Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Dấu hiệu nhận biết thoái hóa cột sống khi mang thai và các lưu ý cần nhớ dành cho bà bầu

Ngày 21/03/2022
Kích thước chữ

Thoái hóa cột sống khi mang thai gây ra nhiều đau đớn cho mẹ bầu, ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe của họ. Các dấu hiệu để nhận biết bệnh là gì? Phương pháp giảm đau nhức do bệnh gây ra như thế nào?

Nội tiết tố thay đổi, tăng cân nhanh, chế độ dinh dưỡng,... đều là những nguyên nhân gây bệnh thoái hóa cột sống khi mang thai ở nhiều phụ nữ. Bệnh lý này tuy rằng không nguy hiểm nhưng lại gây ra nhiều cản trở trong sinh hoạt hàng ngày. Trong trường hợp bệnh tiến triển nặng sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé. Vậy làm thế nào để biết được mẹ bầu bị thoái hóa cột sống? Cách cải thiện triệu chứng bệnh như thế nào? Bà bầu nên lưu ý điều gì khi bị bệnh?

Nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa cột sống khi mang thai

Một số lý do dẫn đến tình trạng thoái hóa cột sống khi mang thai phổ biến:

Nội tiết tố bị thay đổi

Trong thời gian thay kỳ, các chị em phụ nữ sẽ gặp nhiều vấn đề về nội tiết tố. Các Hormone thay đổi thất thường để giúp cho cơ thể mẹ và bé hòa hợp với nhau. Chính sự thay đổi liên tục về nội tiết tố đã dẫn đến các chức năng ở một số cơ quan bị rối loạn, quá trình trao đổi chất bị ảnh hưởng ít nhiều.

Việc hấp thụ chất dinh dưỡng của mẹ cũng gặp nhiều cản trở. Điều này tác động đến sức khỏe của cơ xương khớp, nhất là vùng cột sống lưng và cổ. Tình trạng này kéo dài mà không được cải thiện sẽ dẫn đến thoái hóa cột sống khi mang thai.

Dấu hiệu nhận biết thoái hóa cột sống khi mang thai và các lưu ý cần nhớ dành cho bà bầu 1 Nội tiết tố thay đổi là một trong những nguyên nhân dẫn đến thoái hóa cột sống khi mang thai.

Tăng cân nhanh không kiểm soát

Mỗi ngày thai nhi sẽ lớn dần lên thông qua việc hấp thụ chất dinh dưỡng từ mẹ. Khi thai nhi tăng trưởng trong bụng người mẹ, cân nặng của bà bầu cũng sẽ tăng lên theo sự phát triển của bé. Từ đó, mẹ bầu sẽ tăng cân nhanh không kiểm soát, đặc biệt là ở những tháng cuối thai kỳ. Cân nặng tăng lên đột ngột sẽ gây áp lực cho cột sống. Lúc bấy giờ, cột sống phải “gồng sức” để gánh trọng lượng của cả cơ thể. Lâu dài sẽ khiến cột sống bị thoái hóa.

Chế độ dinh dưỡng của thai phụ

Trong thời gian mang thai, bạn không chỉ cần bổ sung dinh dưỡng cho bản thân mà còn nuôi dưỡng thai nhi trong bụng. Vì thế, nếu chế độ dinh dưỡng không đầy đủ sẽ dễ khiến bạn bị thiếu hụt Canxi, vitamin D. Tình trạng thiếu hai dưỡng chất thiết yếu này kéo dài sẽ dễ khiến cơ xương khớp bị yếu kém, cột sống thoái hóa dần.

Dấu hiệu nhận biết thoái hóa cột sống khi mang thai

Làm thế nào để biết được bản thân bị thoái hóa cột sống khi mang thai? Nếu như trong thời gian thai kỳ, mẹ bầu xuất hiện các dấu hiệu dưới đây, thì rất có thể bạn đang bị thoái hóa cột sống:

  • Cổ thường xuyên nhức mỏi, cứng nhắc, khó khăn khi xoay cổ hoặc quay đầu. Từ nhức mỏi cổ lan rộng sang nhức mỏi vai gáy. Tình trạng này kéo dài dẫn đến vẹo cổ, sái cổ.
  • Mẹ bầu bị đau nhức, ê ẩm ở vùng vai gáy, mảng sau đầu. Các cơn đau này sẽ từ từ lan dần sang toàn bộ mảng đầu bên phải.
  • Vào thời điểm buổi sáng khi vừa thức dậy, bạn bị cứng cổ do ngủ sai tư thế hoặc thời tiết thay đổi. Lúc này, bạn không thể di chuyển mà phải ngồi nghỉ một lúc mới vận động lại bình thường.
  • Khi hắt hơi hoặc ho sẽ khiến cơn đau ở các vị trí xung quanh cột sống đau nhức hơn.
Dấu hiệu nhận biết thoái hóa cột sống khi mang thai và các lưu ý cần nhớ dành cho bà bầu 2 Đau mỏi vai gáy thường xuyên, cứng cổ khi ngủ dậy, ê ẩm mảng sau đầu,... đều là những dấu hiệu thoái hóa cột sống khi mang thai.

Một số phương pháp cải thiện triệu chứng thoái hóa cột sống khi mang thai

Massage, bấm huyệt

Thường thì cột sống dễ bị thoái hóa ở hai vị trí là cổ và thắt lưng. Để cải thiện các triệu chứng khó chịu do thoái hóa cột sống gây ra khi mang thai, mẹ bầu có thể thực hiện massage nhẹ nhàng hoặc bấm huyệt ở vùng vai gáy, thắt lưng. Phương pháp này giúp cơ thể được thư giãn, hỗ trợ lưu thông máu, từ đó giảm đau nhức cơ xương khớp.

Xây dựng khẩu phần ăn uống khoa học

Trong thời gian thai kỳ, việc ăn uống không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho bạn mà còn cho cả bé. Chính vì thế, mẹ bầu nên chú ý xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, và nuôi dưỡng thai nhi phát triển khỏe mạnh. Bạn nên tăng cường thêm thực phẩm cung cấp nhiều khoáng chất cần thiết, đặc biệt là Canxi và vitamin D để khung xương chắc khỏe hơn.

Dấu hiệu nhận biết thoái hóa cột sống khi mang thai và các lưu ý cần nhớ dành cho bà bầu 3 Mẹ bầu nên xây dựng khẩu phần ăn đầy đủ dưỡng chất, tăng cường vitamin D và Canxi để phòng ngừa thoái hóa cột sống khi mang thai.

Tắm bằng nước ấm

Nước ấm có tác dụng thư giãn thần kinh, giải tỏa căng thẳng, tăng cường tuần hoàn máu. Vì thế, nếu bị thoái hóa cột sống khi mang thai, thì bạn có thể ngâm mình trong bồn hoặc tắm bằng nước ấm để giảm các triệu chứng đau nhức. Trong nước ấm bạn nên thêm một chút muối biển để tăng hiệu quả.

Một số lưu ý cần nhớ dành cho mẹ bầu

Tuy rằng tỷ lệ thoái hóa cột sống khi mang bầu không nhiều, nhưng nếu lỡ mắc bệnh thì mẹ bầu nên chú ý một số điều sau:

  • Tránh căng thẳng đầu óc dễ dẫn đến stress, trầm cảm. Hãy luôn giữ tinh thần luôn thoải mái, lạc quan.
  • Thường xuyên đi bộ, thực hiện tập các động tác nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe, giảm đau nhức cơ xương khớp.
  • Thiết lập chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh, khoa học.
  • Tăng cường thực phẩm giàu vitamin D và Canxi.
  • Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc trị thoái hóa cột sống mà phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Thoái hoá cột sống khi mang thai gây ra phiền toái không đáng có ở mẹ và bé, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của hai mẹ con. Vì thế, ngay khi có các dấu hiệu bệnh, bạn nên đi khám bác sĩ để có cách điều trị và cải thiện tình trạng bệnh. Hy vọng rằng qua các nội dung trong bài sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức sinh sản, bảo vệ sức khỏe của bản thân và thai nhi tốt hơn.

Bảo Vân

Nguồn: Tổng Hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Mang thai