Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Đau khớp tay phải, nguyên nhân và cách khắc phục bệnh

Ngày 05/03/2022
Kích thước chữ

Đau khớp tay phải tạo cảm giác đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng đến các hoạt động của con người. Bệnh đau khớp cho các bệnh lý trong cơ thể cũng như chấn thương, tác động từ ngoại cảnh.

Đau khớp tay phải xuất hiện ở nhiều lứa tuổi với các triệu chứng khác nhau. Vậy, bệnh đau khớp ở tay phải là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục ra sao, cùng giải mã vấn đề qua bài viết sau.

Đau khớp tay phải là gì?

Đau khớp xảy ra ở tay phải là tình trạng các khớp xương bị viêm nhiễm hoặc thoái hóa. Theo Hội thấp khớp học Việt Nam, viêm đau khớp là do rối loạn đặc trưng, ảnh hưởng đến các mô sụn ở khớp. Bệnh đau khớp có thể xảy ra ở nhiều người, không phân biết giới tính hay độ tuổi.

Đau khớp tay phải, nguyên nhân và cách khắc phục bệnh 1 Đau khớp tay phải do nhiều yếu tố gây nên

Tại sao bị đau khớp tay phải?

Các khớp hoạt động liên tục, vì thế, khi xuất hiện tình trạng đau khớp, cơn đau sẽ làm cản trở hoạt động của con người. Tình trạng đau khớp tay xảy ra có thể do các nguyên nhân như chấn thương, tác động ngoại cảnh hoặc bệnh mãn tính. 

Nguyên nhân bệnh lý 

Đau khớp tay là dấu hiệu của một số bệnh lý như:

  • Viêm khớp, thoái hóa khớp: Bệnh xảy ra khi sụn bị mòn, ảnh hưởng đến các khớp trên cơ thể. Từ đó gây cảm giác khó chịu, giảm khả năng vận động.
  • Viêm khớp dạng thấp: Các mô khỏe mạnh bị phá vỡ bởi hệ miễn dịch trong cơ thể. 
  • Viêm bao hoạt dịch: Bao hoạt dịch có tác dụng tạo lớp đệm cho các khớp, do đó, khi bao hoạt dịch bị viêm sẽ khiến cho vùng khớp sưng tấy và đau rát.

Nguyên nhân sinh lý

  • Chấn thương: Khi các khớp xương bị va chạm đột ngột, khi chơi thể thao với cường độ mạnh, liên tục sẽ khiến cho các khớp bị tổn thương, lâu dần hình thành bệnh viêm khớp.
  • Đặc thù công việc: Những công việc đòi hỏi phải hoạt động tay nhiều như thợ may, đánh đàn, vận động viên bóng rổ… sẽ dễ gây viêm ở các mô xung quanh khớp, đặc biệt là khớp cổ tay.

Đối tượng dễ mắc bệnh đau khớp tay phải

Bệnh đau khớp ở tay phải không kén chọn đối tượng. Bất kì ai cũng có thể mắc căn bệnh này, đặc biệt là người làm việc bằng tay phải như vận động viên thể thao, võ sĩ quyền anh, người ném bóng chày…

Đau khớp tay phải, nguyên nhân và cách khắc phục bệnh 2 Họa sĩ - một trong những nghề đặc thù, hoạt động tay nhiều

Những công việc đặc thù khác cũng có nguy cơ gặp phải tình trạng đau khớp như: Họa sĩ, đầu bếp, nhân viên văn phòng, thợ mộc. Tất cả xuất phát từ đặc trưng công việc, phải sử dụng các khớp tay nhiều.

Ngoài ra, đối với những người thuận tay trái, cơn đau có thể xuất hiện ở bên tay còn lại. Do công việc lặp đi lặp lại trong khoảng thời gian dài, dẫn đến tình trạng các khớp bị tổn thương. 

Dấu hiệu nhận biết đau khớp tay phải

Viêm đau khớp tay phải là tình trạng mòn sụn, rách, nứt, dãn nhóm gân co duỗi tại các khớp. Bệnh kèm theo các triệu chứng:

  • Đau khớp: Đau âm ỉ hoặc nhói lên khi cử động tay. Đặc biệt khi chạm vào vùng khớp tổn thương, bạn sẽ rất dễ nhận biết cơn đau.
  • Sưng khớp: Phần khớp tay bên phải bị sưng rõ rệt so với tay còn lại. Cảm giác nóng nhức xung quanh phần khớp, hoặc có thể chạy dọc cả cánh tay.
  • Cứng khớp: Hệ thống cơ xương bị xơ cứng khiến cho bệnh nhân khó khăn mỗi khi hoạt động nặng hoặc thực hiện các động tác hàng ngày như đánh răng, cầm nắm vật…

Đau khớp tay phải có nguy hiểm không?

Đau khớp do chấn thương thông thường thì chỉ cần nghỉ ngơi và sử dụng các biện pháp chăm sóc hợp lý là bệnh sẽ thuyên giảm. Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài và thường xuyên thì rất có thể đây là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm. Gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và hoạt động hàng ngày của người bệnh.

Trong trường hợp bệnh chuyển nặng, người bệnh có thể bị dị tật do các khớp sưng tấy lâu ngày. Tình trạng đau nhức kéo dài, gây khó khăn trong việc vận động và làm việc.

Đau khớp tay phải nên và không nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng cũng ảnh hưởng một phần lớn đến quá trình điều trị bệnh đau khớp. Việc lựa chọn các loại thực phẩm phù hợp giúp quá trình phục hồi trở nên nhanh chóng hơn.

Thực phẩm tốt cho việc điều trị bệnh đau khớp

Theo chuyên gia dinh dưỡng, quá trình khớp bị viêm sẽ cần rất nhiều dinh dưỡng giúp tái tạo và hoạt động bình thường. 

Đau khớp tay phải, nguyên nhân và cách khắc phục bệnh 3 Súp lơ tốt cho quá trình điều trị đau khớp tay

Để quá trình tái tạo các mô sụn diễn ra một cách nhanh chóng, nên bổ sung các thực phẩm chứa nhiều chất xơ như: cà rốt, cần tây, súp lơ,... Kết hợp với các loại trái cây chứa nhiều vitamin A, C và ngũ cốc nguyên cám…

Thực phẩm không tốt cho người trị bệnh đau khớp 

Người bệnh đau khớp cần kiêng những thực phẩm giàu cholesterol, thực phẩm có chất béo cao, hàm lượng đường lớn,… Bởi, các thực phẩm đó sẽ làm cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn và dễ tái phát.

Các cách điều trị đau khớp tay phải hiệu quả

Tùy vào mức độ của bệnh đau khớp sẽ có các phác đồ điều trị tương ứng.

  • Điều trị đau khớp tay bằng thuốc tây: Việc sử dụng thuốc tây theo liều lượng chỉ định sẽ giúp giảm cơn đau và kiểm soát các triệu chứng đi kèm.
  • Điều trị đau khớp bằng thuốc nam: Với nguyên liệu hoàn toàn từ tự nhiên, các bài thuốc nam giúp giảm các triệu chứng đau khớp một cách an toàn và không gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, bạn cần tìm hiểu kĩ thành phần có trong đơn thuốc để tránh xảy ra kích ứng.
  • Điều trị đau khớp tay bằng bài tập trị liệu: Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị, bệnh nhân cũng cần kết hợp các phương pháp tập luyện vật lí. Một số bài tập đơn giản như yoga, đi bộ,… 
  • Điều trị đau khớp bằng phẫu thuật: Phẫu thuật là phương pháp phức tạp, cần nhiều thời gian để hồi phục lại thể trạng ban đầu. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp này được đánh giá khá cao. 

Nói tóm lại, đau khớp tay phải là triệu chứng phổ biến do nhiều nguyên nhân. Bệnh có thể xảy ra do nguyên nhân sinh lý, hoặc cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, nếu bị đau khớp tay kéo dài, hãy đến các cơ sở ý tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Luôn theo dõi sức khỏe hàng ngày và không nên chủ quan khi gặp các triệu chứng về xương khớp.

Minh Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm