Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Các loại đau khớp bạn có thể gặp và cách phân biệt

Ngày 12/05/2024
Kích thước chữ

Hầu hết các bệnh lý này đều có triệu chứng sưng đau ở khớp, hạn chế tầm vận động, biến dạng xương,... Việc phân biệt được các loại đau khớp bạn có thể gặp sẽ giúp đưa ra phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.

Đau khớp có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý cơ xương khớp khác nhau với triệu chứng đặc trưng đều gây sưng đau và viêm khớp. Các loại đau khớp thường được chia thành 5 nhóm chính gồm đau khớp dạng viêm, đau cơ xương mô mềm, đau dạng cơ học hoặc thoái hóa, đau lưng và các bệnh mô liên kết (CTD). Cùng Nhà thuốc Long châu tìm hiểu các loại đau khớp bạn có thể gặp và cách phân biệt trong bài viết này nhé!

Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là một trong những các loại đau khớp bạn có thể gặp do chấn thương hoặc ảnh hưởng từ quá trình lão hóa tự nhiên. Triệu chứng điển hình nhất của bệnh là cứng khớp (đặc biệt vào buổi sáng sau khi thức dậy hoặc sau khi nghỉ ngơi), đau và sưng khớp khi gắng sức.

cac-loai-dau-khop-ban-co-the-gap-va-cach-phan-biet-3.jpg
Thoái hóa khớp có thể xảy ra do chấn thương hoặc ảnh hưởng từ quá trình lão hóa tự nhiên

Tình trạng này thường có ảnh hưởng đến khớp gối và khớp háng. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị thoái hóa khớp bao gồm tổn thương ở xương hoặc mô trong sớm, tăng cân và sử dụng quá mức. Việc giữ cho cẳng chân và khối cơ lõi vững chắc có thể làm giảm áp lực trên các khớp này. Ngoài ra, phương pháp vật lý trị liệu cũng sẽ giúp ích rất nhiều trong việc khắc phục tình trạng này.

Viêm khớp dạng thấp là một trong các loại đau khớp bạn có thể gặp

Bệnh viêm khớp dạng thấp (RA) xảy ra do cơ chế tự bảo vệ của cơ thể có sự sai lệch. Lúc này, hệ miễn dịch tấn công nhầm vào các màng bao bọc các khớp gọi là bao hoạt dịch. Khi lớp màng này bị tổn thương và viêm sẽ sưng lên, lan đến các xương và sụn khớp, gây đau cứng khớp.

Thông thường, viêm khớp dạng thấp sẽ ảnh hưởng đồng thời cả hai bên (ví dụ như cả hai khớp gối). Trường hợp nếu bệnh diễn tiến nặng, người bệnh cần phải thay toàn bộ khớp để tránh gây biến dạng khớp.

Loãng xương

Ở người mắc bệnh loãng xương, mật độ xương và chất lượng xương bị giảm đi nhanh chóng. Điều này sẽ khiến cho xương dần dần yếu đi và có nguy cơ bị gãy xương ngay cả khi bị chấn thương nhẹ. Bệnh thường diễn tiến âm thầm và không có biểu hiện lâm sàng đặc trưng, nên nhiều người bệnh không phát hiện ra cho đến khi xương bị gãy hoặc biến dạng ở khu vực cột sống (vẹo, gù và giảm chiều cao).

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị loãng xương bao gồm giới tính, tuổi tác, tiền sử gia đình, lối sống và các loại thuốc có nguy cơ loãng xương.

Đau xơ cơ hóa

Người bị đau xơ cơ cũng là một trong các loại đau khớp bạn có thể gặp. Người bệnh thường sẽ cảm thấy đau mãn tính toàn thân, mệt mỏi, tâm trạng thay đổi và vấn đề về trí nhớ. Các cơn đau kéo dài và mệt mỏi sẽ khiến một số bệnh nhân bị lo âu và trầm cảm. 

cac-loai-dau-khop-ban-co-the-gap-va-cach-phan-biet-2.jpg
Các cơn đau kéo dài và mệt mỏi dễ khiến cho bệnh nhân cảm thấy lo âu và trầm cảm

Các nghiên cứu nghi ngờ rằng, sự phát triển của bệnh đau xơ cơ có liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe (đơn lẻ hoặc kết hợp), bao gồm stress và di truyền. Trong trường hợp này, nghỉ ngơi và hoạt động thể chất sẽ góp phần giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh.

Hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay là tình trạng xảy ra khi dây thần kinh giữa ống cổ tay bị chèn ép, gây cảm giác đau tay, tê tay và khả năng vận động bị suy giảm. Một số biểu hiện triệu chứng thường gặp như đau ở cổ tay hoặc bàn tay, tê bì ở các ngón tay hoặc có cảm giác như kiến bò. Trong một số trường hợp, người bệnh sẽ được chỉ định nẹp cổ tay để giúp cố định cổ tay hoặc phẫu thuật để giúp giảm áp lực lên dây thần kinh giữa.

Lupus ban đỏ

Lupus là bệnh tự miễn mãn tính có thể tác động đến nhiều cơ quan khác nhau, gây ra tình trạng sưng và đau khớp. Người bị bệnh lupus thường có biểu hiện mệt mỏi, nổi ban hình cánh bướm trên mặt và nhạy cảm với ánh sáng.

Hiện tại, nguyên nhân gây ra lupus vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã cho thấy mối liên quan với yếu tố di truyền mặc dù chưa xác định được thể gen cụ thể gây bệnh. Bệnh nhân có thể kiểm soát triệu chứng bằng cách sử dụng corticoid hoặc thuốc chống viêm. Ở trường hợp nặng, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc ức chế miễn dịch để tránh gây tổn thương cho các cơ quan.

Gai cột sống

Tình trạng này xảy ra do sự hình thành và phát triển của các gai xương ở điểm giao giữa các đốt sống, thường xuất hiện ở đốt sống cổ hoặc cột sống lưng. Tình trạng này thường diễn tiến từ chấn thương, thoái hóa cột sống, viêm cột sống mãn tính hoặc tích tụ canxi ở gân và dây chằng tiếp xúc với đốt sống.

Gai cột sống có thể gây cảm giác đau nhức, nhất là khi vận động. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, các gai xương có thể phát triển và chèn ép lên các dây thần kinh, gây cứng khớp, tê bì.

Thoát vị đĩa đệm

Tình trạng thoát vị đĩa đệm xảy ra khi nhân nhầy của đĩa đệm bị chệch ra khỏi vị trí bình thường, thậm chí có thể xuyên qua dây chằng và gây chèn ép lên rễ thần kinh. Nguyên nhân có thể do yếu tố di truyền, chấn thương, tư thế sai lệch hoặc quá trình thoái hóa, chấn thương.

cac-loai-dau-khop-ban-co-the-gap-va-cach-phan-biet-1.jpg
Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi nhân nhầy của đĩa đệm bị chệch ra khỏi vị trí bình thường

Thoát vị đĩa đệm thường gặp ở thắt lưng và cột sống cổ. Triệu chứng đặc trưng là các cơn đau âm ỉ kéo dài trong 1 - 2 tuần, mức độ và tần suất tăng dần theo thời gian, tê ở cánh tay, thắt lưng, vùng cổ lan đến vai, thậm chí có thể lan đến mông và chân.

Các đĩa đệm nhô ra khỏi cơ thể có thể khiến cho cột sống ngày càng suy yếu, dáng đứng thay đổi, vẹo cột sống và teo cơ.

Trên đây là bài viết tổng hợp các loại đau khớp bạn có thể gặp phổ biến hiện nay. Hy vọng sẽ giúp bạn có được những thông tin hữu ích để dễ dàng nhận diện và phân biệt các bệnh lý khác nhau nhé!

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin