Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Chương trình tiêm chủng mở rộng có mũi quai bị không?

Ngày 10/11/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Trong bối cảnh toàn cầu đối mặt với nhiều thách thức y tế, việc xem xét và cập nhật chương trình tiêm chủng mở rộng là rất quan trọng. Nhiều loại vắc xin đã trở thành phần không thể thiếu trong các chương trình này. Vậy tiêm chủng mở rộng có mũi quai bị không?

Việc tiêm vắc xin quai đóng một vai trò quan trọng trong quá trình nỗ lực phòng ngừa bệnh tật và bảo vệ sức khỏe của cộng đồng. Vậy chương trình tiêm chủng mở rộng có mũi quai bị không?

Chương trình tiêm chủng mở rộng là gì?

Chương trình Tiêm chủng mở rộng (CTTCMR) là một chương trình y tế công cộng được triển khai tại Việt Nam từ năm 1981 do Bộ Y tế thực hiện. Với sự hỗ trợ bởi Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cùng với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Chương trình nhằm cung cấp các loại vắc xin miễn phí cho trẻ em dưới 1 tuổi, nhằm phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm phổ biến trong cộng đồng có tính nghiêm trọng. Chương trình này đã cho thấy thành tựu lớn trong việc bảo vệ sức khỏe cho trẻ em, đóng góp làm giảm phần giảm tỷ lệ mắc bệnh cũng như tỷ vong do các bệnh truyền nhiễm gây ra.

Hỏi đáp: Chương trình tiêm chủng mở rộng có mũi quai bị không? 3
Cần đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ theo lịch tiêm chủng của chương trình tiêm chủng mở rộng

Việc tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là vô cùng quan trọng để bảo vệ trẻ em khỏi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Cha mẹ cần đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ theo lịch tiêm chủng của chương trình tiêm chủng mở rộng. Dưới đây là danh sách các mũi vắc xin được triển khai trong CTTCMR năm 2023 mới nhất cho trẻ:

  • Vắc xin phòng ngừa bệnh lao phổi;
  • Vắc xin phòng viêm gan B;
  • Vắc xin phòng bệnh bạch hầu;
  • Vắc xin phòng bệnh ho gà;
  • Vắc xin phòng bệnh uốn ván;
  • Vắc xin phòng bệnh bại liệt (dạng uống và tiêm);
  • Vắc xin phòng bệnh viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib;
  • Vắc xin phòng viêm não Nhật Bản;
  • Vắc xin phòng sởi;
  • Vắc xin phòng rubella;
  • Vắc xin bệnh tả (áp dụng khu vực có nguy cơ cao);
  • Vắc xin phòng thương hàn (áp dụng khu vực có nguy cơ cao).

Chương trình tiêm chủng mở rộng có mũi quai bị không?

Nhiều người thắc mắc rằng trong chương trình tiêm chủng mở rộng có mũi quai bị không? Thì câu trả lời là hiện nay chương trình tiêm chủng mở rộng triển khai năm 2023 không bao gồm mũi vắc xin quai bị. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu của người dân về tiêm chủng, những người có nhu cầu có thể đăng ký các mũi tiêm chủng dịch vụ, trong đó có mũi quai bị.

Trong chương trình tiêm mở rộng của Bộ y tế, vắc xin quai bị được khuyến cáo cho trẻ từ 1 tuổi, và một liều nhắc lại sẽ được tiêm khi trẻ đạt 4 tuổi. Việc tiêm vắc xin quai bị cho trẻ dưới 12 tháng tuổi không đem lại hiệu quả kéo dài. Trường hợp trẻ được tiêm dưới 12 tháng, cần phải tiêm nhắc lại để đảm bảo hiệu quả tốt nhất trong việc ngăn ngừa bệnh tật.

Bên cạnh đó, đối với chị em phụ nữ có dự định mang thai cũng được khuyến nghị là nên tiêm vắc xin quai bị. Tuy nhiên, trước khi tiêm, cần thực hiện xét nghiệm huyết thanh để kiểm tra mức kháng thể quai bị. Sau khi tiêm vắc xin này, phụ nữ nên tránh việc trong ít nhất 3 tháng.

Hỏi đáp: Chương trình tiêm chủng mở rộng có mũi quai bị không? 2
Chương trình tiêm chủng mở rộng có mũi quai bị không? 

Để việc tiêm chủng phòng ngừa đạt hiệu quả tốt, ngoài những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hiệu quả của tiêm chủng như thời điểm độ tiêm chủng, loại vắc xin, tình trạng sức khỏe cá nhân thì điều quan trọng không kém là được thực hiện bởi các cán bộ y tế có chuyên môn và cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng.

Vì sao tiêm vắc xin quai bị là điều cần thiết?

Bệnh quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus quai bị gây ra. Bệnh có thể gây ra các triệu chứng như sốt, sưng tuyến nước bọt, đau đầu, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn và nôn mửa. Trong một số trường hợp, bệnh quai bị có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như viêm não, viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng và viêm màng não.

Theo ngành y, bệnh quai bị vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu và có khả năng gây ra các biến chứng nguy hiểm. Do đó, việc đưa vắc xin quai bị vào chương trình tiêm chủng được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và nhiều tổ chức y tế hàng đầu trên thế giới khuyến khích là cần thiết nhằm ngăn chặn sự lây lan của bệnh và giảm nguy cơ mắc bệnh.

Vắc xin quai bị có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa bệnh. Hiệu quả bảo vệ của vắc xin quai bị sau khi tiêm đủ 2 liều là khoảng 90 - 95%. Vì vậy, tiêm phòng vắc xin quai bị là một cách quan trọng để bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng. Tiêm vắc xin quai bị giúp ngăn ngừa sự lây lan bệnh quai bị, từ đó giúp bảo vệ những người không thể được tiêm vắc xin, chẳng hạn như trẻ sơ sinh, người già và người có hệ miễn dịch suy yếu.

Ngoài ra, tác dụng phụ nghiêm trọng sau khi tiêm vắc xin quai bị là rất hiếm gặp. Chỉ có một số tác dụng phụ thường gặp sau, bao gồm: Đau, sưng đỏ tại chỗ tiêm, sốt nhẹ, mệt mỏi, nhức đầu,...

Hỏi đáp: Chương trình tiêm chủng mở rộng có mũi quai bị không? 1
Vắc xin quai bị có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa bệnh

Trên đây là lời giải đáp của Long Châu về vấn đề tiêm chủng mở rộng có mũi quai bị không. Tóm lại, tiêm vắc xin quai bị được xem là một phương pháp an toàn và hiệu quả, được khuyến khích trong chương trình tiêm chủng ở cả trẻ em và người lớn.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm