Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Chớ nên chủ quan khi thiếu oxy trong máu

Ngày 14/08/2021
Kích thước chữ

Thiếu oxy trong máu có thể dẫn đến những hệ luỵ nghiêm trọng. Vì vậy, bạn chớ nên chủ quan khi cơ thể đang biểu hiện tình trạng bị thiếu oxy trong máu. Tìm hiểu rõ nguyên nhân cũng như cách phòng tránh tình trạng thiếu oxy trong máu sẽ giúp bạn cấp cứu được kịp thời và ngăn ngừa nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm.

Khí oxy đóng vai trò vô cùng quan trọng, quyết định cho sự sống của loài người. Khi chúng ta hít thở, khí oxy sẽ được hấp thụ vào phổi. Hemoglobin là một thành phần rất quan trọng của máu sẽ giúp chúng ta vận chuyển khí oxy từ phổi đến các nơi cần thiết trong cơ thể để đảm bảo sự sống.

Khí oxy trong máu đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp cơ thể đảm bảo sự sốngKhí oxy trong máu đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp cơ thể đảm bảo sự sống

Thiếu oxy trong máu là hiện tượng gì?

Thiếu hụt oxy trong máu là hiện tượng cảnh báo lượng oxy trong máu thấp hơn mức bình thường, đặc biệt trong các động mạch. Phương pháp xét nghiệm khí máu đông mạch được được thực hiện để xác định lượng oxy trong máu. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng thiết bị đo độ bão hòa oxy trong máu để tự đo tại nhà.

Các chuyên gia y tế nhận định, 75 đến 100 mm Hg là mức bình thường của lượng oxy trong máu. Bạn đang bị thiếu oxy trong máu nếu lượng oxy đo được dưới mức 60 mm Hg. Nếu bạn sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu thì mức 95% đến 100% là lượng oxy bình thường. Bạn có thể đang trong tình trạng thiếu oxy nếu mức độ oxy ở mức 90% hoặc thấp hơn.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng máu bị thiếu hụt oxy

Thiếu oxy trong máu xảy ra do rất nhiều nguyên nhân, tình trạng này khiến cơ thể không được khỏe mạnh được.

Thiếu oxy trong máu do rối loạn tuần hoàn tại chỗ hay toàn thân

Tình trạng giảm huyết áp động mạch hay giảm cung lượng máu tới tổ chức sẽ có thể dẫn đến vấn đề thiếu oxy trong máu và khi đó, bạn sẽ gặp phải các triệu chứng như suy tim, mất máu nhiều…

Thiếu oxy trong máu làm xuất hiện triệu chứng suy timThiếu oxy trong máu làm xuất hiện triệu chứng suy tim

Thiếu oxy trong máu do shunt tĩnh mạch - động mạch

Hiện tượng shunt tĩnh mạch - động mạch là thuật ngữ chỉ độ bão hòa oxy máu động mạch bị giảm do một phần máu của tĩnh mạch không được trao đổi khí vào động mạch.

Các bệnh tim bẩm sinh (thông liên nhĩ, thông liên thất...), các vùng phổi không được lưu thông khí (xẹp phổi, viêm phổi...), thông phồng động mạch…, là các bệnh lý thường gặp do shunt tĩnh mạch – động mạch.

Thiếu oxy trong máu do bệnh lý của huyết cầu tố

Số lượng hồng cầu trong máu và lượng huyết cầu tố có thể bị giảm do tình trạng thiếu máu, gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vận chuyển oxy tổ chức. Bệnh huyết cầu tố chính là một trong những bệnh di truyền do rối loạn tổng hợp huyết cầu tố bình thường dẫn đến việc xuất hiện các huyết cầu tố bệnh lý, điều này làm thay đổi hoàn toàn chức năng vận chuyển oxy của hồng cầu.

Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp, gây thiếu oxy trong máu khác như:

  • Đường hô hấp bị tắc nghẽn do đờm, dãi, dịch, dị vật...
  • Hoạt động của lồng ngực bị hạn chế do chấn thương lồng ngực, các tình trạng viêm nhiễm...
  • Hệ thống thần kinh có tham gia quá trình hô hấp bị suy giảm chức năng.
  • Thói quen sử dụng quá nhiều các chất kích thích độc hại như rượu, bia, thuốc lá…
  • Bên cạnh đó, còn có các bệnh lý khác như thiếu máu, hội chứng suy hô hấp cấp tính, hen suyễn, bệnh tim bẩm sinh ở người lớn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, khí thủng phổi, tràn khí màng phổi, chứng ngưng thở lúc ngủ, các loại thuốc gây ức chế hô hấp như thuốc ngủ hay thuốc gây mê…

Để bổ sung liên tục và đầy đủ lượng oxy cho các tế bào và mô trong cơ thể, bạn cần lưu ý những yếu tố cần thiết như không khí phải có đủ lượng oxy để thở, phổi đủ khả năng thực hiện tốt quá trình hô hấp và máu phải có khả năng lưu thông tuần hoàn đến phổi để lấy oxy mang đến các nơi cần thiết trong cơ thể.

Các thiết bị y tế nào được được sử dụng để chẩn đoán bệnh thiếu oxy

Sử dụng máy đo nồng độ oxy SpO2 để kiểm tra lượng oxy trong máuSử dụng máy đo nồng độ oxy SpO2 để kiểm tra lượng oxy trong máu 

Lượng oxy trong máu có thể được kiểm tra thông qua cách sử dụng máy đo nồng độ oxy SpO2 hoặc đo trực tiếp trên các mẫu máu lấy từ động mạch.

  • Oxy trong máu tốt nếu lượng oxy trong máu hòa tan ở khoảng 97% - 99%.
  • Oxy trong máu trung bình – cần cho thở thêm oxy nếu lượng oxy trong máu hòa tan ở khoảng 94% - 96%.
  • Oxy trong máu thấp – nên được theo dõi hoặc đến bệnh viện gần nhất nếu lượng oxy trong máu hòa tan ở khoảng 90% - 93%.
  • Bạn sẽ có dấu hiệu suy hô hấp rất nặng nếu chỉ số SpO2 dưới 92% không thở oxy hoặc dưới 95% có thở oxy.
  • Trường hợp cấp cứu trên lâm sàng khi độ bão hòa oxy thấp hơn 90%.

Duy trì những thói quen sinh hoạt tốt giúp hạn chế diễn tiến của bệnh thiếu oxy

Khi được chẩn đoán bị thiếu oxy máu, bạn cần bỏ hút thuốc lá để cải thiện tình trạng của mình.

Bên cạnh bỏ thuốc lá, bạn cũng nên tránh những xuất hiện ở những nơi có người hút thuốc lá vì so với việc hút thuốc thì khói thuốc có thể gây tổn thương phổi hơn.

Bạn cần thường xuyên tập thể dục để cải thiện sức mạnh và độ bền tổng thể của bạn và xây dựng một chế độ ăn uống khoa học và hợp lý để trở thành người năng động hơn.

Cơ thể sẽ gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng và biến chứng nguy hiểm nếu bạn đang bị thiếu hụt oxy trong máu. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn tìm ra được biện pháp ngăn ngừa và điều trị tình trạng này. Trên thị trường hiện nay, một trong những loại máy đo nồng độ oxy trong máu nổi bật nhất chính là máy đo nhịp tim và nồng độ oxy trong máu (SpO2) Fingertip Pulse Oximeter Oromi A4.

Fingertip Pulse Oximeter Oromi A4 là một thiết bị y tế được rất bệnh viện, cơ sở y tế và các hộ gia đình tin dùng với công dụng đo được chính xác nồng độ oxy trong máu (SPO2) và nhịp đập của tim (PR). Bạn có thể tìm mua thiết bị này tại các hệ thống nhà thuốc Long Châu hoặc mua online trên trang website chính thức của nhà thuốc Long Châu nhé.

Thuý Nguyễn 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin