Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Dạy bé biết cách làm chủ cảm xúc trong cuộc sống

Ngày 15/07/2020
Kích thước chữ

Thật ra nếu bạn đã muốn dạy con nói về cảm xúc, hiểu về các cảm xúc của mình và mọi người xung quanh thì không hề khó chút nào đâu. Chỉ cần các bậc phụ huynh nằm lòng các phương pháp dưới đây là chúng ta đã có thể nuôi con trưởng thành, tự tin.

Một trong sáu kỹ năng quan trọng mà cha mẹ cần huấn luyện cho con là dạy bé cách nói về cảm xúc. Bởi trẻ sẽ biết quan tâm, chia sẻ hơn khi biết cách biểu hiện cảm xúc của bản thân và hiểu được cảm xúc của người khác. Hơn nữa còn ít có khả năng gây tổn thương cho người khác.

Dạy con cách nhận biết các loại cảm xúc

Trẻ mầm non nên được cha mẹ dạy cho những từ đơn giản nói về cảm xúc như: vui, buồn, giận, sợ hãi… Đến khi khôn lớn hơn một chút thì có thể cho bé biết những từ phức tạp hơn như là: thất vọng, nhát gan, thất bại… Cùng con thảo luận về những cảm xúc của các nhân vật trong truyện hay phim cũng là một cách dạy cảm xúc cho bé vô cùng hiệu quả đã được các bậc phụ huynh áp dụng.

Bạn có thể tạm dừng để hỏi con cảm xúc hiện tại của nhân vật là gì? Sau đó tiếp tục thảo luận những cảm xúc khác nhau của các nhân vật khác và lý giải nguyên nhân vì sao? Nó không những giúp con hiểu được nhiều loại cảm xúc khác nhau, mà còn giúp bé biết cảm thông và chia sẻ. Nếu biết rằng xô người khác ngã xuống đất sẽ làm cho họ buồn và đau thì các bé cũng ít có khả năng làm điều này.

Dạy bé biết cách làm chủ cảm xúc trong cuộc sống 1Từ mẫu giáo chúng ta đã nên dạy con về những từ ngữ nói về cảm xúc đơn giản.

Tạo cơ hội để bé nói về cảm xúc

Làm thế nào để con sử dụng những từ nói về cảm xúc trong ngôn ngữ hằng ngày? Nếu bạn muốn dạy cho trẻ nhỏ biết cách diễn tả cảm xúc bản thân thì tốt nhất hãy chia sẻ cảm xúc với bé. Chẳng hạn như khi thấy thất vọng bởi con không nhường đồ chơi cho em thì có thể nói thẳng cho con biết.

Hoặc mỗi ngày chúng ta có thể hỏi bé: “Ngày hôm nay con thấy thế nào?” rồi cùng thảo luận về những cảm giác khác nhau. Hãy nói về những điều làm ảnh hưởng tới cảm xúc của con. Những cảm giác bên trong bé cũng rất quan trọng, bạn cũng đừng quên chỉ chúng ra để giúp các con hiểu được cảm xúc bản thân.

Dạy con cách đối phó với cảm xúc

Dạy bé cách thích hợp để đối phó với nhiều loại cảm xúc sẽ giúp bé giải tỏa tâm trạng, cũng như biết ứng xử chừng mực hơn. Con phải biết rằng tức giận không có nghĩa là phải đánh người khác. Các bé cần được học kỹ năng quản lý tức giận để giải quyết xung đột một cách hòa bình.

Nói về nó chính là một cách để đối phó với cảm xúc. Thế nên các bậc phụ huynh hãy khuyến khích và tạo cơ hội để bé sử dụng từ ngữ để nói về cảm xúc của mình. Chẳng những nó giúp con biết cách bày tỏ, lên tiếng khi bị người khác ức hiếp, hiểu lầm. Mà còn giúp tránh được những hành động nông nổi như la hét, trả thù.

Dạy con cách đối phó với cảm xúc buồn cũng rất quan trọng. Bởi thường khi buồn chán các bé hay có thói quen phô bày hành vi xấu hoặc hung dữ.

Dạy bé biết cách làm chủ cảm xúc trong cuộc sống 2Dạy con biết cách đối phó với cảm xúc tức giận.

Khen ngợi cách thể hiện cảm xúc đúng đắn, tích cực

Để tăng cường những hành vi tích cực của trẻ, chúng ta cần khen ngợi khi bé diễn đạt cảm xúc thành lời. Khen ngợi khi bé nỗ lực nói điều gì đó. Một cách tuyệt vời để củng cố thói quen lành mạnh này là khen thưởng. Chẳng hạn như cộng điểm hoặc thưởng khi bé biết dùng lời nói đối phó với cảm xúc giận dữ, thay vì đập phá hay hung dữ.

Tạo mô hình hành vi lành mạnh

Dạy cảm xúc cho bé cũng giống với dạy những kỹ năng khác, như dạy giáo dục giới tính chẳng hạn. Điều quan trọng nhất chính là mô hình lành mạnh để bé noi theo. Nếu bạn muốn con dùng lời nói để đối phó với cảm giác tức giận, nhưng lại ném điện thoại và la hét khi cáu kỉnh thì lời nói sẽ mất hết trọng lượng.

Dạy bé biết cách làm chủ cảm xúc trong cuộc sống 3Cha mẹ không nên nổi nóng rồi la hét trước mặt con

 Hướng dẫn bé đối phó với tức giận bằng cách: hít thở sâu, hoặc nói câu gì đó để giải tỏa cơn tức nhưng không xúc phạm người khác. Chúng ta nên thường xuyên cùng con chia sẻ các kỹ năng lành mạnh để đối phó với cảm xúc tức giận.

Thụy Anh

 

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm