Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Có nên phẫu thuật môi dày thành mỏng không?

Ngày 28/08/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Với một số người, việc sở hữu môi dày khiến khuôn mặt mất tính cân đối và kém duyên hơn. Điều này làm cho mọi người cảm thấy tự ti, từ đó dẫn đến ngại giao tiếp. Để cải thiện vấn đề này, đa số chị em phụ nữ đã tìm đến phẫu thuật môi dày thành mỏng.

Vậy có nên phẫu thuật môi dày thành mỏng không? Để trả lời câu hỏi này, các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của Nhà Thuốc Long Châu nhé.

Phẫu thuật môi dày thành mỏng thực hiện như thế nào?

Phẫu thuật môi dày thành mỏng là phương pháp chỉnh sửa, tạo hình miệng rất phổ biến trong ngành thẩm mỹ hiện nay. Phẫu thuật này sử dụng kỹ thuật cắt bỏ mô thừa, điều chỉnh cơ môi giúp đôi môi phục hình tự nhiên, hài hòa và cân đối.

Trung bình, một ca phẫu thuật môi dày mất từ 40 – 60 phút hoặc có thể lâu hơn nếu các bạn sử dụng thêm các kỹ thuật cấy mỡ hoặc làm săn môi khác.

Thu gọn môi thường dành cho khách hàng từ 20 tuổi trở lên, có khẩu hình môi không đẹp hoặc đã từng bơm filler hỏng. Đây cũng là dịch vụ được rất khách hàng tin tưởng và lựa chọn ở nhiều cơ sở thẩm mỹ của Việt Nam.

Có nên phẫu thuật môi dày thành mỏng không? 1 Môi dày khiến khuôn mặt mất tính cân đối

Ưu điểm của phương pháp phẫu thuật môi dày thành mỏng

Phẫu thuật thu gọn môi có 5 ưu điểm sau:

Mang đến đôi môi đẹp, chuẩn tỉ lệ “vàng”: Theo nhận định của các chuyên gia, tỷ lệ chuẩn giữa môi trên và môi dưới là ⅔ . Khi nhìn từ trái sang phải, cuối điểm ¼ và ¾ của môi nằm thẳng hàng với cánh mũi và góc mắt và vành môi trên hơi lượng sóng. Phẫu thuật tạo hình môi hiện đại sẽ giúp chị em sở hữu đôi môi quyến rũ theo tỷ lệ này. 

Giúp đôi môi căng mọng tự nhiên: Việc loại bỏ một phần mô thừa có tác dụng kéo căng da môi tự nhiên mà không làm thay đổi các sắc tố môi. Vì vậy, đôi môi sẽ căng mọng, khi tô son rất dễ lên màu và lôi cuốn. 

Thẩm mỹ môi sử dụng kỹ thuật đơn giản, an toàn, nhanh chóng và ít xâm lấn nên khách hàng sẽ không bị đau nhiều. 

Không để lại sẹo: Trước khi tiến hành thu môi, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành đo và vẽ cụ thể để xác định vùng niêm mạc nằm ở giữa niêm mạc môi khô và môi ướt, từ đó đưa ra tỷ lệ loại bỏ chính xác, hạn chế tối đa xâm lấn và tổn thương. Đường mổ sẽ được giấu ở dưới da môi nên không để lại sẹo cho khách hàng. 

Thời gian hồi phục nhanh chóng: Sau khi phẫu thuật xong, mọi người có thể ra về mà không cần mất thời gian nằm viện.

Có nên phẫu thuật môi dày thành mỏng không? 2 Phẫu thuật môi dày thành mỏng giúp chị em có đôi môi đẹp với tỷ lệ chuẩn

Có nên phẫu thuật môi dày thành mỏng không?

Phẫu thuật thu gọn miệng chỉ có tính tương đối và phụ thuộc vào nhu cầu làm đẹp của từng người. 

Những trường hợp nên phẫu thuật:

  • Hình thái môi quá khổ, bị dị tật hoặc biến chứng nặng.
  • Khách hàng có nhu cầu làm đẹp và muốn tạo hình hợp phong thủy.
  • Những người có cơ địa tốt, không mắc các bệnh truyền nhiễm, thần kinh.

Tuy nhiên có một số trường hợp không nên phẫu thuật:

  • Môi dày nhưng không quá ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, có thể xử lý được bằng makeup hoặc phun xăm.
  • Môi dày nhưng khẩu tướng đẹp và hợp phong thủy.
  • Những trường hợp đang bị các bệnh về miệng như: Viêm da, loét miệng, mọc răng khôn và các bệnh lý nặng khác.
  • Những người trên 65 tuổi thường được khuyên không nên phẫu thuật.

Như vậy, phẫu thuật môi dày thành mỏng chủ yếu phụ thuộc vào nhu cầu và độ dày môi của từng người. Đặc biệt, các bạn nên chú ý đến sức khỏe và tuổi tác để phẫu thuật diễn ra an toàn nhất.

Có nên phẫu thuật môi dày thành mỏng không? 3 Những người trên 65 tuổi không nên phẫu thuật môi

Quá trình phẫu thuật

Phẫu thuật môi dày thành mỏng không phải phương pháp lạ tuy nhiên nhiều người không biết phương pháp này diễn ra như thế nào. Quá trình phẫu thuật thường gồm 4 bước cơ bản sau:

Bước 1: Thăm khám và tư vấn

Khách hàng sẽ được khám tổng quan miệng và kiểm tra các chỉ số sinh hóa máu. Với phần miệng, bác sĩ sẽ lấy số đo của cả môi trên và dưới, sau đó tính toán độ lệch tiêu chuẩn và quan sát sắc tố môi rồi đưa ra phương án chỉnh sửa hợp lý nhất. Khách hàng sẽ được tư vấn và cùng bác sĩ lựa chọn cách thức phẫu thuật mong muốn. Với test sinh hóa máu, mọi người phải đo số lượng hồng cầu, độ loãng của máu và một vài xét nghiệm liên quan khác. Khách hàng chỉ được phép phẫu thuật khi các số liệu sức khỏe đều đạt mức A.

Bước 2: Gây tê cục bộ

Do da miệng khá nhạy cảm với các tác động xâm lấn nên người bệnh cần được gây tê cục bộ. Mũi gây tê sẽ nằm chếch cánh môi trái 2 cm về phía trên.

Sau đó, tất cả các vùng xung quanh miệng đều được sát khuẩn bằng dung dịch chuyên dụng. Trong khi đó, khách hàng cố định trên giường và bắt đầu mất cảm giác.

Bước 3: Tiến hành phẫu thuật

Tiếp theo, bác sĩ sẽ tái tạo cấu trúc của miệng bằng cách vẽ lên môi, các đường mổ chính, phụ và điểm cắt cũng được đánh dấu trong lúc đó.

Tiếp theo bác sĩ tiến hành bóc tách da miệng và hút mỡ hoặc dịch đọng (nếu có biến chứng do tiêm). Các biểu mô thừa cũng được cắt đến khi miệng đạt được độ dày mong muốn.

Kết thúc phần cắt, bác sĩ sắp xếp, điều chỉnh lại cơ vòng của môi và định hướng tạo hình. Nếu chị em có nhu cầu làm hồng môi, môi sẽ được tiếp tục tiêm tê để chiếu laser.

Bước 4: Khâu vết thương và chăm sóc

Sau khi hoàn thành việc cắt bỏ niêm mạc và cố định cơ, bác sĩ chuyển qua khâu vết thương bằng chỉ tự tiêu. Loại chỉ sử dụng cho miệng là PolyDioxanOne (PDO) hoặc PCL với độ mảnh và dai phù hợp với khu vực này.

Cuối cùng, bác sĩ sát khuẩn và cố định môi bằng băng gạc mỏng. Khách hàng được nghỉ tại chỗ và theo dõi trong 2 tiếng. Nếu không có vấn đề gì xảy ra, mọi người có thể về nhà và tự chăm sóc.

Những lưu ý sau phẫu thuật

Để đôi môi được nhanh chóng phục hồi, mọi người cần chú ý chế độ chăm sóc sau phẫu thuật. Trong 1 tháng sau khi mổ, chị em cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Trong tuần đầu tiên, tuyệt đối không tháo băng, không rút chỉ trên miệng.
  • Vệ sinh cẩn thận 3 lần mỗi ngày bằng nước muối sinh lý, vệ sinh đơn giản sau khi ăn uống.
  • Chọn các thực phẩm mềm, dễ ăn như: Cháo, súp rau củ, thịt lợn băm và sinh tố trái cây.
  • Nghiêm cấm sử dụng nước có gas, đồ có cồn, cà phê hoặc trà sữa. 
  • Nên tránh ăn nhóm đồ nếp, món ăn cay hoặc quá mặn, có nhiều gia vị nặng.
  • Không nằm úp khi ngủ, tạm thời ngừng đánh son.
  • Sử dụng thuốc giảm đau và thuốc bôi theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Có nên phẫu thuật môi dày thành mỏng không? 4 Nên ăn các thực phẩm lỏng, mềm để môi hồi phục nhanh hơn

Thời gian trung bình để môi hồi phục hoàn toàn là từ 7 – 10 ngày và tốc độ lành vết thương ở mỗi người là khác nhau. Các bạn nên chú ý chăm sóc, nếu có vấn đề gì xảy ra nên đến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời.

Như vậy, phẫu thuật môi dày thành mỏng có thể mang lại cho chị em phụ nữ đôi môi đẹp với tỷ lệ như mong muốn. Tuy nhiên, mọi người cần tìm đến các cơ sở thẩm mỹ an toàn để tránh điều đáng tiếc xảy ra. Mong rằng bài viết trên đây đã giúp chị em có thêm kiến thức về phẫu thuật môi dày. Chúc các bạn luôn vui vẻ, hạnh phúc và đừng quên đừng quên theo dõi các bài viết khác của Nhà Thuốc Long Châu để cập nhập thêm kiến thức nhé.

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm