Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Cháo gạo lứt cho bé ăn dặm giàu dinh dưỡng, cực kỳ dễ nấu

Ngày 01/10/2022
Kích thước chữ

Cháo gạo lứt cho bé ăn dặm là một trong trong những món ngon trong thực đơn ăn dặm cho bé mà mẹ không nên bỏ qua. Bởi gạo lứt có nhiều loại dưỡng chất thiết yếu như: Kali, protein, chất xơ,... rất tốt cho tim mạch và hệ xương phát triển tốt hơn.

Cháo gạo lứt cho bé ăn dặm sẽ là sự lựa chọn đầy dinh dưỡng và tốt nhất cho bé trong thời kỳ mới ăn dặm. Vì lúc này, hệ tiêu hóa của trẻ vẫn chưa hoàn thiện 100%, thế nên gạo lứt được xem là lựa chọn đúng đắn vì gạo lứt dễ tiêu hóa hơn so với các loại gạo khác. Vì thế, mẹ còn chần chừ gì nữa mà không học cách nấu cháo gạo lứt cho bé ăn dặm siêu đơn giản.

Chất dinh dưỡng từ món cháo gạo lứt mang đến

Cháo gạo lứt cho bé ăn dặm giúp bổ sung nhiều loại dưỡng chất thiết yếu như: Chất xơ, carb, kali, protein,... Thúc đẩy hệ tiêu hóa tốt hơn.Nhờ hàm lượng chất xơ dồi dào, gạo lứt giúp điều hòa hệ tiêu hóa cho trẻ. Điều này giúp bé không gặp các bệnh về đường ruột khi bắt đầu ăn dặm, nhờ đó cũng ngăn ngừa tình trạng táo bón ở trẻ.

Giúp xương phát triển khỏe mạnh: Gạo lứt chứa canxi và magie giúp xương chắc khỏe và cứng cáp hơn.

Gạo lứt với chất xơ, kali, protein giúp xương chắc khỏe hơn

Gạo lứt với chất xơ, kali, protein giúp xương chắc khỏe hơn

Tốt cho tim mạch: Gạo lứt giúp ổn định tim mạch và hỗ trợ sự hoạt động của tim tốt hơn.

Kiểm soát cân nặng của trẻ: Gạo lứt chứa nhiều phốt pho và mangan, giúp kiểm soát tình trạng thừa cân, tổng hợp chất béo ở trẻ nhỏ.

Giảm nguy cơ bị tiểu đường: Gạo lứt giàu chất xơ, axit phytic và polyphenol thiết yếu. Carb phức tạp trong gạo lứt giúp làm chậm quá trình giải phóng đường, ngăn sự rủi ro gây ra bệnh tiểu đường ở trẻ.

Cung cấp năng lượng: Với thành phần chứa magie, gạo lứt giúp chuyển hóa carb và protein thành năng lượng, giúp trẻ tràn đầy năng lượng và khỏe khoắn hơn.

Những lưu ý cần biết khi chuẩn bị nấu cháo gạo lứt cho bé

Không nên mua nhiều gạo lứt cùng một lúc vì nếu bảo quản không tốt gạo sẽ nhanh bị hỏng. Đồng thời, không nên mua gạo  đang đựng trong thùng ở cửa hàng tạp hóa vì không biết gạo đã để bao lâu. Tốt nhất nên mua những túi gạo nhỏ vừa đủ ăn, đóng gói sẵn, có ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng trên bao bì. 

Khi mua gạo lứt nên chọn những hạt dài, mẩy đều, tránh chọn các hạt bị nát hoặc mẻ, chọn gạo có mùi thơm, không bị ẩm mốc. Gạo lứt không chứa nhiều sắt, vì thế bạn có thể kết hợp cùng các loại thực phẩm như lòng đỏ trứng, đậu thực vật, thịt. Gạo lứt thường nấu lâu hơn gạo trắng, bạn nên ngâm qua đêm và rang sơ trước khi nấu để để gạo thơm ngon và nhanh chín.

Cháo gạo lứt cho bé ăn dặm với bí đỏ

Lưu ý chọn gạo lứt có hạt mẩy đều, dài

Gạo lứt dễ bị mốc, với gạo còn nguyên hạt nên bảo quản trong lọ kín tránh các côn trùng như chuột, gián bò vào. Với gạo lứt được xay nhuyễn thành bột, bạn nên bảo quản ở ngăn mát của tủ lạnh.

Hướng dẫn cách nấu cháo gạo lứt cho bé ăn dặm giàu dinh dưỡng

Gạo lứt là ngũ cốc  nguyên  cám với các chất như vitamin nhóm B, axit béo, protein, enzyme, chất xơ,... đều là dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Vì thế mẹ nên bỏ túi ngay món ăn dặm siêu bổ dưỡng này nhé. Dưới đây là tổng hợp các công thức nấu cháo gạo lứt cho bé thơm ngon bổ dưỡng.

Cháo gạo lứt kết hợp với thịt gà và bí đỏ

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • ½ bát gạo lứt.
  • 100g ức gà.
  • 100g bí đỏ.
  • 100g rau cải ngọt.
  • Dầu oliu, gia vị ăn dặm.

Hướng dẫn cách làm:

  • Gạo lứt vo sạch và ngâm nước trong vòng 30 phút.
  • Bí đỏ thái khúc, cải ngọt thái khúc, ức gà thái miếng.
  • Cho gạo lứt vào nồi, đổ thêm nước vào nấu cháo.
  • Khi cháo nở, bạn cho thêm thịt gà và bí đỏ vào.
  • Khi thịt gà và bí chín nhừ thì bạn cho rau cải vào.
  • Nồi cháo đã chín, bạn múc một ít vào máy xay và xay nhuyễn tùy vào khả năng ăn thô của bé.
  • Múc cháo ra bát, cho một thìa dầu oliu vào trộn lên cho bé ăn.

Cháo gạo lứt cho bé ăn dặm với bí đỏ

Cháo gạo lứt cho bé ăn dặm với bí đỏ

Hướng dẫn nấu cháo gạo lứt với tôm và cà rốt

Chuẩn bị nguyên liệu: Nửa bát gạo lứt, 1 củ cà rốt, 200g tôm.

Cách thực hiện:

  • Vo gạo lứt rồi ngâm với nước trong 1 tiếng, tiếp đó, bắc lên bếp, cho nước vào nấu cháo cho chín nhừ, hạt gạo nở ra. Gạo lứt thường mất nhiều thời gian để mềm hơn gạo thường. 
  • Sơ chế tôm và cà rốt, cho cả 2 vào xay nhuyễn.
  • Nấu hỗn hợp tôm và cà rốt, cho ít cháo vào khuấy đều, có thể thêm vào một chút gia vị, mẹ nên ưu tiên mùi tự nhiên của món ăn.
  • Múc cháo ra bát, thêm vào chút xíu dầu cá giúp bé sáng mắt hơn.

Thơm ngon với cháo gạo lứt và trứng gà

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Nửa bát gạo lứt.
  • 1 lòng đỏ trứng gà.
  • 1 ít bí non, cải bó xôi.
  • Dầu oliu.

Hướng dẫn cách làm:

  • Nấu cháo gạo lứt như trên.
  • Sơ chế rau củ và thái hạt  lựu, cho vào nồi đang sôi để cháo có vị ngọt của rau.
  • Sau đó cho lòng đỏ trứng gà và đánh tan, khuấy đều tay, với 1 chén cháo chỉ cho ½ lòng đỏ trứng là đủ.
  • Đợi cháo sôi lần nữa thì tắt bếp.
  • Mẹ múc cháo ra chén và thêm dầu ăn cho bé ăn dặm để tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng 

Cháo gạo lứt trứng gà cho bé ăn dặm siêu hấp dẫn

Cháo gạo lứt trứng gà cho bé ăn dặm siêu hấp dẫn

Cháo gạo lứt nấm rơm và củ cải trắng hấp dẫn cho bé ăn dặm

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • Nửa bát gạo lứt (200g).
  • 100g nấm rơm.
  • 1 củ cải trắng, 1 củ cà rốt.
  • 1 cây boa rô (hoặc hành tím).
  • 50g mè.

Hướng dẫn nấu cháo gạo lứt cho bé ăn dặm với củ cải trắng:

  • Thái hạt lựu cải trắng và cà rốt.
  • Nấm rơm ngâm nước muối pha loãng 20 phút thái hạt lựu.
  • Rang mè cho chín sau đó chà vỏ ngoài rồi thêm xíu muối vào.
  • Boa rô bạn chỉ lấy phần thân trắng, đem bào mỏng.
  • Đem rang gạo lứt trong 10 phút, sau đó bắc lên bếp, đổ thêm 1 lít nước đun sôi vào hầm nhừ cháo.
  • Bắc chảo lên bếp, cho  dầu mè vào chảo, chờ nóng thì cho boa rô vào phi thơm.
  • Đổ cà rốt, nấm rơm, củ cải trắng vào xào 5 phút, cho hạt nêm, nước tương vào trộn đều lên. Hầm thêm khoảng 20 phút thì tắt bếp, múc cháo ra bát cho bé ăn với muối mè.

Cách cho bé ăn dặm với cháo gạo lứt khoa học

Giai đoạn con nhỏ bắt đầu ăn dặm là từ tháng thứ 6, giai đoạn đầu, cho trẻ ăn cháo gạo lứt nấu loãng tỷ lện 1/10. Sau khi bé quen vị, mẹ có thể kết hợp cùng các loại thực phẩm dễ tiêu như mồng tơi, bắp cải,... Nếu bé ăn ngon miệng, mọ có thể nấu đa dạng món cháo gạo lứt với trứng gà, thịt băm, nghêu,...

Cháo gạo lứt nấu với thịt bằm thơm ngon

Cháo gạo lứt nấu với thịt bằm thơm ngon

Từ lúc bé bước qua tuổi thứ 1, mẹ nên tăng độ thô của thức ăn. Tuy nhiên vẫn ưu tiên cách nấu thức ăn mềm. Và bắt  đầu tập cho bé tự lập trong ăn uống. 

Gạo lứt là tinh hoa của đất trời, đặc biệt với những bé đang bị ốm, sẽ giúp bé nhanh khỏe. Một tuần mẹ có thể cho bé ăn 2 - 3 bữa gạo lứt để tăng sức đề kháng. Hy vọng bài viết trên đây mang đến cho mẹ nhiều thông tin hữu ích, chúc mẹ nuôi con khỏe nhé.


Cẩm Thơ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin