Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Khỏe đẹp

Dao lấy khoé móng chân là gì? Cách dùng dao lấy khóe móng chân không gây tổn thương

Ngày 27/07/2022
Kích thước chữ

Rất nhiều người thường có thói quen dùng dao lấy khóe móng chân nhưng không hề biết rằng nếu làm sai cách có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng hoặc mưng mủ. Để hạn chế những rủi ro không đáng có này, bạn cần lấy khóe ngón chân đúng cách.

Dao lấy khoé móng chân là dụng cụ không thể thiếu khi bạn thực hiện việc lấy khóe ngón chân. Sử dụng dao đúng cách không chỉ giúp bạn vệ sinh ngón chân mà còn tăng thêm tính thẩm mỹ cho bộ móng của mình. 

Dao lấy khóe móng chân là gì?

Dao lấy khóe móng là một loại dụng cụ giúp hỗ trợ thợ nail trong việc làm sạch và vệ sinh móng, đặc biệt là giúp cho việc lấy khóe trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn. Việc dùng dao lấy khóe móng chân sẽ đảm bảo vệ sinh cũng như sức khỏe của người dùng. 

Đầu dao lấy khóe thường được làm bởi chất liệu thép không gỉ. Tùy thuộc vào nhà sản xuất mà cán có thể thay đổi.

Dao lấy khoé móng chân là gì? Cách dùng dao lấy khóe móng chân không gây tổn thương1 Dao lấy khoé móng chân

Có nên lấy khoé móng chân hay không?

Khoé móng chân vốn không gây ra sự khó chịu hay phiền toái gì bởi đây thực chất chỉ là một phần rìa mọc thuôn ra hai bên và nằm ở hai bên cạnh phía ngoài của móng. Do đó, việc lấy khóe móng chân thực ra không quá cần thiết.

Tuy vậy, đối với chị em phụ nữ thường đi làm móng thì họ hay lấy khóe ngón chân để chân được sạch sẽ cũng như dễ để làm đẹp hơn. Một số trường hợp dùng dao cắt quá sát vào trong khóe móng sẽ khiến cho da bị trầy xước và tổn thương.

Việc bạn chăm sóc vết thương và vệ sinh không đúng cách sẽ có thể gây ra tình trạng chảy máu, đau nhức, thậm chí có thể tạo ra môi trường thuận lợi để các loại vi khuẩn tấn công. Từ đó sẽ rất dễ dẫn đến việc móng chân bị mưng mủ, nấm chân và nguy hiểm nhất chính là nhiễm trùng.

Dao lấy khoé móng chân là gì? Cách dùng dao lấy khóe móng chân không gây tổn thương2 Tùy thuộc vào nhu cầu mà bạn có nên lấy khóe móng chân hay không

Cách dùng dao lấy khoé móng chân đúng cách

Để lấy khóe móng chân đúng cách bằng dao, bạn hãy thực hiện theo các bước như sau:

  • Bước 1: Trước khi lấy khóe móng chân, bạn hãy ngâm chân vào trong một chậu nước sạch để làm mềm móng. Việc làm này sẽ giúp cho chất bẩn ở trên kẽ móng và chân được trôi ra ngoài nước và móng chân của bạn trở nên sạch sẽ hơn nhiều.
  • Bước 2: Sau khi ngâm chân vào nước, bạn hãy dùng dao để cắt khóe móng chân một cách từ tốn, cẩn thận. Bạn chú ý không nên cắt quá sâu và sát vào phần thịt để tránh trường hợp da bị trầy xước.
  • Bước 3: Bạn ngâm và rửa chân thêm một lần nữa với nước ấm trong chậu rồi nhấc chân ra. Sau đó, bạn hãy lấy khăn để lau khô và để chân được khô một cách tự nhiên.

Khóe móng chân bị sưng đau phải làm sao?

Để làm giảm tình trạng khóe móng chân bị sưng đau, bạn có thể tham khảo và làm theo những cách sau:

  • Cần tuân thủ việc uống thuốc kháng sinh đầy đủ theo sự chỉ định của các bác sĩ và dùng thuốc giảm đau nếu như được kê đơn.
  • Bôi kem kháng sinh vào khu vực móng chân bị sưng mỗi ngày 2 lần hoặc có thể nhiều hơn. Trong trường hợp cần thiết, bạn có thể bôi thêm kem chống viêm.
  • Luôn vệ sinh sạch sẽ móng chân và luôn giữ cho móng chân được khô ráo.
  • Lựa chọn loại giày phù hợp, không nên mang giày chật. Tốt nhất là bạn nên chọn giày hở mũi hoặc dép xăng đan để giúp cho vùng móng chân bị sưng được thông thoáng. 
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh với các loại rau củ quả để vết thương được mau lành. Bạn cần tránh ăn rau muống, thịt bò, nước tương bởi những thực phẩm này sẽ làm chậm quá trình phục hồi của vết thương.
Dao lấy khoé móng chân là gì? Cách dùng dao lấy khóe móng chân không gây tổn thương3 Để vết thương được mau lành, bạn nên xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Những lưu ý để bảo vệ đôi chân của bạn

Để bảo vệ đôi chân của mình, bạn nên lưu ý đến các vấn đề sau:

  • Nếu như móng chân của bạn rất khó để thao tác, điển hình như móng chân bị quặp, cong vòng thì bạn nên nhờ đến các bác sĩ thay vì đến các tiệm làm móng. Bởi lẽ, rất có khả năng nhân viên làm móng không có kinh nghiệm để xử lý trường hợp này nên sẽ gây ra tình trạng mưng mủ, tồi tệ hơn là nhiễm trùng móng. 
  • Nếu bạn không may bị trầy xước da và vết thương bị nhiễm trùng, mưng mủ, bạn nên đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ xử lý kịp thời. 
  • Thường xuyên cắt bỏ và vệ sinh móng chân bằng xà phòng và bàn chải lông mềm để hạn chế sự sinh sôi, phát triển của các loại vi khuẩn tồn tại ở trong kẽ chân.
  • Giữ cho chân luôn được khô ráo và hạn chế thói quen đi chân trần ở trên đất bởi điều này sẽ khiến cho bụi bẩn đi sâu hơn vào trong kẽ chân. 

Để hạn chế những ảnh hưởng không mong muốn, việc dùng dao lấy khoé móng chân đòi hỏi cần phải có sự cẩn thận và đúng kỹ thuật. Chính vì vậy, bạn nên lựa chọn cho mình một địa chỉ lấy khóe móng chân uy tín và chất lượng nhằm đảm bảo khóe móng chân được lấy ra an toàn nhé.

Lê Hồng

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin