Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Cách để dậy sớm vào mùa đông hiệu quả mà không phải ai cũng biết

Ngày 07/03/2022
Kích thước chữ

Làm thế nào để rời khỏi giường chiếc giường thân yêu trước cái lạnh của thời tiết? Cách để dậy sớm vào mùa đông là gì? Cùng tìm hiểu nhé!

Từ xa xưa tới nay, đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc dậy sớm rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên vào mùa đông thì việc này trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Vậy nguyên nhân là do đâu? Sau đây các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các cách để dậy sớm vào mùa đông hiệu quả để có một sức khỏe tốt và một tinh thần thoải mái cho ngày mới nhé!

Tại sao dậy sớm vào mùa đông lại gây khó khăn?

Có rất nhiều lý do để chúng ta trì hoãn việc dậy sớm vào mùa đông như: thời tiết thay đổi, tâm lý, thói quen, nhiệt độ cơ thể không thích ứng với nhiệt độ môi trường,... Chúng tôi sẽ giúp bạn phân tích một số nguyên nhân phổ biến sau:

Sự thay đổi thời tiết, nhiệt độ giảm

Vào mùa đông, nhiệt độ có sự thay đổi mạnh mẽ, tùy vào từng địa phương mà mức nhiệt độ có sự chênh lệch khác nhau. Điều này sẽ làm cho cơ thể của các bạn không kịp thích ứng. Đặc biệt là ở một số tỉnh miền Bắc, vào mùa đông, nhiệt độ có thể xuống tới 0 độ C, khắp nơi xuất hiện sương mù, mưa phùn và không có ánh nắng. Với thời tiết như vậy thì việc nằm trên giường, đắp một chiếc chăn bông ấm áp sẽ khiến các bạn ngủ ngon và “lưu luyến” giấc ngủ của mình vào mỗi buổi sáng.

Tâm lý, thói quen sinh hoạt

Theo nghiên cứu của khoa học, vào mùa đông mức melatonin (hormone điều hòa giấc ngủ) sẽ tăng cao và điều này khiến chúng ta khó có thể dậy sớm. Đồng thời, vào mùa đông, mặt trời thường xuất hiện trễ hoặc không xuất hiện khiến melatonin không bị sụt giảm nên việc dậy sớm vào mùa đông trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Với nhiều người, họ có thói quen chờ ánh mặt trời như một loại báo thức tự động, tuy nhiên vì bầu trời vào mùa đông khá tối và hầu như không xuất hiện ánh mặt trời nên chiếc đồng hồ báo thức này gặp “trục trặc”.

Những lợi ích của việc dậy sớm vào mùa đông

Chắc hẳn các bạn đã từng nghe về lợi ích của việc dậy sớm đối với sức khỏe và tinh thần của mỗi người, tuy nhiên việc duy trì thói quen này vào mùa đông là điều không dễ dàng. Ngay bây giờ, chúng tôi sẽ chỉ ra cho các bạn những lợi ích của việc dậy sớm vào mùa đông để các bạn có thêm động lực và năng lượng tích cực hơn.

Duy trì thói quen sống lành mạnh

Việc tạo dựng được một thói quen tốt sẽ khiến bạn cảm nhận được những sự thay đổi tích cực về thể chất lẫn tinh thần. Theo một số nghiên cứu, những người trưởng thành dậy sớm có xu hướng khỏe mạnh và chỉ số hạnh phúc cao hơn, ngoài ra khả năng miễn dịch cũng được đánh giá là tốt hơn. Từ đó, các bạn sẽ có một tinh thần tốt hơn cho ngày làm việc của mình và chất lượng làm việc cũng sẽ nâng cao.

Có thêm nhiều thời gian để chăm sóc và cải thiện bản thân

Nếu có thể dậy sớm vào mùa đông, bạn sẽ có thêm nhiều thời gian cho việc chăm sóc cơ thể của mình. Vào mùa này làn da của nhiều bạn thường bị khô, nứt nẻ và cần được chăm sóc cẩn thận và kỹ lưỡng hơn, đặc biệt là vùng da mặt, môi, lòng bàn tay và gót chân. Ngoài ra, bạn cũng có thêm thời gian để thư giãn, nghe nhạc, tập thể dục hoặc làm những việc mà mình yêu thích.

dậy sớm giúp bạn có nhiều thời gian chăm sóc bản thân Dậy sớm sẽ giúp bạn có nhiều thời gian để chăm sóc bản thân

Có thời gian nấu và dùng bữa sáng lành mạnh

Hãy thử dậy sớm vào mùa đông, chuẩn bị một món ăn ấm nóng và thưởng thức trước khi bắt đầu công việc, bạn sẽ cảm thấy cơ thể thoải mái và tràn đầy năng lượng. Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất, một bữa sáng lành mạnh sẽ giúp bạn giảm lượng calorie nạp vào trong ngày, cải thiện chất lượng chế độ ăn, giúp tăng độ nhạy insulin ở các bữa ăn tiếp theo, nhờ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Các chuyên gia khuyên các bạn nên dùng bữa sáng vào mùa đông với các loại hạt granola, ngũ cốc nguyên hạt, các loại sinh tố và thực phẩm giàu chất xơ để bổ sung các dưỡng chất lành mạnh.

Giúp cơ thể quen với nhiệt độ trước khi ra đường

Khi các bạn rời khỏi chiếc giường, các bạn sẽ phải bắt đầu thay thích nghi với nhiệt độ trong ngôi nhà của mình, nhiệt độ này là trung gian giữa nhiệt độ khi trên giường ngủ và nhiệt độ ngoài đường phố. Do đó, dậy sớm để làm quen với sự thay đổi nhiệt độ môi trường sẽ giúp bạn hạn chế được sự phản ứng của cơ thể khi bước ra ngoài làm việc.

Làm thế nào để dậy sớm vào mùa đông mà không buồn ngủ?

Việc dậy sớm vào mùa đông mà cơ thể không cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ là điều ai cũng mong muốn, dưới đây là những mẹo để dậy sớm vào mùa đông mà không buồn ngủ dành cho các bạn tham khảo.

Không thức khuya, ngủ đúng giờ

Một số người có thói quen thức khuya để lướt web, giải trí, xem phim, chơi game, đặc biệt là các bạn trẻ. Tuy nhiên thói quen này thật sự không tốt, nó sẽ ảnh hưởng tới việc các bạn không thức sớm được vào buổi sáng hôm sau, cơ thể lờ đờ, mệt mỏi và tinh thần uể oải. Vậy vào mùa đông này, để có thể dậy sớm và tỉnh táo, các bạn hãy tạo cho mình thói quen ngủ sớm, ngủ đúng giờ để có thể được nghỉ ngơi và sẵn sàng thức dậy vào sáng hôm sau.

Không ăn đồ ăn khó tiêu hóa hay ăn quá khuya

Việc ăn đồ ăn khó tiêu hóa vào tối hôm trước, sẽ khiến bạn cảm thấy khó ngủ và ngủ không ngon giấc. Đặc biệt là vào mùa đông, rất nhiều bạn lựa chọn uống một ly trà nóng để giữ ấm cơ thể. Tuy nhiên, điều này làm cho giấc ngủ của các bạn bị ảnh hưởng và đồng thời khiến cho việc dậy sớm vào sáng hôm sau trở nên khó khăn hơn. Vì vậy các bạn hãy chọn các đồ ăn dễ tiêu và ăn tối trước 6 giờ tối để duy trì thói quen lành mạnh và dậy sớm dễ dàng.

Không uống cà phê, rượu bia hay dùng thuốc lá

Trong cà phê và thuốc lá có chứa các chất có hại cho cơ thể, việc dùng các chất kích thích khiến cho các bạn khó ngủ, hoặc mất ngủ cả đêm. Điều này lý giải cho việc sáng hôm sau cơ thể các bạn mệt mỏi, uể oải và cần ngủ bù, không thể dậy sớm. Chính vì thế, hãy tránh xa các chất kích thích để cải thiện sức khỏe cũng như tạo thói quen tốt nhé!

không dùng các chất kích thích Không dùng các chất kích thích để có thể dậy sớm và tỉnh táo

Đặt đồng hồ báo thức ở xa

Nếu đồng hồ reo ở trong tầm tay thì rất nhiều bạn sẽ có thói quen với tay để tắt và dễ ngủ quên. Do đó, thay vì để đồng hồ báo thức ở đầu giường, các bạn hãy di chuyển nó đến bàn học, tủ quần áo, thành cửa sổ hay bất kỳ vị trí nào mà bắt buộc các bạn phải rời khỏi giường mới có thể tắt báo thức. Đây cũng được xem là một trong những cách để dậy sớm vào mùa đông hiệu quả và được nhiều người lựa chọn. 

Xây dựng kế hoạch, mục tiêu mỗi ngày

Việc các bạn lên kế hoạch cho một ngày làm việc mới vào buổi tối ngày hôm trước thì sáng hôm sau bạn sẽ có động lực, tinh thần tốt để thức dậy sớm và làm việc theo bản kế hoạch này. Đây là một thói quen cực kỳ tốt và giúp cho các công việc, hoạt động của các bạn diễn ra đúng trình tự, có nề nếp và nguyên tắc rõ ràng.

Kiên định với bản thân

Nếu bản thân các bạn có thể tự đặt ra nguyên tắc và mục tiêu sống riêng sẽ giúp cho các bạn nghiêm khắc hơn với chính mình, điều này chắc chắn rằng việc các bạn dậy sớm vào mùa đông sẽ không bị những cơn buồn ngủ gây khó dễ. Vì thế, hãy tự tạo cho mình động lực và giữ ý chí kiên định, nỗ lực thực hiện những nguyên tắc, mục tiêu đề ra để nâng cao sức khỏe và xây dựng thói quen sống tốt đẹp.

Tắm khi ngủ dậy

Một trong những cách giúp các bạn dậy sớm và tỉnh táo vào mùa đông là tắm ngay sau khi ngủ dậy. Để có thể đảm bảo sức khỏe, khi tắm các bạn nên sử dụng nước nóng, nó sẽ giúp đầu óc các bạn minh mẫn và tinh thần trở nên thoải mái, dễ chịu và vui vẻ hơn. 

Cách để dậy sớm vào mùa đông hiệu quả mà không phải ai cũng biết 3 Tắm sau khi ngủ dậy là cách để mang đến sự tỉnh táo, thoải mái

Trên đây là những gợi ý của chúng tôi về các cách để dậy sớm vào mùa đông hiệu quả mà không phải ai cũng biết, hy vọng nó sẽ giúp ích cho việc thay đổi thói quen và có thêm động lực dậy sớm cho các bạn.

Lan Hương

Nguồn: Tổng hợp

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin