Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Vì sao bị bệnh vảy nến?

Ngày 20/12/2017
Kích thước chữ

“Vì sao bị bệnh vảy nến?” là câu hỏi chung của rất nhiều người. Tuy nhiên đến hiện nay, căn bệnh này vẫn chưa tìm được nguyên nhân cốt lõi dẫn đến những tổn thương

“Vì sao bị bệnh vảy nến?” là câu hỏi chung của rất nhiều người. Tuy nhiên đến hiện nay, căn bệnh này vẫn chưa tìm được nguyên nhân cốt lõi dẫn đến những tổn thương về da nghiêm trọng.

Vì sao bị bệnh vảy nến?
Hãy gặp bác sĩ để biết nguyên nhân vì sao bị bệnh vảy nến

Lý do vì sao bị bệnh vảy nến

Xoay quanh vấn đề này, một số yếu tố đã được xác định là khởi phát bệnh vảy nến:

  • Hiện tượng Koebner: trong đó, vảy nến thường xuất hiện ngay trên chính các vết thương do trầy xước, vết cắn động vật, rách da, cắn móng tay, đi giày quá chật, vết cắt phẫu thuật, tia X, bỏng nắng, xăm mình,…
  • Yếu tố tác động từ môi trường: khi cơ thể tiếp xúc với môi trường ngoài, một số yếu tố có thể tác động đến bề mặt da làm tăng sản sinh tế bào biểu bì gây ra vảy nến. Các yếu tố đó là căng thẳng, nhiễm khuẩn, các chấn thương cơ học, vật lý, rội loạn nội tiết.
  • Dùng thuốc: thuốc kháng sốt rét như Doxycycline chloroquine; Lithium điều trị trầm cảm hay rối loạn tâm thần; thuốc điều trị cao huyết áp; thuốc kháng viêm như ibuprofen hay indomethacin; ức chế bêta: dùng cho bệnh nhân suy tim; corticosteroid: được kê toa cho nhiều bệnh khác nhau.

Ngoài các yếu tố trên, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến là:

  • Yếu tố di truyền: người có bố/mẹ hoặc người thân trong gia đình có bệnh vảy nến thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn người khác.
  • Yếu tố tuổi tác: vảy nến thường gặp ở người có độ tuổi từ 30 – 50 tuổi, ít tìm thấy bệnh ở trẻ em.

Điều trị bệnh vảy nến

Để điều trị bệnh vảy nến hiệu quả, bạn cần đến các trung tâm y tế chuyên môn để được bác sĩ khám và tư vấn. Thông thường, để biết được lý do vì sao bị bệnh vảy nến, các bác sĩ thường chú ý đến các biểu hiện lâm sàng ở người bệnh và tiến hành một số các xét nghiệm để có thể chẩn đoán chính xác nhất.

Dùng các loại mỡ, kem, dung dịch với mục đích bong vẩy, tiêu sừng, hạn chế hình thành sản sinh da chết như:

  • Mỡ Salicyle 5%, 10%;
  • Vitamin D3 và dẫn chất;
  • Goudron;
  • Nếu bệnh gặp ở bàn chân thì nên luôn luôn đi giầy có mang vớ khi đi ra đường, điều này sẽ giúp da chân không cảm thấy khô, đồng thời ngăn ngừa các vết nứt ở da bị nhiễm khuẩn;
  • Hạn chế tiếp xúc với các dung dịch có chứa thành phần hóa học.

Lối sống cho người bị bệnh vảy nến thể mủ

  • Tránh căng thẳng (stress);
  • Không gãi hoặc kì cọ gây tổn thương đến các vết mụn;
  • Hạn chế tiếp xúc vùng da bị vảy nến với các chất, dung dịch có chứa thành phần hóa học;
  • Cẩn thận khi dùng các loại thuốc bôi ngoài da, cần có chỉ dẫn của bác sĩ;
  • Không uống rượu bia vì có thể làm bệnh nặng hơn gây mất tác dụng của thuốc.
Vì sao bị bệnh vảy nến?
Không nên tự ý chữa trị vảy nến khi chưa được sự hướng dẫn của bác sĩ

Nếu có những thắc mắc khác về nguyên nhân vì sao bị bệnh vảy nến, bạn hãy trực tiếp đến gặp bác sĩ để tham khảo ý kiến. Mỗi người có một cơ địa khác nhau và nguyên nhân khiến bệnh vảy nến phát sinh cũng khác nhau. Bạn không nên sử dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào khi chưa được sự hướng dẫn từ những người chuyên môn. Bất kỳ một yếu tố tác động nào cũng có thể khiến bệnh trầm trọng hơn.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin