Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Theo thống kê, có đến khoảng 30% bé trai mắc bệnh ung thư phải trải qua các ca điều trị bằng hóa chất độc hại khi chưa đến độ tuổi trưởng thành sẽ bị vô sinh. Đây là một thực trạng đáng buồn, tuy nhiên, một nghiên cứu mới vừa được công bố hứa hẹn sẽ mở ra cơ hội mới cho tình trạng này.
Nếu người bị kết luận mắc ung thư là đàn ông trưởng thành, thì họ vẫn còn cách lựa chọn đông lạnh tinh trùng trước khi tiến hành hóa trị. Mục đích của phương pháp này chính là để hoàn thành mong muốn duy trì khả năng sinh sản. Tuy nhiên, nếu nhóm đối tượng mắc bệnh ung thư là các bé trai chưa đến độ tuổi trưởng thành thì sự lựa chọn này dường như là bất khả thi.
Trước tỷ lệ 30% bé trai chưa đến tuổi trưởng thành bị vô sinh sau khi điều trị ung thư, các nhà khoa học đã không ngừng nghiên cứu nhiều năm qua để tìm ra lời giải đáp. Ý tưởng ban đầu của nghiên cứu là thực hiện tách mô tế bào khi chưa hoàn thiện trong cơ thể các bé trai mắc bệnh ung thư. Sau đó đem nó đi đông lạnh trước khi điều trị hóa chất hoặc xạ trị.
Khi những bé trai mắc bệnh ung thư đến tuổi trưởng thành, các bác sĩ sẽ tiến hành cấy ghép các mô này trở lại vào cơ thể, giúp bệnh nhân sản sinh tinh trùng ở tuổi dậy thì như mọi người. Trong lịch sử, đã có 3 lần các nhà khoa học thử nghiệm cấy ghép tự động thành công với khỉ từ năm 2000 và cho kết quả như mong đợi. Tuy nhiên, vẫn chưa có ca nào dẫn tới quá trình thụ thai hay sinh con tính đến nay.
Một bước ngoặt mới cho ngành y học đã xuất hiện vào ngày 21/3 vừa qua, khi nhóm các nhà nghiên cứu của Viện Dược học thuộc Đại học Pittsburgh đã công bố công trình nghiên cứu trên tạp chí khoa học Science. Họ đã sử dụng tinh trùng sản sinh từ khỉ nâu đuôi ngắn nhờ kỹ thuật cấy ghép tự động, để tạo ra các bào thai và cấy ghép vào tử cung của khỉ cái.
Tín hiệu đáng mừng là một trong những chú khỉ cái đã sinh ra một chú khỉ con khỏe mạnh vào tháng 4/2018. Chú khỉ này được đặt tên là Grady - một cái tên thể hiện rõ nguồn gốc của chú khỉ nhỏ là sinh ra bằng phương pháp cấy ghép tự động, kết hợp giữa hai cụm từ: “graft-derived” và “baby”.
Chính thử nghiệm kể trên là bằng chứng thuyết phục cho ý tưởng cấy ghép tự động của các nhà khoa học. Đồng thời giúp quá trình phát triển kỹ thuật này tiến thêm một bước trên quá trình hướng đến ứng dụng cho các bệnh nhi nam mắc bệnh ung thư. Tuy nhiên, đối với việc có thể ứng dụng kỹ thuật này lên bé gái hay không thì còn cần quá trình nghiên cứu sâu hơn về cấy ghép mô buồng trứng.
Kyle Orwig, tác giả chính của nghiên cứu, chuyên gia về khoa học sinh sản, thuộc Đại học Pittsburgh thông tin thêm rằng đã có 206 bé trai và 41 bé gái đang điều trị ung thư được lấy mẫu mô và đông lạnh từ năm 2011 tại Pittsburgh, với hy vọng kỹ thuật này một ngày nào đó sẽ được ứng dụng cho con người. Ông cũng tin rằng kỹ thuật này sẽ được thử nghiệm lâm sàng trong vòng 2 - 5 năm tới và cho biết nhóm các nhà khoa học đang thảo luận và xin cơ quan quản lý cấp phép thử nghiệm.
Thụy Anh
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.