Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bong gân chân đắp lá gì để mau lành

Ngày 23/03/2022
Kích thước chữ

Khi bị bong gân chân đắp lá gì để mau lành là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Bên cạnh việc nghỉ ngơi, tránh vận động thì người bệnh cũng có thể sử dụng các loại lá cây ngay tại nhà để giảm đau, rút ngắn thời gian điều trị.

Bong gân chân là tình trạng các dây chằng ở xung quang khớp cổ chân bị căng giãn quá mức. Nguyên nhân là do cổ chân bị vặn xoắn đột ngột hoặc có một lực tác động mạnh khiến khớp bị đẩy ra khỏi vị trí ban đầu, ví dụ như bị ngã, tai nạn, chơi thể thao.

Ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể điều trị tại nhà bằng cách nghỉ ngơi kết hợp sử dụng các loại lá có tính mát, giúp giảm sưng và bầm tím. Vậy bong gân chân đắp lá gì để mau lành? Nhà thuốc Long Châu đã có những giải đáp về vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Các dấu hiệu nhận biết bong gân chân thường gặp

Sau khi bị bong gân chân, người bệnh luôn có giác đau đớn và khó đi lại. Một vài dấu hiệu nhận biết phổ biến của bong gân chân mà bạn có thể nhận thấy biết ngay đó là hiện tượng sưng tấy, bầm tím tại vùng chấn thương. Bong gân chân thường được chia làm 3 cấp độ từ nhẹ đến nặng, cụ thể: 

  • Cấp độ nhẹ: Khi chấn thương, dù dây chằng bị giãn nhưng không đứt và rách. Biểu hiện ra bên ngoài là hiện tượng phù nề nhẹ, sưng ở quanh mắt cá chân.
  • Cấp độ vừa: Lúc này, một phần dây chằng có thể bị rách. Người bệnh có thể nhận thấy thông qua các cơn đau nhức dữ dội, quanh khớp cổ chân sưng nề.
  • Cấp độ nặng: Đây là mức độ nguy hiểm của bong gân chân, lúc này dây chằng đã bị rách/đứt khiến vùng khớp cổ chân bầm tím, sưng to. Thậm chí người bệnh có thể nghe tiếng rắc ngay thời điểm chấn thương, sau đó mất khả năng di chuyển.
Bong gân chân đắp lá gì để mau lành 1 Các triệu chứng bong gân chân thường gặp 

Nên dùng lá cây thuốc nam để trị bong gân chân không?

Trước khi giải đáp thắc mắc bong gân chân đắp lá gì thì hãy tìm hiểu xem liệu có nên dùng lá cây thuốc nam trị bong gân chân không. Như đã chia sẻ ở trên, bong gân chân là một loại chấn thương thường gặp, được chia thành từng cấp độ từ nhẹ đến nặng khác nhau. 

Người bệnh bị bong gân chân nên được nghỉ ngơi, tránh vận động và áp dụng một số cách đ ể giảm triệu chứng sưng đau. Một trong những phương pháp trị bong gân chân được nhiều người sử dụng đó là dùng lá cây.

Các loại lá cây thường có tác dụng thông tán huyết ứ, giảm đau, giảm bầm tím cũng như giảm sưng ở vị trí bị thương. Bên cạnh đó, các hoạt chất ở trong lá cây có công dụng kháng viêm, giảm đau và tăng khả năng chữa lành dây chằng. Từ đó phục hồi chức năng vận động và rút ngắn thời gian điều trị. 

Bong gân chân đắp lá gì để mau lành 2 Phương pháp đắp lá cây chỉ phù hợp với tình trạng bong gân chân nhẹ

Tuy nhiên, điều cần lưu ý đó là phương pháp dùng lá cây chỉ phù hợp với những trường hợp bong gân nhẹ, triệu chứng không nghiêm trọng. Đối với những trường hợp nặng, dây chằng bị đứt một phần hoặc toàn bộ thì nên đến cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ thăm khám và xử lý kịp thời.

Bong gân chân đắp lá gì để mau lành

Để điều trị các trường hợp bong gân chân ở giai đoạn nhẹ, người bệnh có thể sử dụng các loại lá cây đắp lên vùng chấn thương để giảm tình trạng sưng đau. Vậy bong gân chân đắp lá gì? Dưới đây chính là những loại lá được nhiều người sử dụng để trị bong gân chân tại nhà hiệu quả:

Lá cây náng hoa trắng 

Cây lá náng hoa trắng là cây thuốc nam quý, được sử dụng nhiều trong việc điều trị bong gân, trật khớp, sai khớp cũng như các bệnh xương khớp khác. Loại lá này có tính mát, vị cay, có công dụng trị đau nhức, giảm sưng do bong gân hoặc trật khớp gây ra. Hơn nữa, lá náng hoa trắng đắp ở ngoài vết thương còn giúp tan vết bầm tím, thông tán huyết ứ, giảm cảm giác co thắt. Vì vậy, loại lá này phù hợp với người đang bị bong gân chân nhẹ, tụ máu sưng đau. 

Lá cây si, ngải cứu và lá lốt

Sự kết hợp của lá Si (thụ diệp), lá ngải cứu và lá lốt được xem là phương pháp trị bong gân chân hiệu quả. Theo Đông y, lá cây ngải cứu có tính ấm, vị hơi đắng giúp thông huyết tán ứ, trị đau nhức, giảm sưng đau do chấn thương.

Lá lốt lại chứa nhiều hoạt chất có công dụng kháng viêm, giảm sưng hiệu quả. Bên cạnh đó, khi kết hợp với lá lốt để chườm đắp lên vết thương còn giúp tán huyết ứ, hỗ trợ chữa lành dây chằng, cải thiện khả năng vận động cũng như giảm nguy cơ tái diễn chấn thương.

Lá cây thuốc bỏng

Lá cây thuốc bỏng (hay còn gọi là lá diệp sinh căn) cũng là loại lá chuyên chữa bong gân chân hiệu quả. Theo phân tích của y học hiện đại, loại lá này có chứa nhiều hoạt chất như: Acid malic, fumaric, glucosid flavonoid, pyruvic, oxalacetic… với khả năng kháng khuẩn, giảm viêm và chữa lành vết thương.

Bên cạnh đó, theo Đông y, lá cây thuốc bỏng lại có tính mát, vị hơi nhạt và chát có công dụng hoạt huyết chỉ thống, chữa sưng đau, tụ máu, chấn thương và bong gân chân.

Bong gân chân đắp lá gì để mau lành 3 Lá thuốc bỏng giúp trị sưng giảm đau do chấn thương

Bài viết trên đây đã giải đáp cho bạn thắc mắc về bong gân chân đắp lá gì để mau lành. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng các phương pháp điều trị bong gân chân nào nhé.

Thùy Dung

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin