Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh viêm khớp dạng thấp là bệnh lý viêm khớp mạn tính xảy ra do rối loạn hệ miễn dịch. Nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời, bệnh có thể tiến triển nặng dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại viêm khớp dạng thấp thường gặp để có biện pháp kiểm soát hiệu quả nhé!
Viêm khớp dạng thấp (RA) là tình trạng viêm thường xảy ra tại các khớp. Bệnh không chỉ làm tổn thương và phá hủy hệ khớp mà còn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác trên cơ thể như mắt, phổi, tim, mạch máu và da. Tuy nhiên, không phải tất cả những trường hợp mắc viêm khớp dạng thấp đều có biểu hiện giống nhau. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu các loại viêm khớp dạng thấp thường gặp trong bài viết này nhé!
Viêm khớp dạng thấp còn được gọi với tên viêm đa khớp dạng thấp, là bệnh lý gây ra bởi sự rối loạn hệ miễn dịch khiến cơ thể tự tấn công vào các mô khớp - xương. Khác với các bệnh viêm xương khớp khác thường phát triển từ viêm và mòn xương khớp, viêm khớp dạng thấp tác động trực tiếp đến niêm mạc khớp, gây xói mòn và làm cho khớp bị biến dạng nghiêm trọng hơn.
Bệnh viêm khớp dạng thấp thường xảy ra ở người trưởng thành trong khoảng 20 - 40 tuổi. Có đến 75% người bị viêm khớp dạng thấp là phụ nữ, trong đó khoảng 1 - 3% phụ nữ sẽ phát triển viêm khớp dạng thấp vào một thời điểm nhất định nào đó trong cuộc đời. Phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 - 3 lần.
Một số triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp như đau và cứng khớp, sưng tấy, hạn chế di chuyển, mệt mỏi và cảm giác khó chịu. Tình trạng viêm và đau khớp có thể tấn công vào các khớp bàn tay và bàn chân, một số trường hợp gây viêm ở các cơ quan như mắt hoặc phổi.
Trong thực tế, bệnh viêm khớp dạng thấp có các triệu chứng tương tự như các bệnh xương khớp khác nên dễ gặp khó khăn trong việc chẩn đoán. Để chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng lâm sàng kết hợp với chụp X-quang và một số xét nghiệm khác.
Việc hiểu rõ các loại viêm khớp dạng thấp có thể mắc phải sẽ giúp người bệnh chủ động hơn trong việc chẩn đoán và bác sĩ sẽ đưa ra kế hoạch điều trị hiệu quả, tránh gặp những biến chứng nguy hiểm.
Nếu có kết quả xét nghiệm sắt huyết thanh dương tính với protein được gọi là yếu tố dạng thấp (RF) hoặc kháng thể hoặc anti-CCP (kháng thể peptit citrullin chống chu kỳ). Điều này có nghĩa rằng, cơ thể bạn đang có phản ứng miễn dịch với các mô bình thường.
Nếu trong gia đình có cha mẹ hoặc anh em có kết quả xét nghiệm dương tính với RF, thì nguy cơ tiến triển viêm khớp dạng thấp sẽ cao hơn gấp 4 lần. Theo thống kê, có khoảng 80% các trường hợp viêm khớp dạng thấp dương tính với RF.
Mặc dù có protein không đồng nghĩa với việc bạn bị viêm khớp dạng thấp. Nhưng nếu bị viêm khớp dạng thấp, xét nghiệm này có thể giúp bác sĩ đánh giá chính xác loại mà bạn mắc phải.
Nếu kết quả xét nghiệm sắt huyết thanh âm tính với RF và anti-CCP, thì vẫn có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, bác sĩ cần dựa vào các triệu chứng lâm sàng, chụp X-quang và một số xét nghiệm khác để có chẩn đoán chính xác nhất.
Trong thực tế, người có kết quả xét nghiệm máu âm tính với RF và anti-CCP thường sẽ mắc viêm khớp dạng thấp nhẹ hơn so với người có kết quả dương tính. Đồng thời, người có huyết thanh dương tính cũng có nhiều khả năng mắc các triệu chứng như đau nhiều hơn, có cục sưng dưới da, viêm mạch máu, vấn đề về phổi hoặc các bệnh khác như bệnh tim mạch. Ngoài ra, những người hút thuốc sẽ có nguy cơ cao bị viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính.
Nếu có kết quả âm tính nhưng vẫn có các triệu chứng viêm khớp dạng thấp, bạn có thể mắc một bệnh lý khác như viêm xương khớp, khi sụn trên xương bị mòn.
Đây là một trong các loại viêm khớp dạng thấp phổ biến nhất ở trẻ em dưới 17 tuổi. Triệu chứng này có thể tạm thời và kéo dài đến suốt đời, bao gồm viêm khớp, cứng và đau. Nếu bệnh tiến triển nặng, có thể gây viêm mắt và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Các bệnh tự miễn có nhiều triệu chứng đặc trưng nên rất khó chẩn đoán. Một số dạng rối loạn tự miễn khác thường bị nhầm lẫn với viêm khớp dạng thấp như đau cơ xơ hóa, lupus, bệnh lyme, hội chứng mệt mỏi mãn tính, bệnh thần kinh, đau thần kinh tọa, thiếu máu, suy giáp và trầm cảm.
Viêm khớp dạng thấp cũng có thể bị nhầm lẫn với viêm xương khớp, không phải là bệnh tự miễn dịch mà xảy ra do sự hao mòn của các khớp.
Viêm khớp dạng thấp là một tình trạng mãn tính và hiện chưa có thuốc điều trị dứt điểm. Mục tiêu của việc điều trị thường là giảm triệu chứng và giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng bệnh của mỗi người để đưa ra biện pháp hành động phù hợp và hiệu quả nhất.
Một số lựa chọn điều trị cho viêm khớp dạng thấp thường được áp dụng như:
Mặc dù nhiều trường hợp đáp ứng tốt với các phương pháp trên, nhưng bác sĩ thường sẽ chỉ định phẫu thuật đối với một số trường hợp nặng hoặc viêm khớp tổn thương khớp vĩnh viễn. Phẫu thuật thay khớp có thể giúp giảm đau do viêm và phục hồi chức năng cho các khớp.
Trên đây là bài viết tổng hợp các loại viêm khớp dạng thấp mà bạn có thể gặp. Từ đó giúp đưa ra phương pháp điều trị phù hợp và mang lại hiệu quả tốt.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.