Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Dấu hiệu, nguyên nhân và phương pháp điều trị đau mắt trái

Ngày 29/03/2022
Kích thước chữ

Công nghệ ngày càng phát triển, mắt của chúng luôn phải điều tiết do phải thường xuyên tiếp xúc với các thiết bị điện tử, hóa chất, ô nhiễm môi trường khiến cho các bệnh về mắt ngày càng phổ biến. Đau mắt trái cũng là một trong số những bệnh gây đau nhức cho mắt, hãy cùng tìm hiểu lý do tại sao nhé.

Đau mắt trái là triệu chứng, bệnh lý mà rất nhiều người gặp phải trong cuộc sống hằng ngày. Nó không chỉ gây đau đớn, khó chịu mà còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đối với sức khỏe của bạn. Vậy đau mắt trái có dấu hiệu gì? Nguyên nhân và cách điều trị đau mắt trái ra sao? Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu đau mắt trái trong bài viết dưới đây nhé!

Những dấu hiệu khi bị đau mắt trái

Dấu hiệu, nguyên nhân và phương pháp điều trị đau mắt trái 1 Đau mắt trái tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm cho đôi mắt của bạn

Mọi sự thay đổi của đôi mắt đều là dấu hiệu của một bệnh lý hay một vấn đề nào đó mà người bệnh đang gặp phải. Những dấu hiệu này thường rất đơn giản, dễ nhận biết và rất dễ mắc phải trong cuộc sống hàng ngày như:

Đau mắt và nhức mỏi mắt

Tình trạng mỏi mắt hay đau nhức mắt trái, khô mắt là hiện tượng phổ biến, đây có thể là chứng rối loạn điều tiết, đặc biệt, do người bệnh thiếu ngủ lâu ngày hoặc sử dụng các thiết bị điện tử trong một thời gian dài cũng có thể khiến cho mắt không được nghỉ ngơi lúc đó sẽ gây ra tình trạng đau và nhức mỏi mắt có thể ở hai bên mắt hoặc đau mắt trái.

Nếu người bệnh cũng mắc phải chứng tăng nhãn áp thì tình trạng đau nhức mắt diễn ra nặng và lâu khỏi hơn. Trường hợp đau nhiều và trong một thời gian dài, kể cả khi nghỉ ngơi thì vẫn cần phải đến cơ sở y tế chuyên khoa về mắt gần nhất để thăm khám, chẩn đoán và có phương pháp xử lý đúng, kịp thời.

Mờ mắt

Mờ mắt là dấu hiệu có thể xảy ra với rất nhiều nguyên nhân khác nhau như rối loạn điều tiết, mắt có tật khúc xạ, đục thủy tinh thể tuổi già hay tăng nhãn áp hoặc viêm nhiễm tại mắt... Đây là một trong những dấu hiệu bất thường dễ nhận biết ở mắt nhưng chúng sẽ gây nguy hiểm, nếu thấy thị lực của mình bị suy giảm thì người bệnh cần đến ngay bệnh viện để thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Xuất hiện những đốm đỏ trong mắt

Nếu trong mắt bỗng nhiên xuất hiện những đốm đỏ thì rất có thể đó là những mạch máu li ti ở dưới kết mạc bị vỡ ra khi phải chịu một tác động nào đó đến mắt như phẫu thuật, va chạm... Bạn đừng quá lo lắng vì thông thường những đốm đỏ này sẽ tự tan ra khỏi mắt sau vài ngày hoặc 1 tuần.

Ngoài ra, việc xuất hiện những đốm đỏ trong mắt cũng có thể xảy ra ở những người mắc bị đau mắt đỏ, bệnh tiểu đường do lượng đường trong máu quá nhiều sẽ làm cho các mạch máu nhỏ ở mắt bị tắc nghẽn, sưng lên và bị vỡ ra. Nếu như không được xử lý kịp thì sẽ khiến cho thị lực của bệnh nhân suy giảm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến mắt.

Những nguyên nhân gây ra đau mắt trái

Dấu hiệu, nguyên nhân và phương pháp điều trị đau mắt trái 2 Đau mắt trái gây giảm thị lực đối với người mắc bệnh

Một số nguyên nhân quan trọng gây đau mắt trái cụ thể như:

Tăng nhãn áp

Tăng nhãn áp là một trong những nhóm bệnh lý ảnh hưởng đến đầu dây thần kinh của thị giác. Khi bệnh tiến triển mạn tính sẽ gây tổn hại thị lực, lõm teo đĩa thị và thường liên quan đến một tình trạng đó là nhãn áp cao. Lúc này bệnh nhân có thể cảm thấy mắt bị đau nhức đột ngột, dữ dội, các cơn đau lan lên tận đỉnh đầu. Nhãn cầu căng cứng làm cho mắt đỏ, mi sưng nề và chảy nước mắt. Nên mắt của bạn sẽ sợ ánh sáng, thị lực giảm nhanh chóng và thậm chí là mất hẳn. Kèm theo đó có thể là các dấu hiệu liên quan đến toàn thân như đau bụng, buồn nôn và vã mồ hôi…

Đau đầu Migraine

Đau đầu Migraine là tình trạng đau nửa đầu mà kèm theo triệu chứng co giãn bất thường của các mạch máu bên trong sọ não và ảnh hưởng nghiêm trọng đến mắt. Nếu có sự co thắt mạch máu ở vùng thái dương thì người bệnh sẽ bị đau nửa đầu ở bên có mạch máu đang bị co. Khi đó, cảm giác đau sẽ bắt đầu lan từ sau đầu qua thái dương và tới mắt. Đó chính là nguyên nhân gây đau mắt trái ở những người đang bị đau đầu Migraine.

Các yếu tố môi trường

Việc mắt phải tiếp xúc với không khí, ô nhiễm bẩn từ môi trường cũng ảnh hưởng nghiêm trọng tới mắt trái. Lúc này mắt của bạn sẽ bị mờ và xuất hiện những mảnh vật thể nhỏ trong mắt như các hạt bụi li ti, nếu tình trạng này diễn ra mà bạn chưa làm sạch được mắt sẽ dẫn đến đỏ mắt, gây ngứa, để lâu sẽ ảnh hưởng đến thị giác.

Phương pháp điều trị đau mắt trái mà bạn nên biết

Dấu hiệu, nguyên nhân và phương pháp điều trị đau mắt trái Điều trị đau mắt trái kịp thời tránh để xảy ra hậu quả nghiêm trọng

Để giúp cho đôi mắt của bạn luôn sáng khỏe thì bạn cần phải chủ động chăm sóc mỗi ngày bằng nhiều cách khác nhau:

  • Cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho đôi mắt nhờ từ chế độ ăn dinh dưỡng hàng ngày như vitamin A, vitamin C...
  • Khám mắt định kỳ 6 tháng 1 lần để kiểm tra theo dõi mắt.
  • Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử, máy tính, điện thoại trong thời gian dài.
  • Bảo vệ mắt khỏi những tác nhân gây hại, thường xuyên rửa tay trước khi chạm vào mắt, khi đi ngoài trời nắng cần phải đeo kính râm.
  • Hạn chế những tổn thương trực tiếp trong khi chơi thể thao.
  • Áp dụng các biện pháp chăm sóc, tập thể dục cho mắt để có thị lực tốt hơn.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về bệnh đau mắt trái. Rất hy vọng thông qua bài viết trên mọi người sẽ có cho mình thêm một vài kinh nghiệm liên quan đến mắt đặc biệt là đau mắt trái để từ đó có cách điều trị, tác động kịp thời.

Minh Thuý

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin