Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Dấu hiệu bệnh bướu cổ basedow thường gặp

Ngày 20/12/2018
Kích thước chữ

Nhiều người cho rằng bướu cổ basedow là bệnh lành tính nên chữa trị không đến nơi đến chốn. Nhưng nếu bệnh basedow không điều trị kịp thời sẽ gây biến chứng, có thể tử vong. Chúng ta cùng xem thêm những dấu hiệu bệnh bướu cổ basedow để có cách điều trị tốt nhất nhé!

Nhiều người cho rằng bướu cổ basedow là bệnh lành tính nên chữa trị không đến nơi đến chốn. Nhưng nếu không điều trị kịp thời sẽ gây biến chứng nguy hiểm sau này. Cùng xem thêm những dấu hiệu bệnh bướu cổ basedow để có cách điều trị tốt nhất nhé!

Bệnh Basedow là gì? Dấu hiệu bệnh bướu cổ basedow thường gặp

Bệnh Basedow hay còn gọi là bệnh Graves bệnh bướu cổ lồi mắt và bệnh Parry là tình trạng rối loạn hệ thống miễn dịch dẫn đến việc sản xuất quá nhiều hooc môn tuyến giáp (cường giáp). Mặc dù có nhiều bệnh lý có thể là nguyên nhân gây cường giáp nhưng Basedow được xem là nguyên nhân chính và phổ biến nhất hiện nay.

Dấu hiệu bệnh bướu cổ basedow thường gặpTheo nhiều người bướu cổ (basedow) là bệnh lành tính

Khi tuyến giáp ảnh hưởng đến một số bộ phận khác nhau của cơ thể con người, các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Basedow có thể không cố định, xảy ra trên diện rộng và ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của người bệnh.

Dấu hiệu bệnh bướu cổ basedow thường gặp. Theo lý thuyết thì bệnh Basedow có thể xuất hiện ở bất cứ ai, nhưng trên thực tế, nó thường xảy ra ở phụ nữ dưới 40 tuổi.

Hiện nay, việc điều trị bệnh Basedow xoay quanh điều chỉnh các loại hooc môn do tuyến giáp sản xuất và làm giảm bớt mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

Nguyên nhân gây bệnh Basedow là gì? Dấu hiệu bệnh bướu cổ basedow thường gặp

Bệnh Basedow xuất hiện là do các vấn đề trong hệ thống miễn dịch của cơ thể, nhưng y học hiện nay vẫn chưa thể lý giải chi tiết và chính xác nguyên nhân gây bệnh Basedow.

Đối với cơ thể người khỏe mạnh bình thường, hệ thống miễn dịch có trách nhiệm sản xuất kháng thể để chống lại virus, vi khuẩn hoặc các chất khác lạ khác không phù hợp hoặc gây hại cho sức khỏe con người.

Đối với người bị bệnh Basedow, vì những lý do chưa giải thích được, cơ thể người bệnh tạo ra các kháng thể chống lại một phần các tế bào thuộc tuyến giáp – tuyến sản xuất hooc môn ở cổ khiến cho tuyến này hoạt động không bình thường và sản xuất quá nhiều hooc môn tuyến giáp gây ra cường giáp.

Dấu hiệu bệnh bướu cổ basedow thường gặp 1Bệnh Basedow có thể xuất hiện ở bất cứ ai, nhưng trên thực tế, nó thường xảy ra ở phụ nữ dưới 40 tuổi

Dấu hiệu bệnh bướu cổ basedow thường gặp

Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của bệnh Basedow bao gồm:

  • Xuất hiện cảm giác lo lắng và khó chịu (bồn chồn trong người)
  • Một hoặc nhiều ngón tay run rẩy
  • Nhạy cảm với nhiệt độ, đổ mồ hôi nhiều hoặc da ấm nóng và thường xuyên ẩm ướt
  • Giảm cân mặc dù thói quen ăn uống vẫn bình thường
  • Mở rộng tuyến giáp (bướu cổ)
  • Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt
  • Rối loạn chức năng cương dương và giảm ham muốn tình dục
  • Thường xuyên có nhu cầu đi đại tiện
  • Mắt sưng phồng (triệu chứng của bệnh mắt Basedow)
  • Người mệt mỏi
  • Da dày, màu đỏ thường ở vùng chân hoặc bàn chân
  • Nhịp tim nhanh và không đều

Bệnh mắt Basedow

Dấu hiệu bệnh bướu cổ basedow thường gặp. Khoảng 30% số người mắc bệnh Basedow có một số dấu hiệu và triệu chứng trên mắt được gọi là bệnh mắt Basedow. Sự viêm nhiễm và các vấn đề của hệ thống miễn dịch ảnh hưởng đến cơ bắp và các mô xung quanh mắt của bạn.

Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Mắt sưng phồng
  • Cảm giác đau và nhức mắt
  • Nặng mắt
  • Mờ mí mắt hoặc co rút mí mắt
  • Mắt đỏ hoặc bị viêm
  • Mắt nhạy cảm với ánh sáng
  • Nhìn một hóa hai
  • Mất hoặc giảm thị lực

Bệnh lý da của Basedow

Dấu hiệu bệnh bướu cổ basedow không phổ biến của bệnh Basedow được gọi là bệnh lý da của Basedow. Da của người bị bệnh Basedow dày và đỏ lên đặc biệt tập trung trên vùng chân và bàn chân.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh Basedow

Dấu hiệu bệnh bướu cổ basedow thường gặp bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh Basedow, nhưng một số người có nguy cơ cao hơn bị bệnh này, thường là:

Dấu hiệu bệnh bướu cổ basedow thường gặp 2Bệnh Basedow xuất hiện là do các vấn đề trong hệ thống miễn dịch của cơ thể
  • Những người có tiền xử gia đình mắc bệnh Basedow
  • Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới
  • Những người dưới 40 tuổi
  • Những người đang có các vấn đề gây rối loạn hệ thống miễn dịch
  • Những người thường xuyên căng thẳng, stress cả về thể chất và tinh thần
  • Phụ nữ đang mang thai dễ mắc bệnh Basedow hơn bình thường
  • Hút thuốc lá cũng ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh Basedow.

Những biến chứng của bệnh Basedow

Các biến chứng do Basedow gây ra có thể bao gồm:

  • Theo các chuyên gia y tế, basedow (nhiễm độc giáp) có nhiều biến chứng rất nguy hiểm như lồi mắt ác tính (mù mắt), bướu cổ phình to, biến chứng tim, cơn cường giáp cấp.
  • Phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc bệnh Basedow cao hơn và gây ra việc sảy thai, sinh non, rối loạn chức năng tuyến giáp ở thai nhi, thai nhi phát triển kém, người mẹ bị suy tim và tiền sản giật.
  • Rối loạn tim mạch: Nếu không được điều trị, bệnh Basedow khiến người bệnh bị rối loạn nhịp tim, thay đổi cấu trúc và chức năng của cơ tim khiến cho tim không thể bơm máu đầy đủ cho cơ thể và gây suy tim.
  • Rối loạn giáp trạng: Là một biến chứng hiếm gặp, nhưng có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
  • Xương giòn: Basedow nếu không được điều trị có có thể dẫn đến loãng xương khiến xương giòn yếu.

Trên đây là những thông tin về dấu hiệu bệnh bướu cổ basedow thường gặp. Hi vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích nhất về căn bệnh này.

Thu Hà

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin