Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Truyền nhiễm/
  4. Quai bị

Quai bị: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng bệnh

Bác sĩLê Thị Quyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược Huế, có nhiều năm kinh nghiệm trong chăm sóc sức khỏe, đặc biệt về Nội khoa, Hồi sức và Tiêm chủng vắc xin. Hiện tại, đang là bác sĩ tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu.

Xem thêm thông tin

Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus quai bị (Mumps virus) thuộc họ Paramyxoviridae gây ra. Bệnh lây lan qua đường hô hấp, thường qua nước bọt khi người bệnh hắt hơi hoặc ho.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung quai bị

Bệnh quai bị (bệnh viêm tuyến mang tai dịch tễ hay viêm tuyến mang tai do virus quai bị) là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virus Paramyxovirus gây ra và dễ lây lan thành dịch, đặc biệt ở đối tượng trẻ em, thanh thiếu niên. Dấu hiệu rõ ràng nhất của quai bị là tình trạng sưng phồng 2 má và đau tuyến mang tai (nằm dưới 2 hàm, phía trước tai).

Bệnh quai bị lây lan chủ yếu qua đường hô hấp do nước bọt bị nhiễm trùng khi:

Ho hoặc hắt hơi;

Sử dụng chung dao kéo và đĩa với một người bị nhiễm bệnh;

Chia sẻ đồ ăn thức uống với người bị bệnh;

Hôn nhau;

Người bị nhiễm bệnh chạm vào mũi hoặc miệng của họ và sau đó truyền nó lên một bề mặt mà người khác có thể chạm vào như ống chung ly nước,…

Bệnh bắt đầu lây cho người tiếp xúc khoảng một tuần trước khi bệnh nhân xuất hiện triệu chứng sưng tuyến mang tai và có thể tiếp tục lây nhiễm khoảng 2 tuần sau đó, thời gian lây mạnh nhất khoảng 2 ngày trước khi viêm tuyến mang tai.

Bệnh quai bị có nguy cơ thành dịch, do tính chất rất dễ lây nhất là ở những nơi tập trung đông người sinh hoạt tập thể: Trường học, ký túc xá, doanh trại. Chỉ cần một người mắc quai bị mà không được cách ly thì bệnh sẽ bùng phát rất nhanh. Bệnh chủ yếu lây truyền trực tiếp qua những giọt nước bọt nhỏ bắn ra khi nói chuyện, ho,…

Triệu chứng quai bị

Những dấu hiệu và triệu chứng của Quai bị

Mặc dù, quai bị là bệnh truyền nhiễm rất dễ lây lan nhưng khó phát hiện với những dấu hiệu giai đoạn khởi phát giống cảm cúm thông thường.

Giai đoạn ủ bệnh:

Thường kéo dài 17 – 18 ngày, người bệnh gần như không biểu hiện triệu chứng nên có thể lây lan mầm bệnh khi tiếp xúc người khác mà không có biện pháp phòng ngừa.

Giai đoạn khởi phát của bệnh:

  • Sốt 38 – 39oC;
  • Đau đầu;
  • Miệng khô, kém ăn;
  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược;
  • Đau góc hàm và đau họng;
  • Tuyến mang tai đau nhức và to dần.

Giai đoạn toàn phát:

Sau khi khởi phát 24 – 48 giờ, xuất hiện dấu hiệu viêm tuyến nước bọt (tuyến mang tai), là một triệu chứng thường gặp ở trẻ bị quai bị. Lúc đầu, trẻ sẽ có dấu hiệu sưng 1 bên mang tai, sau 1 – 2 ngày sẽ sưng lên bên còn lại. Hai bên má bị sưng viêm không đối xứng, vùng da bị sưng căng bóng, sờ nóng, không đỏ, đau. Trẻ đau hàm khi há miệng, nhai hoặc ăn những thức ăn có vị chua.

Giai đoạn lui bệnh:

Nếu được chăm sóc tốt và điều trị kịp thời sẽ hoàn toàn khỏi bệnh trong vòng 10 ngày. Tuyến nước bọt không bị sưng và không hóa mủ (trừ trường hợp nhiễm khuẩn và bội nhiễm).

Biến chứng có thể gặp khi mắc Quai bị

Bệnh quai bị ở người lớn tuy ít gặp, nhưng biến chứng nguy hiểm hơn so với trẻ em. Tuy nhiên, bệnh quai bị ở trẻ em có thể ảnh hưởng lâu dài đến tuổi trưởng thành.

Tỷ lệ tử vong do quai bị rất thấp, tử vong thường xảy ra ở các trường hợp nặng, có viêm não – màng não hoặc viêm nhiều tuyến, nhưng thường nặng và có nhiều biến chứng hơn ở trẻ em. Biến chứng thường thấy của bệnh quai bị:

Điếc tai: Biến chứng điếc tai do quai bị rất hiếm gặp, xảy ra ở giai đoạn khởi phát do virus quai bị gây tổn thương ốc tai. Điếc tai rất khó hồi phục, thường là điếc một bên tai, hiếm khi gặp cả hai tai.

Viêm não: Virus quai bị tấn công hệ thần kinh trung ương dẫn đến nguy cơ viêm não, viêm màng não hoặc dị tật tiểu não (gây ra các vấn đề phối hợp vận động).

Viêm tinh hoàn ở bé trai: Tỷ lệ thường gặp, 10 bé trai mắc quai bị có 4 bé bị biến chứng viêm tinh hoàn. Đây là biến chứng cần được phát hiện và điều trị đúng, kịp thời để tránh di chứng vô sinh.

Viêm buồng trứng ở bé gái: Biến chứng viêm buồng trứng sẽ có biểu hiện đau bụng nhiều, cần đưa bé đến bệnh viện để được siêu âm, chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

Viêm màng não do virus: Biến chứng hiếm gặp, xảy ra khi virus xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương của cơ thể (não và tủy sống). Đây là biểu hiện nặng của quai bị, bệnh nhân đau bụng nhiều, ói, có khi tụt huyết áp,…

Nguy cơ sẩy thai cao khi phụ nữ mang thai bị quai bị trong 12 – 16 tuần đầu của thai kỳ hoặc sinh con dị dạng, trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể sinh non hoặc thai chết lưu.

Ngoài ra, quai bị còn có thể gây ra các biến chứng khác hiếm gặp:

Viêm cơ tim, viêm tuyến giáp, viêm tuyến lệ, viêm thần kinh thị giác (gây giảm thị lực tạm thời), viêm thanh khí phế quản, viêm phổi, rối loạn chức năng gan, xuất huyết do giảm tiểu cầu.

Nhồi máu phổi: Vùng phổi bị thiếu máu nuôi dưỡng, có thể tiến đến hoại tử mô phổi.

Viêm tụy: Biểu hiện nặng của quai bị, bệnh nhân đau bụng nhiều, buồn nôn, có khi tụt huyết áp.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nhận thấy sự xuất hiện của bất kỳ dấu hiệu, triệu chứng nào thì tốt nhất nên đến ngay bệnh viện để được thăm khám, xét nghiệm và được các bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn điều trị.

Tuyệt đối không được thờ ơ trước các bất thường của cơ thể, vì có thể khiến bệnh tiến triển đến mức trầm trọng, việc chữa trị vô cùng khó khăn và gặp không ít rủi ro, biến chứng.

Nguyên nhân quai bị

Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus quai bị (Mumps virus), thuộc họ Paramyxoviridae gây ra. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng tỷ lệ mắc bệnh cao và dễ thành dịch là vào mùa đông – xuân.

Virus lây truyền từ người bệnh qua người lành qua đường hô hấp. Khi người bệnh nói chuyện, ho, hắt hơi, khạc nhổ, virus trong các hạt nước bọt hoặc dịch mũi họng,... phát tán ra ngoài không khí hoặc bám vào các bề mặt, người lành hít trực tiếp hoặc chạm vào các đồ dùng bị nhiễm virus sẽ có nguy cơ mắc bệnh.

Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh quai bị

Mặt không cân đối có phải dấu hiệu của bệnh quai bị hay không?

Mặt không cân đối có thể là một triệu chứng của bệnh quai bị, nhưng không phải là dấu hiệu chính. Quai bị thường gây sưng một hoặc cả hai tuyến mang tai, làm cho khuôn mặt trông không cân đối. Tuy nhiên, sự không cân đối này là do sưng tạm thời và sẽ giảm dần. Nếu có khuôn mặt không cân đối mà không kèm theo các triệu chứng khác của quai bị như sốt, đau họng hoặc sưng đau tuyến mang tai, thì có thể cần kiểm tra các nguyên nhân khác.

Bệnh quai bị có gây sốt cao không?

Bệnh quai bị có lây không?

Trẻ em cần tiêm vắc-xin quai bị vào các mốc thời gian nào?

Người nhiễm quai bị nên ăn những loại thực phẩm nào?

Hỏi đáp (0 bình luận)