Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Cách lấy cốc nguyệt san ra đơn giản, không gây đau nhức

Ngày 17/07/2022
Kích thước chữ

Hiện nay, nhiều chị em đã lựa chọn cốc nguyệt san để thay thế băng vệ sinh vì sự tiện lợi và tiết kiệm. Tuy nhiên, có nhiều bạn cảm thấy chưa quen và gặp chút khó khăn khi sử dụng cốc nguyệt san. Đừng lo lắng, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cho bạn cách đặt và cách lấy cốc nguyệt san ra đúng cách để không gây khó chịu.

Với những bạn lần đầu tiên sử dụng cốc nguyệt san, không thể tránh khỏi cảm giác căng thẳng, lo sợ. Trên thực tế, không chỉ vấn đề đưa cốc kinh nguyệt vào âm đạo mà cách lấy cốc ra khỏi cơ thể đôi khi cũng gây ra phiền toái cho nhiều bạn gái.

Điều gì khiến cốc nguyệt san được nhiều bạn nữ sử dụng?

Rất nhiều phụ nữ lựa chọn cốc nguyệt san vì những lý do sau:

Tiết kiệm chi phí: Chiếc cốc nguyệt san có thể tái sử dụng lâu dài, từ vài tháng đến vài năm. Từ đó bạn có thể tiết kiệm chi phí khi mua một cốc nguyệt san thay vì mua nhiều băng vệ sinh.

An toàn hơn: Vì cốc kinh nguyệt giữ lại chất lỏng thay vì cơ chế thấm hút, nên có thể hạn chế nguy cơ sốc nhiễm độc, một bệnh nhiễm trùng thường gây ra bởi vi khuẩn hiếm gặp khi sử dụng tampon. 

Dung tích lớn hơn: Một cốc kinh nguyệt có thể chứa 30 - 60ml dịch, nhiều hơn một miếng băng vệ sinh và cả tampon.

Có thể được để trong cơ thể tối đa 12 giờ: Băng vệ sinh sau mỗi 4 giờ cần được thay mới để đảm bảo vệ sinh, tránh một số bệnh phụ khoa nhưng cốc kinh nguyệt để trong cơ thể được lâu hơn. Bạn có thể đeo cốc cả đêm mà không sợ bị tràn khi di chuyển trong khi ngủ.

Thân thiện với môi trường: Cốc kinh nguyệt có thể được tái sử dụng trong một thời gian dài, có nghĩa là hạn chế rác thải ra môi trường.

Có thể quan hệ tình dục: Hầu hết cốc kinh nguyệt cần được lấy ra khi quan hệ tình dục. Nhưng cốc kinh nguyệt dùng một lần thì mềm và không cần lấy ra. Đối tác của bạn sẽ không thể cảm nhận được chiếc cốc, bạn cũng không phải lo lắng về việc rỉ máu. 

Ít mùi hơn: Máu kinh có mùi hôi khó chịu khi tiếp xúc với không khí, trong khi cốc kinh nguyệt giúp bạn tránh được điều này. 

Thoải mái hơn dùng băng vệ sinh: Khi được đặt đúng cách, bạn sẽ không cảm nhận được có cốc kinh nguyệt trong cơ thể .Cốc nguyệt san không gây bí, ẩm ướt như sử dụng băng vệ sinh.

Cách lấy cốc nguyệt san ra đơn giản, không gây đau nhức 1 Cách lấy cốc nguyệt san ra như thế nào để không gây đau và khó chịu cho người mới sử dụng?

Nhược điểm của cốc nguyệt san

Mặc dù cốc nguyệt san quá thoải mái khi sử dụng và nhiều mặt tiện lợi nhưng cũng có nhược điểm như sau:

Vấn đề khi đặt hoặc lấy cốc kinh nguyệt: Bạn phải ở trong tư thế kì quặc để có thể lấy cốc kinh nguyệt ra. Nếu không cẩn thận sẽ làm đổ dịch kinh ra ngoài.

Khó khăn tìm kích cỡ cốc phù hợp: Mỗi người đều sử dụng cỡ cốc khác nhau. Điều này có nghĩa là bạn có thể phải thử các nhãn hiệu cốc khác nhau trước khi tìm được kích cỡ cốc phù hợp với mình. 

Dị ứng chất liệu: Hầu hết cốc nguyệt san đều được sản xuất 100% từ silicone y tế hoàn toàn an toàn. Nhưng vẫn có người dị ứng với silicone hoặc vật liệu làm cốc nguyệt san.

Nhiễm trùng và kích ứng âm đạo: Nếu bạn không rửa tay và rửa cốc nguyệt san đúng cách, âm đạo sẽ bị nhiễm trùng gián tiếp. Để khắc phục điều này, hãy rửa cốc theo hướng dẫn sản xuất, để khô rồi mới cất vào túi hoặc hộp. Không sử dụng lại cốc kinh nguyệt dùng một lần. Rửa tay trước và sau khi sử dụng cốc nguyệt san. 

Ảnh hưởng đến vòng tránh thai: Một số công ty tuyên bố có thể sử dụng cốc kinh nguyệt khi đặt vòng tránh thai, nhưng nghiên cứu năm 2012 không ủng hộ điều này. Nếu bạn lo lắng, hãy hỏi ý kiến ​​bác sĩ trước khi mua cốc nguyệt san.

Cách lấy cốc nguyệt san ra đơn giản, không gây đau nhức 2 Nếu bạn đang đặt vòng tránh thai thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn dùng cốc nguyệt san

Có nên dùng cốc nguyệt san hay không?

Đại đa số phụ nữ Việt Nam sử dụng băng vệ sinh. Với tỷ lệ sử dụng như vậy khiến nhiều người muốn sử dụng cốc nguyệt san nhưng vẫn có nhiều lưỡng lự. Với những ưu, nhược điểm trên chắc hẳn bạn cũng đã hiểu phần nào về sản phẩm này. Nếu vẫn còn phân vân thì bạn nên trả lời các câu hỏi sau để đưa ra quyết định dứt khoát hơn:

  • Bạn có tiết kiệm được nhiều tiền hơn khi dùng cốc kinh nguyệt so với băng vệ sinh không? 
  • Bạn thấy cốc nguyệt san có dễ sử dụng không? 
  • Bạn có cảm giác thoải mái khi sử dụng cốc nguyệt san không?

Nếu tất cả câu trả lời là CÓ thì bạn không phải lo lắng nữa gì rồi phải không nào. Nhưng nếu bạn cảm thấy khó trả lời 3 câu hỏi trên mà vẫn muốn sử dụng cốc nguyệt san ít nhất một lần thì hãy đến gặp bác sĩ phụ khoa để được tư vấn chi tiết hơn nhé!

Cách lấy cốc nguyệt san ra không đau

Làm thế nào để lấy cốc kinh nguyệt ra khỏi cơ thể một cách nhanh chóng và không gây đau đớn là điều mà không phải ai cũng biết, kể cả những người đã sử dụng nhiều lần, nếu bạn cũng là một trong số đó thì hãy tham khảo cách lấy cốc nguyệt san ra qua các bước sau đây:

  • Siết chặt cơ khi ngồi xổm để cốc tự trượt xuống miệng âm đạo cho đến khi bạn có thể chạm đến đáy cốc. 
  • Nắm chặt ở đáy cốc và kéo ra. Nhẹ nhàng di chuyển cốc từ phải sang trái và ngược lại. 
  • Ấn nhẹ đáy cốc để làm vỡ chân không và dễ dàng lấy ra hơn. 
  • Khi cốc đến cửa âm đạo, hãy đảm bảo bạn cầm thẳng để tránh bị đổ.

Một số lưu ý khi lấy cốc nguyệt san:

Ngoài việc tháo cốc kinh nguyệt ra khỏi cơ thể, bạn cũng cần lưu ý một số điều sau: 

  • Không kéo thẳng cốc xuống khi chưa làm thoát chân không giữa miệng cốc và thành âm đạo. Vì lúc này cốc đang ở trong cơ thể hoạt động như một giác hút, không có không khí bên trong. Bằng cách di chuyển đáy của cốc sang trái sang phải như mô tả ở trên, bạn có thể vô hiệu hóa lực hút của cốc hút và dễ dàng lấy chúng ra. 
  • Khi tháo cốc phải thật thoải mái, nếu không cơ âm đạo sẽ bị co lại và việc lấy ra sẽ khó khăn hơn. 
Cách lấy cốc nguyệt san ra đơn giản, không gây đau nhức 3 Tuỳ vào nhu cầu của mỗi bạn nữ mà quyết định đổi từ dùng băng vệ sinh sang dùng cốc nguyệt san

Trên đây là những thông tin về cách lấy cốc nguyệt san ra và các thông tin liên quan để bạn hiểu hơn về lợi ích và cách sử dụng cốc nguyệt san chính xác tránh gây khó chịu hay rò rỉ khi sử dụng.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin