Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Các loại sụn nâng mũi​ phổ biến hiện nay bạn nên biết

Ngày 08/12/2022
Kích thước chữ

Sụn nâng mũi là một trong những chất liệu quan trọng phẫu thuật nâng mũi. Bác sĩ sẽ sử dụng sụn nâng mũi để làm cao sống mũi hoặc làm dày đầu mũi giúp mũi đạt được tỷ lệ vàng hoàn hảo. Sụn ​​nâng mũi có nhiều loại, tùy vào tình trạng mũi và phương pháp nâng mũi mà chọn loại sụn phù hợp nhằm đạt hiệu quả làm đẹp lâu dài. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho bạn các loại sụn nâng mũi​ phổ biến.

Với những ai đang muốn cải thiện dáng mũi bằng phẫu thuật thẩm mỹ. Một trong những yếu tố quan trọng cần được cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thực hiện là lựa chọn các loại sụn nâng mũi. Trong bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các loại sụn nhân tạo và sụn tự thân thường được sử dụng nhất trong nâng mũi.

Sụn nâng mũi là gì?

Sụn nâng mũi là chất liệu để tạo hình dáng mũi. Dù bạn muốn nâng cao sống mũi, tạo hình đầu mũi hay dựng lại sống mũi thì đều cần sụn để nâng đỡ và tái tạo các đường nét không cân đối. Dựa vào nguồn gốc và tính chất của sụn, các chuyên gia đã chia làm 2 loại sụn nâng mũi phổ biến bao gồm:

Sụn tự thân

Sụn tự thân bao gồm sụn tai, sụn vách ngăn hoặc sụn sườn. Được lấy từ chính cơ thể bệnh nhân, sụn không có phản ứng miễn dịch, khả năng thích ứng lên đến 99%. Với loại sụn này được xử lý và bóc tách đúng kỹ thuật trước khi đưa vào cơ thể nên hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng, dị ứng, sưng đỏ và đảm bảo duy trì lâu dài.

Sụn nhân tạo

Sụn nhân tạo với 2 dạng chính là sụn silicon và sụn sinh học đã được cơ quan y tế chứng nhận nên rất an toàn khi đưa vào cơ thể. Chúng tương đối mềm dẻo và có độ đàn hồi tốt nhưng khả năng tương thích thấp hơn so với sụn tự thân của cơ thể. Bên cạnh đó, loại sụn này cũng rất dễ làm giả, không đảm bảo chất lượng dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho cơ thể.

Các loại sụn nâng mũi​ phổ biến hiện nay bạn nên biết 1 Sụn nhân tạo với 2 dạng chính là sụn silicon và sụn sinh học đã được cơ quan y tế chứng nhận nên rất an toàn khi đưa vào cơ thể

Các loại sụn nâng mũi​ nhân tạo phổ biến

Sụn Surgiform

Sụn surgiform là một loại sụn sinh học được làm 100% từ ePTFE, một chất liệu y tế an toàn đã được FDA chứng nhận và ứng dụng để làm mạch máu nhân tạo. Sụn ​​này gồm hàng triệu lỗ siêu nhỏ, có độ mềm dẻo tốt, dễ tạo hình, khách hàng lựa chọn loại sụn này có thể yên tâm. 

Ưu điểm:

  • Đảm bảo độ an toàn và được cấp phép sử dụng.
  • Độ tương thích cao với cơ thể cơ thể con người, hạn chế tối biến chứng.
  • Khả năng đàn hồi tốt, tính định hình cao, hạn chế biến dạng sau va chạm.

Nhược điểm:

  • Có khả năng bị đào thải nếu sử dụng sụn kém chất lượng.
  • Với khả năng bám chắc nên khó tháo sụn.

Sụn Silicon

Loại sụn này đã xuất hiện trên thị trường thẩm mỹ nâng mũi từ rất lâu, qua nhiều lần cải tiến sụn silicone ngày càng hoàn thiện và có thể tồn tại trong cơ thể con người từ 3 đến 10 năm tùy cơ địa mà không có biến chứng.

Ưu điểm:

  • Giúp tạo dáng mũi cao đẹp, mềm mại và tự nhiên nhờ tính mềm dẻo của chất liệu silicone. 
  • Khó thấy dấu vết nâng mũi.
  • Dễ dàng cắt gọt theo nhiều hình dáng, kích thước phù hợp với các dáng mũi khác nhau.
  • Có thể tồn tại lâu trong cơ thể.

Nhược điểm:

  • Tụt sống mũi, tạo áp lực gây bóng đỏ ở đầu mũi do sụn tương đối nặng. 
  • Dễ xảy ra tình trạng xô lệch, kích ứng do không có độ bám dính cao. 
  • Do mạch máu và các mô khó kết dính nên sụn silicon lâu ngày sẽ gây ra hiện tượng bao xơ ở các vùng xung quanh. 
  • Sụn ​​dễ kích ứng với những người có cơ địa nhạy cảm.
Các loại sụn nâng mũi​ phổ biến hiện nay bạn nên biết 2 Sụn nâng mũi là chất liệu để tạo hình dáng mũi cao và thon gọn

Sụn Goretex

Gore - Tex là một chất liệu xốp và tương đối mềm hơn silicone, được làm từ nhựa polytetrafluoroethylene (ePTFE) nhân tạo, có cấu trúc siêu nhỏ với các lỗ nhỏ li ti. 

Ưu điểm:

  • Kết cấu mềm mại dễ tạo hình dáng mũi.
  • Có khả năng bám dính cao hạn chế lung lay.
  • Hạn chế nguy cơ lộ sống mũi.
  • Khả năng tương thích với cơ thể cao.

Nhược điểm:

  • Mức độ bám dính tốt đến mức khó có thể tháo, chỉnh sửa khi chẳng may bị lệch vách ngăn và cần chỉnh lại.
  • Có thể bị co lại hoặc thay đổi theo thời gian.

Sụn Softxil

Sụn Softxil có xuất xứ từ Hàn Quốc đã qua kiểm định FDA của Hoa Kỳ, loại sụn này gồm 2 lớp: Lớp trên cùng cứng giúp tạo dáng mũi cao thẳng đẹp. Lớp dưới mềm mại, có độ bám dính cao giúp mũi không bị xê dịch. 

Ưu điểm:

  • Mang nhiều công dụng vượt trội so với các loại sụn phổ biến hiện nay. 
  • Đạt tiêu chuẩn độ mềm mại mang lại vẻ đẹp tự nhiên.
  • Độ kết dính và tương thích cao với cơ thể, không gây lộ sóng, bóng đỏ ở đầu mũi.
  • Không mất nhiều thời gian để phục hồi. 

Nhược điểm:

  • Chi phí cao do có nhiều lợi ích vượt trội. 
  • Nguy cơ kích ứng khi cơ thể quá nhạy cảm.

Các loại sụn nâng mũi​ tự thân 

Sụn sườn

Sụn sườn được dùng trong nâng mũi là đoạn sụn cuối của xương sườn thứ 6 hoặc thứ 7. Tại vị trí này, quá trình tái tạo sụn mới diễn ra nhanh hơn, không ảnh hưởng đến các bộ phận khác cũng như đảm bảo sức khỏe cho người thực hiện. Sụn sườn có đặc tính nổi bật là khá cứng, thẳng và chắc.

Ưu điểm:

  • Là chất liệu lý tưởng để nâng sống mũi, kéo dài đầu mũi và trụ mũi.
  • Có độ tương tích cao với cơ thể.

Nhược điểm:

Do đặc tính của sụn nên không thích hợp sử dụng cho các vị trí khác trong quá trình nâng mũi.

Sụn vành tai

Để lấy sụn ra khỏi tai, bác sĩ sẽ rạch một đường phía sau tai rồi dùng dụng cụ y khoa chuyên dụng để lấy ra một đoạn sụn khoảng 1 - 2cm. Phần sụn được lấy ra phù hợp đảm bảo an toàn để bạn không phải lo lắng về chức năng cũng như hình dáng tai sau khi tháo sụn. 

Ưu điểm:

  • Sụn vành tai dễ bóc tách nên việc lấy cũng dễ dàng hơn.
  • Có độ mịn và dẻo rất phù hợp để tạo dáng đầu mũi mềm mại tự nhiên và cực kỳ thân thiện với cơ thể.

Nhược điểm:

Loại sụn này không phù hợp để nâng mũi vì nó có thể biến dạng theo thời gian do đặc tính co rút.

Các loại sụn nâng mũi​ phổ biến hiện nay bạn nên biết 3 Các loại sụn nâng mũi​ tự thân luôn an toàn và tương thích cao với cơ thể

Sụn vách ngăn

Sụn vách ngăn nằm trong khoang mũi, là phần sụn ngăn cách hai lỗ mũi. Trong nâng mũi, bác sĩ sử dụng sụn vách ngăn để dựng nền mũi vững chắc đồng thời kéo dài và nâng cao đầu mũi tạo vẻ đẹp tự nhiên hơn.

Ưu điểm:

  • Có tính ổn định và an toàn cao, khó biến dạng.
  • Thẳng và mềm dẻo hạn chế trước những tác động bên ngoài lên cấu trúc mũi. 
  • Có khả năng tương thích với cơ thể cao.

Nhược điểm:

  • Sụn vách ngăn khá yếu so với các loại sụn khác. 
  • Số lượng sụn là có hạn. 
  • Sau khi lấy sụn vách ngăn, vách ngăn dễ bị suy yếu.

Sụn cân cơ thái dương

Sụn cân cơ thái dương là một lớp tế bào mỏng màu trắng rất dai bao quanh các lớp cơ dưới da ở vùng thái dương. Bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ ở vùng thái dương và lấy đi một lượng sụn cần thiết.

Ưu điểm:

  • Mềm và thẳng đặc biệt thích hợp để che đầu mũi. 
  • Ít co rút nên giữ được dáng mũi lâu dài. 
  • Khả năng thích nghi với cơ thể cực cao.

Nhược điểm:

Nâng mũi bằng cân cơ thái dương có thể gây sưng trong 1 - 2 tháng và sau đó giảm nhẹ khoảng 80% thể tích còn lại.

Trên đây là thông tin của ​các loại sụn nâng mũi​ phổ biến hiện nay. Trước khi phẫu thuật nâng mũi bạn nên cân nhắc lựa chọn loại sụn ưng ý nhất, để sở hữu dáng mũi đẹp như ý và hài hoà với gương mặt nhất. Một lưu ý quan trọng là để đảm bảo an toàn 100% và cho kết quả thẩm mỹ tốt nhất thì bạn phải đến các trung tâm thẩm mỹ uy tín.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin