Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Da khô là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục như thế nào?

Ngày 17/07/2021
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Da khô chính là tình trạng da bị thiếu nước. Không chỉ da mặt, các vị trí thường bị khô da phổ biến là bàn tay, cánh tay, nhất là ở gót chân.

Da khô tuy không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng sẽ khiến chúng ta mất tự tin về ngoài hình, nhất là các chị em phụ nữ. Da khô cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều loại bệnh tiềm ẩn trong cơ thể. Vậy vì sao da bị khô? Làm thế nào để khắc phục tình trạng da bị khô? Bài viết này sẽ giải đáp tất cả các thắc mắc của bạn.

Da khô là như thế nào?

Nhiều người không biết rằng da khô là như thế nào, chỉ đến khi tình trạng da xuống cấp và lão hóa trầm trọng mới bắt đầu điều trị sẽ vô cùng tốn kém và mất nhiều thời gian. Vậy da khô là gì? Hiểu một cách đơn giản rằng da khô chính là tình trạng da bị thiếu nước. Không chỉ da mặt, các vị trí thường bị khô da phổ biến là bàn tay, cánh tay, nhất là ở gót chân. Da khô có thể gặp ở cả nam lẫn nữ, đặc biệt ở những người lớn tuổi do sự giảm sút các loại dầu tự nhiên trên da.

Nguyên nhân khiến da bị khô

Làn da bị khô chủ yếu do thiếu nước tích hợp trong lớp bề mặt của da và các lớp biểu bì. Lớp biểu bì có thành phần chính gồm chất béo Lipit và chất đạm Protein. Hai chất này có vai trò giữ nước cho da. Vì thế, một trong những lý do khiến da mặt khô là lúc cơ thể bị thiết chất Lipit và Protein. Thói quen rửa tay thường xuyên quá nhiều trong ngày cũng là một trong những nguyên nhân khiến da khô. Các thành phần hóa học và tẩy rửa chứa trong nước rửa tay sẽ làm mất đi độ ẩm trên da, khiến bàn tay bị khô ráp.

Da khô là gì? Vì sao da bị khô và cách khắc phục như thế nào 1Ở lâu trong môi trường máy lạnh thường xuyên sẽ dễ khiến da khô.

Bên cạnh đó, da khô cũng là dấu hiệu của tác dụng phụ thành phần của một số loại thuốc điều trị gây ra, hoặc có thể là biến chứng bởi một số bệnh về da. Ngoài ra, môi trường sinh hoạt hoặc làm việc trong phòng máy lạnh cũng là một yếu tố làm giảm độ ẩm của da, dẫn đến việc da bị khô.

Một số biến chứng do da khô

Tình trạng da khô tuy rằng không phải là một loại bệnh nguy hiểm, thế nhưng nếu cứ kéo dài không được điều trị sẽ dẫn đến nhiều biến chứng khác:

1. Mụn

Những người mang làn da khô tự nhiên có thể gặp mụn, và các sản phẩm điều trị mụn cũng có thể gây khô và làm da khô bong tróc. Hầu hết chúng ta thường thấy mụn trứng cá có ở da dầu, đôi lúc làn da khô cũng sẽ xuất hiện mụn ở trên da tương tự như vậy.

Da khô khiến da tiết ra nhiều dầu hơn, từ đó dẫn đến lỗ chân lông bị tắc và nổi mụn nhiều hơn. Da khô có thể là do di truyền hoặc do tuổi tác, do các sản phẩm điều trị mụn trứng cá hoặc do kết hợp cả hai.

Một số sản phẩm dưỡng ẩm cho da khô có thể gây kích ứng mạnh, hoặc chứa những thành phần có thể khiến tắc nghẽn lỗ chân lông, khiến cho cho da dễ bị mụn.

2. Viêm da

Da khô sẽ trở nên vô cùng nhạy cảm, dễ bị mẩn đỏ, viêm ngứa, da mặt sần sùi và chảy máu. Các vết thương trên da sẽ mở đường cho vi khuẩn dễ xâm nhập dẫn đến tình trạng viêm mủ, tổn hại nghiêm trọng đến làn da. Trường hợp nhẹ sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Trường hợp nặng hơn sẽ dẫn đến các bệnh về máu hoặc hệ bạch huyết do bị nhiễm khuẩn.

Da khô là gì? Vì sao da bị khô và cách khắc phục như thế nào 2Tình trạng da khô diễn biến nặng sẽ dẫn đến nhiều biến chứng không ngờ.

3. Bệnh vảy nến

Da khô sẽ dẫn đến tích tụ nhiều tế bào chết quá nhiều, từ đó hình thành lớp sừng vảy dày. Nếu như bạn không kịp thời phát hiện và tẩy tế bào da chết thường xuyên, thì lớp sừng này sẽ càng bám dính chắc chắn trên da dẫn đến bệnh vảy nến. Đây là một căn bệnh da liễu mãn tính, tuy rằng có thể điều trị nhưng không thể trị dứt điểm. Tình trạng bệnh sẽ tái phát lại nhiều lần.

4. Da bị lão hóa sớm

Khi bị khô, các chức năng bình thường của da sẽ hoạt động kém hơn. Da mất đi độ đàn hồi, nhạy cảm hơn. Da dễ bị tổn thương khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trực tiếp hoặc các ánh sáng độc hại. Điều này khiến cho làn da sớm bị lão hóa hơn.

Làm thế nào để phòng tránh và khắc phục tình trạng da khô?

Da khô sẽ ảnh hưởng đến ngoại hình, khiến bạn mất tự tin trong giao tiếp.Để phòng tránh và khắc phục tình trạng này, bạn có thể áp dụng các phương pháp chăm sóc da khô dưới đây.

Uống nhiều nước

Thiếu nước là một trong những nguyên nhân khiến làn da của bị khô, chính vì thế mà bạn cần cải thiện gấp thói quen sinh hoạt này. Mỗi ngày nên bổ sung từ 2-3 lít nước để cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể, không chỉ giúp làm ẩm da mà còn giúp da thêm mềm mại, tránh các loại mụn xuất hiện và thải độc tố cho cơ thể hiệu quả.

Dùng kem dưỡng ẩm thường xuyên

Việc dưỡng ẩm cho làn da khô là vô cùng quan trọng để cải thiện tình trạng mất nước, bong tróc. Các hoạt chất có trong kem dưỡng ẩm có tác dụng tái tạo bề mặt da, giúp làn da luôn ở trong trạng thái ẩm, mượt. Tuy nhiên, các bạn nên chọn dược mỹ phẩm dành riêng cho da khô, có chiết xuất từ tự nhiên và có nguồn gốc rõ ràng để việc sử dụng đạt hiệu quả tốt nhất.

Sử dụng mặt nạ dưỡng ẩm

Một cách phòng ngừa và khắc phục da mặt khô hiệu quả đó chính là sử dụng mặt nạ dưỡng ẩm. Việc đắp mặt nạn thường xuyên cũng là một trong những phương pháp giúp bạn cải thiện làn da, giúp da trở nên mịn màng hơn. Bạn có thể tham khảo một số mặt nạ từ thiên nhiên để dưỡng ẩm làn da như bơ, mật ong, các loại tinh dầu... 

Tránh tắm nước nóng thường xuyên

Nước nóng sẽ dễ khiến da bị tổn thương và mất độ ẩm. Vì thế, thói quen tắm nước nóng nên được hạn chế để tránh cho da bị không hoặc nhạy cảm. Đôi khi chỉ cần thay đổi một thói quen sinh hoạt thường ngày cũng là cách tránh cho da bị khô hiệu quả.

Da khô là gì? Vì sao da bị khô và cách khắc phục như thế nào 3Hạn chế tắm nước nóng để tránh cho da bị mất độ ẩm dẫn đến khô ráp.

Dùng máy tạo độ ẩm

Nếu như có điều kiện thì bạn nên trang bị trong gia đình một chiếc máy tạo độ ẩm. Thiết bị này sẽ làm giảm tình trạng da khô khi ở trong môi trường máy lạnh thường xuyên. Theo như các chuyên gia nghiên cứu của đại học Harvard, độ ẩm được duy trì ở mức 60% là đủ để bạn ngăn ngừa da bị khô.

Bảo Vân

Nguồn: Vinmec

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm