Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Mắt/
  4. Khô mắt

Khô mắt là gì? Nguyên nhân gây bệnh, phương pháp điều trị và nguyên tắc phòng ngừa

Bác sĩDương Bích Tuyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp tại Đại học Y Dược Cần Thơ và sở hữu chứng chỉ Chuyên khoa I - Y học gia đình tại Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Đồng thời có hơn 7 năm kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực khám sàng lọc tiêm chủng.

Xem thêm thông tin

Khô mắt là một vấn đề phổ biến và thường mãn tính, đặc biệt là ở người lớn tuổi. Khô mắt có thể xảy ra khi quá trình sản xuất và thoát nước mắt không cân bằng.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung khô mắt

Khô mắt là gì?

Khô mắt là một tình trạng phổ biến xảy ra khi nước mắt tiết ra không thể cung cấp đủ chất bôi trơn cho mắt. Khô mắt có thể xảy ra nếu không tiết đủ nước mắt hoặc tiết ra nước mắt kém chất lượng vì nhiều lý do. Sự không ổn định của nước mắt này dẫn đến viêm và tổn thương bề mặt của mắt.

Nếu bị khô mắt, mắt bệnh nhân có thể bị cay hoặc bỏng. Bệnh nhân có thể bị khô mắt trong một số trường hợp nhất định, chẳng hạn như trên máy bay, trong phòng máy lạnh, khi đi xe đạp hoặc sau khi nhìn vào màn hình máy tính trong vài giờ.

Triệu chứng khô mắt

Những dấu hiệu và triệu chứng của khô mắt

Một số dấu hiệu và triệu chứng bạn có thể gặp phải khi bị khô mắt:

  • Cảm giác châm chích, bỏng rát hoặc cộm ở mắt.
  • Chất nhầy có nhiều trong hoặc xung quanh mắt.
  • Nhạy cảm với ánh sáng.
  • Đỏ mắt.
  • Cảm giác có thứ gì đó trong.
  • Khó đeo kính áp tròng.
  • Khó khăn khi lái xe vào ban đêm.
  • Chảy nước mắt, là phản ứng của cơ thể đối với sự kích ứng của chứng khô mắt.
  • Nhìn mờ hoặc mỏi mắt.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh khô mắt

Nhiễm trùng mắt

Nước mắt bảo vệ bề mặt của mắt khỏi bị nhiễm trùng. Nếu không có đủ nước mắt, có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng mắt.

Tổn thương bề mặt của mắt

Nếu không được điều trị, tình trạng khô mắt nặng có thể dẫn đến viêm mắt, mài mòn bề mặt giác mạc, loét giác mạc và giảm thị lực.

Chất lượng cuộc sống giảm sút

Khô mắt có thể gây khó khăn khi thực hiện các hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như đọc sách.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân khô mắt

Nguyên nhân dẫn đến khô mắt

Khô mắt do nhiều nguyên nhân làm phá vỡ màng nước mắt lành. Màng nước mắt của bạn có ba lớp: Dầu béo, dịch nước và chất nhầy. Sự kết hợp này thường giữ cho bề mặt mắt được bôi trơn, láng mịn và rõ ràng. Các vấn đề với bất kỳ lớp nào trong số này có thể gây khô mắt.

Có nhiều lý do dẫn đến rối loạn chức năng màng nước mắt, bao gồm thay đổi hormone, bệnh tự miễn, tuyến mí mắt bị viêm hoặc bệnh mắt dị ứng. Đối với một số người, nguyên nhân gây khô mắt là do giảm tiết nước mắt hoặc tăng bốc hơi nước mắt.

Giảm sản xuất nước mắt

Khô mắt có thể xảy ra khi tuyến lệ không thể sản xuất đủ nước. Thuật ngữ y tế cho tình trạng này là bệnh viêm kết mạc giác mạc (Keratoconjunctivitis Sicca). Nguyên nhân phổ biến của việc giảm sản xuất nước mắt bao gồm:

  • Sự lão hóa.
  • Một số tình trạng bệnh lý bao gồm hội chứng Sjogren, bệnh mắt dị ứng, viêm khớp dạng thấp, lupus, xơ cứng bì, bệnh mảnh ghép chống ký chủ, bệnh sarcoidosis, rối loạn tuyến giáp hoặc thiếu vitamin A.
  • Một số loại thuốc, bao gồm thuốc kháng histamine, thuốc thông mũi, liệu pháp thay thế hormone, thuốc chống trầm cảm và thuốc điều trị tăng huyết áp, mụn trứng cá, ngừa thai và bệnh Parkinson.
  • Dị ứng dây thần kinh giác mạc do sử dụng kính áp tròng, tổn thương dây thần kinh hoặc do phẫu thuật mắt bằng tia laser, mặc dù các triệu chứng khô mắt liên quan đến thủ thuật này thường là tạm thời.

Tăng bốc hơi nước mắt

Màng dầu được tạo ra bởi các tuyến nhỏ trên rìa mí mắt (tuyến meibomian) có thể bị tắc nghẽn. Các tuyến meibomian bị tắc thường phổ biến hơn ở những người bị chứng rosacea (chứng đỏ mặt) hoặc các rối loạn da khác.

Các nguyên nhân phổ biến làm tăng bốc hơi nước mắt bao gồm:

  • Viêm bờ mi sau (rối loạn chức năng tuyến meibomian).
  • Chớp mắt ít thường xuyên, có xu hướng xảy ra với một số bệnh lý, như bệnh Parkinson; hoặc khi đang tập trung trong các hoạt động nhất định, chẳng hạn như khi đọc sách, lái xe hoặc làm việc trên máy tính.
  • Các vấn đề về mí mắt, chẳng hạn như da mí mắt gấp ra ngoài (ectropion) và lông mi mọc ngược vào trong (quặm).
  • Dị ứng mắt.
  • Chất bảo quản trong thuốc nhỏ mắt.
  • Gió, khói hoặc không khí khô.
  • Thiếu vitamin A.
Chia sẻ:
Nguồn tham khảo

Hỏi đáp (0 bình luận)