Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đau hông khi mang thai là hiện tượng xảy ra khá phổ biến ở nhiều mẹ bầu do áp lực của tử cung đến chân và lưng. Vậy nguyên nhân nào khiến cho các mẹ bầu thường bị đau hông và phải làm sao để những triệu chứng đó suy giảm? Mời bạn đọc cùng theo dõi trong bài viết này.
Đau hông khi mang thai là tình trạng thường thấy khiến cho nhiều mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi. Cơn đau có thể xuất hiện ở vùng bên hoặc ở phía sau của vùng hông. Triệu chứng này cũng có thể xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào trong quá trình mang thai và mức độ đau cũng tùy thuộc vào thể trạng của mỗi người. Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.
Do sự phát triển của thai nhi ngày càng lớn nên phụ nữ mang thai thường xuyên gặp phải tình trạng đau hông vào 3 tháng cuối của thai kỳ. Đối với một số bà mẹ có thể trạng yếu sẽ có khung xương không tốt nên có thể sẽ bị đau hông ngay từ những tháng giữa thai kỳ và có xuất hiện kèm theo một số triệu chứng sau:
Relaxin là một loại hormone tăng trưởng nhanh chóng ở bên trong thai kỳ với chức năng làm nới lỏng các khớp để cho xương chậu của thai phụ được nới rộng ra nhằm hỗ trợ quá trình em bé chui qua khi chuyển dạ. Tuy nhiên, relaxin lại gây ra tác động xấu đến các khớp khác ở bên trong cơ thể của mẹ bầu, trong đó có khớp hông. Khi nới lỏng khớp ra sẽ làm cho dây thần kinh bị chèn ép, lúc này, khi xương di chuyển sẽ làm cho các mẹ bầu bị đau hông khi mang thai.
Khi trong quá trình mang thai, mẹ bầu thường có xu hướng tăng cân vào những tháng gần cuối thai kỳ do trọng lượng của thai nhi ngày càng tăng lên. Điều này gây ra áp lực lên xương và khớp khiến cho mẹ bầu dễ bị đau hông.
Khi bước vào giai đoạn giữa và cuối thai kỳ, em bé lớn lên nhiều sẽ khiến cho bụng của mẹ to ra và làm cho cơ thể mất cân bằng. Khi đứng lên, đi lại hoặc ngồi xuống, nếu như mẹ không cẩn thận và vận động sai tư thế sẽ khiến cho xương hông phải chịu áp lực nặng nề, từ đó gây ra cơn đau kéo dài.
Giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ có thể xuất hiện tình trạng loãng xương thoáng qua, làm suy giảm mật độ xương tạm thời ở phần trên của xương đùi. Điều này sẽ gây ra hiện tượng các cơn đau hông xuất hiện bất ngờ.
Hai dây thần kinh tọa ở bên trong cơ thể đều xuất phát từ vùng thắt lưng và nối xuống tới chân. Do đó, khi mang thai tử cung sẽ gây ra áp lực lên 2 dây thần kinh kèm theo cảm giác tê bì và đau ở một số bộ phận như đùi, mông, hông.
Hiện tượng đau dây chằng vòng gây ra tình trạng đau nhức tại hông, háng và vùng bụng khi em có có bất kỳ sự thay đổi nào về vị trí ở trong bụng.
Khi mẹ bầu bước vào giai đoạn của những tuần cuối thai kỳ, triệu chứng đau hông sẽ ngày càng tăng lên khiến cho mẹ bầu đi lại hoặc đứng lên ngồi xuống khó khăn hơn. Tuy nhiên, đau hông chỉ là hiện tượng bình thường và xảy ra phổ biến khi mang thai, không gây ảnh hưởng đến thai nhi mà chỉ gây khó chịu cho người mẹ.
Tuy nhiên đối với một số trường hợp, các mẹ hãy cẩn thận và đến ngay cơ sở bệnh viện nếu như xuất hiện các triệu chứng sau:
Gối bầu có tác dụng nâng đỡ toàn cơ thể của mẹ bầu, hỗ trợ điều chỉnh tư thế cho vùng bụng, chân và lưng để cho tư nằm ngủ được thoải mái hơn.
Khi tới gần ngày sinh đẻ, cụ thể là 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu nên lựa chọn theo tư thế ngủ nằm nghiêng về một bên, đầu gối cong và chân hơi co lại. Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể kê thêm gối ở dưới bụng và chân nhằm làm giảm áp lực lên hông giúp cho cơ thể cảm thấy thoải mái hơn.
Mẹ bầu có thể lựa chọn thư giãn bằng cách ngâm mình ở trong bồn nước ấm hoặc chườm túi nóng lên vùng hôm nhằm hỗ trợ giảm đau.
Yoga và pilates là hai bài thể dục có tác dụng giúp cho hông và lưng giảm đau nhanh chóng vì có khả năng kéo giãn cơ và xương chậu. Tuy nhiên, các mẹ chỉ nên lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng và phù hợp với mẹ bầu, hạn chế tập những bài yêu cầu vận động mạnh hoặc có tư thế phức tạp.
Hiện tượng đau hông khi mang thai sẽ ngày càng trở nên tồi tệ hơn nếu như mẹ bầu đi đứng và di chuyển nhiều lần trong ngày. Do đó, khi mang thai, các mẹ nên nghỉ ngơi thật nhiều để cơ thể được thoải mái và dễ chịu.
Phụ nữ khi mang thai có thể massage trước khi sinh để hạn chế tình trạng đau mỏi cơ thể xảy ra, giúp cơ được thư giãn và làm suy giảm căng thẳng khi mang bầu.
Trong quá trình mang thai, mẹ bầu phải đối mặt với nhiều sự biến đổi trong cơ thể và gây khó chịu đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Triệu chứng đau hông khi mang thai cũng không phải là ngoại lệ. Nhà thuốc Long Châu hy vọng những thông tin được cung cấp trong bài viết trên sẽ có ích đối với bạn đọc về những triệu chứng đau hông khi mang thai ở phụ nữ.
Tạ Quỳnh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.