Long Châu

Mệt mỏi: Cảnh báo sức khỏe không thể xem thường

Ngày 07/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Mệt mỏi có thể là triệu chứng của một bệnh mạn tính hoặc đơn thuần là triệu chứng không có khả năng thực hiện một việc gì. Mệt mỏi là cảm giác chủ quan, không giống như sự ốm yếu, mệt mỏi có thể được giảm bớt theo thời gian nghỉ ngơi. Nguyên nhân mệt mỏi có thể do thể chất hoặc tinh thần.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Mệt mỏi là gì? 

Thuật ngữ “mệt mỏi” có thể được sử dụng để mô tả khó khăn hoặc không có khả năng bắt đầu hoạt động (cảm giác yếu ớt chủ quan), giảm khả năng duy trì hoạt động (dễ mệt mỏi); hoặc khó tập trung, trí nhớ và ổn định cảm xúc (mệt mỏi về tinh thần).

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của mệt mỏi

Mệt mỏi là trạng thái mất cân bằng sinh lý tạm thời của cơ thể, nó được coi như hiện tượng bắt đầu có những rối loạn các phản ứng sinh lý, sinh hoá của cơ thể trong lao động song nếu được nghỉ ngơi sẽ trở lại bình thường không để lại di chứng gì. Trạng thái mệt mỏi được biểu hiện bằng dấu hiệu khó chịu, uể oải, chức năng sinh lý mất cân bằng, năng suất lao động giảm dễ xảy ra tai nạn lao động.

  • Mệt mỏi các cơ quan riêng biệt do những biến đổi cục bộ ở bộ não không có ý nghĩa toàn thân như nhìn lâu mỏi mắt, vận cơ tĩnh đơn điệu, viết nhiều mỏi tay... Trạng thái mệt mỏi này dễ cải thiện khi ta thay đổi vận động sang bộ phận khác.

  • Mệt mỏi toàn thân thường gặp trong lao động thể lực nặng mà cơ thể phải huy động khối lượng cơ hoạt động nhiều. Ví dụ: Mang, vác, chạy, nhảy...

  • Mệt mỏi não lực: Là hiện tượng giảm khả năng hoạt động của tín hiệu thứ hai làm cho khả năng tư duy bị suy giảm. Các triệu chứng thông thường là nhức đầu, chóng mặt, mất ngủ, trương lực cơ giảm, suy nhược mạch, suy nhược thần kinh thực vật...

  • Mệt mỏi tâm sinh lý, tinh thần: Thường gặp ở những lao động kỹ thuật phức tạp đòi hỏi sự căng thẳng về tâm lý khách quan, trách nhiệm. Ví dụ: Lái xe, đánh máy chữ, trực tổng đài…

Mệt mỏi cấp tính được định nghĩa là kéo dài một tháng hoặc ít hơn, mệt mỏi bán cấp kéo dài từ một đến sáu tháng và mệt mỏi mãn tính kéo dài hơn sáu tháng. Bệnh nhân có thể có trạng thái mệt mỏi mãn tính mà không đáp ứng các tiêu chuẩn của hội chứng mệt mỏi mãn tính (CFS).

Tác động của mệt mỏi đối với sức khỏe

Tình trạng căng thẳng mệt mỏi ở một mức độ nhất định có thể tạo nên động lực thúc đẩy chúng ta nỗ lực, phấn đấu. Lúc đó, bạn sẽ huy động tối đa mọi sức mạnh và nguồn lực để vượt qua thử thách và tiếp tục hoàn thiện bản thân. Thế nhưng, nếu vượt quá ngưỡng cần thiết, vấn đề này có thể gây ra hàng loạt nguy hại cả về mặt thể chất lẫn tinh thần, thậm chí dẫn đến hành động tự sát.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

  • Giảm cân mãn tính.

  • Sốt mãn tính hoặc ra mồ hôi trộm về đêm.

  • Bệnh hạch bạch huyết toàn thể.

  • Đau cơ hoặc đau.

  • Các triệu chứng không phải mệt mỏi nghiêm trọng (ví dụ như ho ra máu, nôn máu, khó thở nặng, cổ trướng, lẫn, ý tưởng tự sát).

  • Sự tham gia của nhiều hơn 1 hệ thống cơ quan (ví dụ, phát ban kèm viêm khớp).

  • Đau đầu mới xuất hiện hoặc các loại đau đầu khác hoặc mất thị lực, đặc biệt là đau cơ, ở người lớn tuổi lớn hơn.

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến mệt mỏi

Có nhiều nguyên nhân gây ra mệt mỏi. Phổ biến nhất là do không ngủ đủ hoặc ngủ không ngon giấc. Một số bệnh như huyết áp cao, tiểu đường, thiếu máu hoặc rối loạn cảm xúc như trầm cảm, căng thẳng, lo âu cũng dẫn đến mệt mỏi. Mệt mỏi cũng có thể bắt nguồn từ cách sống, như làm việc quá ít hay quá nhiều, không tập thể dục, béo phì.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải mệt mỏi?

  • Nữ có nguy cơ cao hơn so với nam. 

  • Công nhân làm việc theo ca, đặc biệt là những người làm ca đêm, ca luân phiên, nhiều giờ hoặc với thời gian bắt đầu buổi sáng sớm.

  • Người lao động thực hiện một công việc trong thời gian dài hoặc lặp đi lặp lại một công việc tẻ nhạt.

  • Những người ngủ ít hơn bảy giờ mỗi đêm.

  • Những người bị rối loạn giấc ngủ không được điều trị như chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn.

  • Cha mẹ và người chăm sóc trẻ nhỏ.

  • Những người đang dùng một số loại thuốc cản trở giấc ngủ.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải mệt mỏi

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mệt mỏi, bao gồm:

  • Ánh sáng mờ.

  • Thị lực hạn chế.

  • Nhiệt độ, tiếng ồn cao.

  • Các công việc kéo dài, lặp đi lặp lại, nhịp độ cao, khó khăn, nhàm chán và đơn điệu.

  • Bệnh tật, tình trạng y tế và các sản phẩm dược phẩm (bao gồm cả thuốc không kê đơn) cũng có thể ảnh hưởng đến độ dài giấc ngủ và chất lượng giấc ngủ. Ví dụ, các chất như nicotine, caffeine và rượu.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán mệt mỏi

Xét nghiệm tập trung vào nguyên nhân nghi ngờ dựa trên kết quả khám xét lâm sàng. Nếu không có nguyên nhân rõ ràng hoặc nghi ngờ dựa trên kết quả khám xét lâm sàng, xét nghiệm thường không thể chẩn đoán được nguyên nhân. Tuy nhiên, nhiều bác sĩ lâm sàng khuyến cáo nên xét nghiệm những thông số dưới đây:

  • Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi.

  • Ferritin.

  • Tốc độ máu lắng.

  • TSH.

  • Hóa sinh máu, bao gồm xét nghiệm điện giải, glucose, canxi, và các xét nghiệm chức năng thận và gan.

  • Chỉ số CK được khuyến cáo nếu có đau cơ hoặc yếu cơ. Xét nghiệm HIV và phản ứng mantoux được khuyến cáo nếu bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ. Chụp X-quang ngực được khuyến cáo nếu ho hoặc khó thở xuất hiện. Các xét nghiệm khác như nhiễm trùng hoặc suy giảm miễn dịch không được khuyến cáo trừ khi có những kết quả khám lâm sàng gợi ý.

Chẩn đoán hội chứng mệt mỏi mãn tính (Myalgic encephalomyelitis) cần hai tiêu chuẩn sau:

  • Mệt mỏi mãn tính ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, không giảm khi nghỉ, và không giải thích được bằng khám lâm sàng hoặc kết quả bất thường ở các xét nghiệm kể trên.

  • Sự có mặt của ≥ 4 trong số các triệu chứng sau: đau họng, ngủ không yên giấc, khó tập trung hoặc giảm trí nhớ, đau cơ, đau nhiều khớp mà không kèm sưng khớp, đau đầu mới xuất hiện hoặc các đau đầu khác, hạch mềm ở cổ hoặc nách.

Phương pháp điều trị mệt mỏi hiệu quả

Tùy vào thể trạng bệnh nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp. 

Các phương pháp điều trị tiềm năng bao gồm:

  • Vật lý trị liệu (ví dụ, liệu pháp tập thể dục theo mục tiêu) và hỗ trợ tâm lý (ví dụ, liệu pháp hành vi nhận thức). 

  • Tập trung vào việc cải thiện giấc ngủ và giảm đau cũng có thể có lợi. 

Lưu ý: Các loại thuốc khi dùng phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của mệt mỏi

Chế độ sinh hoạt:

  • Thường xuyên tập thể dục.

  • Đi ngủ đúng giờ, không thức quá khuya.

  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.

  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.

  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

  • Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái. 

Chế độ dinh dưỡng:

  • Thay đổi chế độ ăn: Giảm khẩu phần ăn, ăn nhiều lần trong ngày giúp giữ cho lượng đường trong máu ổn định.

  • Uống nhiều nước.

  • Giảm sử dụng các sản phẩm chứa caffein (trà, cà phê), chất kích thích như cồn (rượu, bia) và thuốc lá.

  • Sử dụng thực phẩm giàu chất sắt như thịt, gan, rau có màu xanh đậm, ngũ cốc…

Phương pháp phòng ngừa mệt mỏi hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý.
  • Hạn chế căng thẳng quá mức.
  • Thường xuyên rèn luyện thể lực.
  • Kiểm tra sức khoẻ định kỳ.
Nguồn tham khảo
  1. Msd Manuals: https://www.msdmanuals.com/

  2. Cục y tế dự phòng - Bộ y tế: https://vncdc.gov.vn/

  3. Uptodate: https://www.uptodate.com/

Các bệnh liên quan

  1. Hội chứng Lennox - Gastaut

  2. Hội chứng Sudeck

  3. Rối loạn ý thức

  4. Stress

  5. Rối loạn dây thần kinh trụ

  6. Dị tật ống thần kinh

  7. Dị cảm

  8. Hội chứng Tourette

  9. Rắn cắn

  10. Thoái hóa tiểu não