làm thế nào để chữa bệnh vẩy nến hiệu quả tại nhà? Bài viết này sẽ gợi ý tới bạn các cách trị bệnh vảy nến tại nhà từ dân gian bằng nước lá.
Vảy nến trên da là những nốt mẩn đỏ dạng nhân có mủ hoặc hình tròn nhỏ, mảng lớn. Chúng xuất hiện trên da đầu, mặt và nhiều vị trí khác trên cơ thể. Theo cơ chế hoạt động của da, các tế bào sẽ già yếu và rời khỏi da sau 28 - 30 ngày. Nhưng do tốc độ tái tạo da nhanh bất thường, chỉ trong 3 - 4 ngày là các tế bào đã di chuyển lên bề mặt da. Chúng dính lên nhau và tạo vảy nến.
Chưa rõ nguyên nhân nào dẫn tới tế bào da tăng sinh quá mức. Các chuyên gia cho rằng tình trạng rối loạn hệ miễn dịch, nhiễm khuẩn, kích ứng thuốc là tác nhân gây bệnh. Nguyên nhân gây bệnh vẩy nến cũng do yếu tố di truyền. Tỷ lệ di truyền là 10% nếu chỉ một bố hoặc một mẹ mắc bệnh. Trường hợp cả bố và mẹ cũng bị vẩy nến, trẻ sinh ra có nguy cơ cao 40% mắc bệnh.
Vảy nến không phải bệnh do vi khuẩn, virus gây ra nên không lây nhiễm. Bạn có thể áp dụng cách trị bệnh vảy nến tại nhà mà không cần cách ly với thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, bệnh vảy nến có tính tái phát nhiều lần, khả năng chữa khỏi dứt điểm rất khó. Các phương pháp chữa trị giúp người bệnh giảm triệu chứng, thúc đẩy làm lành các tổn thương da.
Các cách chữa bệnh vảy nến tại nhà bằng mẹo dân gian được nhiều người áp dụng. Trong đó, mẹo chữa vảy nến hiệu quả nhất là tắm bằng nước lá. Ngoài tự nhiên có rất nhiều loại lá dễ tìm, dễ mua để nấu nước tắm chữa vảy nến. Duy trì tắm nước là mỗi ngày trong 1 - 2 tuần có thể cải thiện rõ rệt triệu chứng bệnh. Tắm nước lá nào để chữa vảy nến? Dưới đây là 4 cách chữa vảy nến dân gian được nhiều người áp dụng.
Lá trà chứa caffeine có tác dụng giảm viêm, giảm ngứa rát. Acid tanin trong lá trà có thể sát khuẩn, điều trị mụn nước, ngăn ngừa lở loét. Hoạt chất theocin, các chất chống oxy hóa thúc đẩy da nhanh lành. Cách làm như sau:
Lá trầu dưỡng ẩm tuyệt vời cho vùng da vảy nến nhờ hàm lượng độ ẩm chiếm 85,4%. Các hoạt chất phenol, tanin, chất chống oxy hóa trong lá trầu giúp sát khuẩn, kháng viêm, giảm mẩn đỏ. Bạn thực hiện như sau:
Chứa acid amin ancaloit có tác dụng phục hồi tổn thương trên tế bào. Benzyl axetat và Beta caryophyllene trong thành phần của lá lốt giúp dưỡng ẩm, chống nứt nẻ, giảm ngứa ngáy và bong tróc. Chuẩn bị nước tắm lá lốt như sau:
Mẹo dân gian chữa bệnh vảy nến tại nhà bằng lá khế chua giúp làm mát và giải độc ở da. Thành phần salmonella typhus, microbial bacillus cereus giúp giảm viêm, chống lở loét, ngừa bội nhiễm. Đây là cách tắm nước lá khế chua:
Cách điều trị bệnh vảy nến tại nhà bằng nước lá rất dễ thực hiện, hiệu quả cao. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số điều để tránh phản tác dụng.
Nếu đã áp dụng các cách trị bệnh vảy nến tại nhà bằng nước lá mà vẫn không thấy chuyển biến, bạn nên dùng thêm kem bôi trị bệnh vảy nến. Kem bôi Sodermix là sản phẩm hỗ trợ chữa bệnh vảy nến được tin dùng nhất hiện nay.
Lần đầu tiên trên thị trường có một loại kem bôi da bổ sung Enzyme Superoxide Dismutase chiết xuất từ cà chua xanh. Enzyme này giúp trung hòa các gốc tự do, ức chế quá trình tổn thương da, giảm viêm hiệu quả. Cách trị bệnh vảy nến tại nhà bằng kem Sodermix rất dịu nhẹ với làn da của trẻ sơ sinh, bà bầu và mẹ cho con bú. Sản phẩm có thể hỗ trợ chữa vảy nến, viêm da cơ địa, chàm sữa và nhiều vấn đề khác về da.
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.